Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Tuần 28 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Tuần 28 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

TIẾT 2

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan đến học sinh ).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -SGK Đạo đức 4.

-Một số biển báo giao thông.

-Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Tuần 28 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 200
Ngày dạy :....../......../ 20.....
Tuần: 28
 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG 
Tiết 28 
Tiết 1
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có Liên quan tới học sinh ) 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông .
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	-SGK Đạo đức 4.
-Một số biển báo giao thông. 
-Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp :
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1,2 HS trả lời câu hỏi sau: 
+Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người đang gặp những khó khăm, hoạn nạn.
+Hãy kể lại những việc mà em đã góp phần tham gia vào các hoạt động nhân đạo.
-GV nhận xét - đánh giá. 
3/Dạy – học bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
-Bài học hôm nay giúp các em hiểu được: 
+Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. 
+HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông.
+HS biết tham gia giao thông an toàn. Qua bài : Tôn trọng luật giao thông.
-GV ghi tựa bài dạy lên bảng lớp.
b)Các hoạt động dạy - Học bài mới:
@Hoạt động 1: Thảo luận nhóm : (thông tin trang 40, SGK):
-GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân , hậu quả của tai nạn giao thông cách tham gia giao thông an toàn.
-GV kết luận : 
+Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết , bị thương , bị tàn tật, xe bị hỏng , giao thông ngừng trệ. ) 
+Tai nạn giao thông xảy ra nhiều nguyên nhân : do thiên tai ( bão lụt, động đất , sạt lở núi,. ) nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông. ) 
+Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
@Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 1, SGK ) 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
+ Nội dung bức tranh nói về điều gì? 
+ Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? 
+ Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông? 
-Cho các nhóm thảo luận. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-GV kết luận: 
Những việc làm trong tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5 , 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
@Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập 2, SGK)
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
-GV kết luận: 
+Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
+Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. 
-GV mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động nối tiếp : 
-Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại , ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. 
-