Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 7 năm 2009

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 7 năm 2009

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

 2. Kĩ năng: Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

 3. Thái độ: Tự hào về cảnh đẹp đất nước. Chăm học để góp phần vào xây dựng tương lai đất nước.

 

doc 34 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 7 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: ( Từ ngày 5 / 10 đến ngày 9 / 10 / 2009)
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tập đọc: Tiết 13
 Trung thu độc lập
 (Thép Mới)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
 2. Kĩ năng: Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
 3. Thái độ: Tự hào về cảnh đẹp đất nước. Chăm học để góp phần vào xây dựng tương lai đất nước.
 II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn luyện đọc.
HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát- kt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
 HS: Đọc bài "Chị em tôi" nêu ý nghĩa.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Sử dụng tranh giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
GV: Hướng dẫn đọc
HS: 1 em đọc toàn bài, chia đoạn
HS: 3 học sinh nối tiếp nhau đọc
GV: Nghe sửa - giải nghĩa từ: Trại, trăng ngàn, nông trường (SGK)
HS: Đọc bài theo nhóm. 2 nhóm đọc trước lớp.
GV: Đọc mẫu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HS: Đọc đoạn 1
CH: Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
GV: G. từ: Trung thu độc lập (sgk)
CH: Trăng thu độc lập có gì đẹp?
CH: Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
HS: Nêu ý 1-Vài em nhắc lại
HS: Đọc thầm đoạn 2
CH: Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
GV: Giảng từ: Cao thẳm.
CH: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
HS: Nêu ý 2- Vài em nhắc lại
HS: 1 em đọc Đ. 3 – lớp đọc thầm
CH: Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
CH: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? H tự nêu.
HS: Nêu ý 3 – Vài em nhắc lại
HS: Nêu ý chính bài- Vài em nhắc lại
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
HS: 3 Học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn. Nêu cách đọc.
GV: Treo bảng, hướng dẫn.
HS: Luyện đọc theo cặp. 3 em thi đọc trước lớp - Lớp bình chọn.
GV: Nhận xét cho điểm.
2P
10P
10P
7P
- 3 đoạn
+ Đ 1: Đêm naycủa các em.
+ Đ 2: Anh nhìn trăngvui tươi.
+ Đ 3: Phần còn lại.
-Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông, tự do, độc lập.
-Trăng ngàn và ... trăng soi sáng ... trăng vằng vặc... khắp các TP, làng mạc, núi rừng.
*ý1: Cảnh đẹp dưới đêm trăng trung thu độc lập
- Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ; cao thẳm; rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn; vui tươi.
- Rất cao và xanh.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại,giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
*ý2: Ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Có nhà máy thuỷ điện; có những con tàu lớn. Có nhiều điều trong hiện thực vượt quá cả ước mơ của anh.
VD: Có giàn khoan dầu khí; có xa lộ to lớn; khu phố hiện đại; vô tuyến truyền hình; máy vi tính....
*ý3: Lời chúc của anh chiến sĩ
với thiếu nhi
Nội dung: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ  đầu tiên của đất nước.
4. Củng cố: (2P)
 HS: Bài văn cho thấy t/c của anh chiến sỹ với các em ntn? (Tình thương yêu các em nhỏ đất nước.)
GV: Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà xem trước bài "Vương quốc tương lai".
 ..........................................................................................
 Toán : Tiết 29
Phép cộng
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: Cách thực hiện phép cộng không nhớ và có nhớ.
2. Kĩ năng: Thực hành làm tính cộng.
3. Thái độ: GD HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu BT.4
 HS: SGK
III. hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Nêu giá trị chữ số 8 trong số: 548762 và 420683.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Củng cố cách thực hiện phép cộng
GV: Ghi ví dụ lên bảng.
HS: Đọc phép tính
HS: 1 em lên bảng làm, lớp làm nháp.
GV: Muốn tính được tổng của phép tính trên em làm ntn?
HS: Nêu miệng cách thực hiện phép cộng?
CH: Nêu thành phần tên gọi của phép tính?
CH: Em có nhận xét gì về phép tính trên?
GV: Nêu ví dụ 2. Hướng dẫn 
HS: Nêu miệng cách thực hiện.
CH: Phép tính trên có đặc điểm gì khác so với VD1?
CH: Qua 2 VD muốn tính tổng của 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
HS: 4 em nhắc lại.
Hoạt động 3: Thực hành
HS: Nêu cách thực hiện phép cộng.
Làm bảng con
GV: Nhận xét chữa bài
GV: Hướng dẫn tương tự.
HS: Làm vào vở ( Mỗi dãy làm 2 phép tính.)- 3 em lên chữa bài – Lớp nhận xét.
GV: Chữa bài
GV: Hướng dẫn giải.
HS: Làm vào vở ; 1 em lên bảng chữa bài
GV: Chấm bài, nhận xét.
GV: Hướng dẫn hs làm bài.
HS: Nêu tên gọi thành phần chưa biết; Cách tìm số bị trừ, tìm số hạng chưa biết. Lớp làm vào PBT . 2 hs lên bảng chữa bài 
GV: Nhận xét cho điểm.
1P
10P
18P
Ví dụ 1: 48352 + 21026 = ?
+ Đặt tính:
+ Cộng theo thứ tự từ phải đ trái.
+
 48352
 21026
 69378
- Số hạng + số hạng = tổng
- Đây là phép tính cộng không nhớ
VD2: 367859 + 541728 = ? 
 367859
 541728
 909587
 - Đây là phép cộng có nhớ.
- Đặt tính, sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện phép cộng. 
Bài số 1(39): Đặt tính rồi tính
 4682 5247 2968
 2305 2741 6524
 6987 7988 9492 .......
Bài số 2 (39): Tính
a, 4685 + 2347 = 7032
 6094 + 8566 = 14660
 57696 + 814 = 58510
b, 186954 + 247436 = 434390
 514625 + 82398 = 597023
 793575 + 6425 = 800 000
Bài số 3 (39) 
Giải
Số cây huyện đó trồng là:
325164 + 60830 = 385994 (cây)
 Đáp số: 385994 cây.
Bài số 4 (39) (HS K-G)
a. x - 363 = 975
 x = 975 + 363
 x = 1338
b.207 + x = 815
 x = 815 - 207
 x = 608 
4. Củng cố: (2P)
CH: Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào?
GV: Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: (1P) Về nhà làm bài: 2(a); 3(b) tr.39
 ..........................................................................................
Khoa học: Tiết 13
Phòng bệnh béo phì
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học hs có thể: Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
2. Kĩ năng: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
 3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ cân đối với người béo phì.
 II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Phiếu học tập (HĐ 1)- trang 28, 29 SGK.
HS: SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
.GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 	
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
GV: Phát phiếu học tập.HD,Chianhóm.
HS: Thảo luận nhóm. Cho đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Kết luận
1P
10P
(4P)
+ Câu 1 (b)
+ Câu 2 phần 1 (d)
+ Câu 2 phần 2 (d)
+ Câu 2 phần 3 (c)
CH: Một em bé được xem là béo phì khi nào?
CH: Bệnh béo phì có tác hại gì?
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Nguyên nhân và cách
8P
- Cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%
- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú và cằm.
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
+ Mất sự thoải mái trong cuộc sống.
+Giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt, mắc bệnh tim mạch
phòng bệnh béo phì.
GV:Yêu cầu hs QS hình vẽsgk,TLCH.
CH: Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
CH: Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
GV: Kết luận.
HS: Nhiều hs nhắc lại
Hoạt động 4: Đóng vai.
GV: Hướng dẫn hs thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm và đưa ra tình huống. Đại diện các nhóm trình bày theo phân vai. Lớp nhận xét - góp ý cùng thảo luận cho cách ứng xử đó.
10P
(5p)
-
KL: Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì.
-Cần ăn uống hợp lí,rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện thể dục thể thao.
VD: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu của bệnh béo phì. Sau khi học xong bài này nếu là Lan bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ bạn có thể làm gì để giúp em mình.
 4. Củng cố: (2P)
CH: Em biết thêm điều gì mới qua tiết học? (Ăn quá nhiều gây nên béo phì)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
 .............................................................................................
Âm nhạc: 
Đ/c Linh dạy
 ...............................................................................................
Lịch sử: Tiết 7
Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền
lãnh đạo (năm 938)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Sau bài học học sinh có thể: Nêu được nguyên nhân, diễn biến của trận Bạch Đằng. Hiểu và nêu được ý nghĩa của trần Bạch Đằng đối 
với lịch sử dân tộc
2. Kĩ năng: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng.
3. Thái độ: HS tự hào về lịch sử nước nhà.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập. Hình minh hoạ (SGK)
HS: Tìm hiểu tên phố, đường, đền thờ hoặc địa danh.
 III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa ntn?( Sau hơn 200 nămduy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.)
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Cho hs QS tranh sgk - Giới thiệu
Hoạt động 2: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
GV: Cho hs đọc SGK - TLCH
CH: Ngô Quyền là người ở đâu?
CH: Ông là người như thế nào?
CH: Ông là con rể của ai?
GV: Kết luận
Hoạt động 3: Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng
HS: Đọc SGK - TLCH
CH: Vì sao có trận Bạch Đằng?
GV: Kết luận
Hoạt động 4: Diễn biến trận đánh
GV: Phát phiếu-Hướng dẫn, chia nhóm.
HS: Đọc sách giáo khoa và TLCH trong phiếu.
CH: Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
CH: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
CH: Khi nước thuỷ triều lên che lấp các cọc gỗ Ngô Quyền đã làm gì?
CH: Khi thuỷ triều xuống quân ta làm gì?
CH: Kết quả của trận Bạch Đằng?
HS: Đại diện nhóm lên thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng. Nhóm khác bổ sung.
GV: Kết luận.
 Hoạt động 5: ý nghĩa của trận Bạch Đằng:
CH: Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền làm gì?
CH: Chiến thắng Bạch Đằng và việc NQ xưng vương có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta?
GV: Kết luận.
2P
5P
8P
9P
5P
-Là người ở Đường ... 
 .............................................................................................
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm2009.
 Toán: Tiết 33
Tính chất giao hoán của phép nhân
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 2. Kĩ năng: áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ: GD HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ kẻ bảng phần bài học
HS: Bút dạ
III. Hoạt động dạy và học:
 1. ổn định tổ chức: (1P) 
 2. Kiểm tra bài cũ : (3P)
HS: 2 hs lên bảng tính giá trị của biểu thức a + b là 1245, tính b nếu:
	+, a = 789 thì a + b = 1245 = 789 + b ị b = 1245 - 789 = 456
	+, a = 456 ị 456 + b = 1245 ị b = 1245 - 456 ị b = 789
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng
GV: Treo bảng ghi sẵn nội dung và cho hs lên bảng thực hiện.
HS: Tính giá trị của biểu thức 
a + b; b + a
1P
11P
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
CH: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a theo từng cột.
- Giá trị của biểu thức a + b và 
b + a theo từng cột đều bằng nhau.
CH: Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn ntn so với giá trị của biểu thức 
b + a?
- Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.
CH: Ta có biểu thức tổng quát ntn?
CH: Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b cho nhau thì được tổng nào?
a + b = b + a
- Được tổng b + a
CH: Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng có thay đổi không?
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng đó vẫn không thay đổi.
GV: Kết luận
HS: Nêu ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Hướng dẫn hs làm bài
16P
Bài số 1(43)
HS: Nhẩm và nêu kết quả tính
468 + 379 = 847
379 + 468 = 847 ...
CH: Vì sao em không cần tính mà điền được ngay kết quả?
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng đó không thay đổi.
Bài số 2 (43)
CH: Bài tập yêu cầu gì?
GV: Làm mẫu
48 + 12 = 12 + ...
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
CH: Em viết gì vào chỗ chấm trên? Vì sao?
- Viết số 48 + 12 = 12 + 48 vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
HS: Nêu miệng phần còn lại - lớp nhận xét.
a. 65 + 279 = 279 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b. m + n = n + m ...
Bài số 3 (43)
CH: Muốn điền được dấu thích hợp em làm ntn?
HS: Nêu cách làm - Làm bài vào vở
GV: Chấm chữa bài.
2975 + 4017 < 4017 + 3000
2975 + 4017 > 4017 + 2900
4. Củng cố: (2P)
HS: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.( Khi đổi chỗ các số hạng... tổng đó không thay đổi)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1P)	
 Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau
 ...............................................................................................
Tập làm văn: Tiết 14
Luyện tập phát triển câu chuyện
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian để phát triển câu chuyện
2. Kĩ năng: Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
3. Thái độ: GD hs yêu thích môn học
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Viết sẵn đề bài và các gợi ý.
HS : Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện "Vào nghề".
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: H. dẫn làm bài tập.
GV: Chép đề	
HS: Học sinh đọc đề bài.
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
HS: Đọc 3 gợi ý
GV: Hướng dẫn làm bài.
HS: Nêu những ý chính. Kể chuyện trong nhóm. Đại diện nhóm thi kể chuyện. Lớp nghe và nhận xét.
 CH: Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước?
1P
28P
Đề bài: Trong giấc mơ mình gặp bà tiên (trong hoàn cảnh nào) cho ba điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian
+ Em gặp bà tiên trong giấc ngủ trưa, em mơ thấy mình đang mót thóc....
+Bà thấy em mồ hôi nhễ nhại......
CH: Em thực hiện những điều ước ntn?
CH: Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Em không dùng phí 1 điều ước nào?....
- Rất tiếc vì đó chỉ là 1 giấc mơ.
4. Củng cố: (2P)
CH: Thế nào là văn kể chuyện? (K/c là kể lại một chuỗi sự việc...)
GV: Nhận xét giờ học.
5 .Dặn dò: (1P) Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Khoa học: Tiết 12
Phòng một số bệnh lây qua đường 
tiêu hoá
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Sau bài học H có thể: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận biết được mối nguy hiểm của các bệnh này. Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 2. Kĩ năng: Phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa
 3. Thái độ: GD HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình trang 30, 31 SGK.
HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: (1P) 
 2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Nêu nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì? (N2 : Do ăn quá nhiều vận động quá ít ... . Cách phòng: Ăn uống hợp lí...thể dục thể thao)
GV: Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 CH: Trong lớp đã từng có bạn nào bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
HS: Phát biểu.
1P
10P
- H nêu
CH: Khi đó em sẽ cảm thấy như thế nào?
CH: Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết:
- Lo lắng; khó chịu; mệt; đau...
- Tả, lị...
GV: Kể 1 số triệu chứng của 1 số bệnh.
CH: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? Lây từ đâu?
GV: Kết luận.
- Có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, chúng đều lây qua đường ăn uống.
Hoạt động 3: Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
HS: Quan sát tranh hình tr 30, 31 SGK. Chỉ và nói về nội dung của từng hình. Lớp nhận xét bổ sung
10P
CH: Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
GV: Kết luận
- Ăn quà bánh bán rong - không vệ sinh, uống nước lã.
KL: Ăn uống không hợp vệ sinh bị đau bụng đi ngoài....
CH: Việc làm nào của bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
GV: Kết luận
KL: Không ăn thức ăn bị ôi thiu, uống nước lã đun sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đổ rác đúng nơi quy định để phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Hoạt động 4: Vẽ tranh cổ động 
GV: Hướng dẫn - Chia nhóm 4
HS: Làm việc theo nhóm. Các nhóm trình bày sản phẩm. Lớp nhận xét - bổ sung.
GV: Đánh giá
8P7
 4. Củng cố: (2P)
 Ch: Em biết điều gì mới qua bài học? ( Nguyên nhân và cách phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa)
GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1P)
 VN ôn bài + Chuẩn bị bài 15.
 ......................................................................................................
Mĩ thuật:
Đ/ c Nguyễn Thị Ngà dạy
 .......................................................................................................
Kĩ thuật Tiết 6
Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi
khâu thường
 I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được cách ghép hai mép vải bằng mũi khâu. Nắm được các thao tác khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
2. Kĩ năng: Thực hành thao tác khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện KN khâu thường để áp dụng vào c/s.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải.
HS: Vật liệu và các dụng cụ cần thiết.
 III. Các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ : (2P)
HS: Nêu thao tác khâu thường? (Thực hiện tư phải sang trái...theo đường dấu) 
GV: Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét mẫu.
GV: Trưng mẫu lên bảng 
HS: Quan sát vật mẫu. Nhận xét các đường khâu.
1P
13P
- Đường khâu và các mũi khâu cách đều nhau, mặt phải 2 mảnh vải úp vào nhau, đường khâu ở mặt trái
CH: Đường khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm nào?
- Đường ráp của tay áo, cổ áo,... túi đựng, áo gối
Hoạt động 3: Thao tác kỹ thuật
15P
GV: Cho H quan sát H1, 2, 3 (sgk)
HS: Nêu thao tác vạch dấu. Nêu cách khâu lược.
HS: Nêu - 1 H lên thực hiện: Khâu ghép 2 mép vải bằng cách khâu thường. lớp nhận xét- bổ sung
CH: Khi khâu phải lưu ý đặc điểm gì?
- Sau mỗi lần rút kim , kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp.
HS: Thực hiện lại (2hs)
CH: Nêu cách khâu ghép 2 mép vải bằng cách khâu thường?
HS: Nhắc lại ghi nhớ.
 Ghi nhớ: ...Thực hiện theo 3 bước
+ Vạch dấu đường khâu trên mặt trái mảnh vải.
+ Khâu lược ghép 2 mảnh vải.
+ khâu thường theo đường dấu.
- Trước khi khâu lược úp hai mặt vào nhau. Đường khâu được thực hiện trên mặt trái của mảnh vải.
4. Củng cố: (2P)
 HS: Nêu cách khâu ghép 2 mép vải bằng cách khâu thường.
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà tập khâu đ chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
=======================*****==========================
Sinh hoạt: Nhận xét tuần 7
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc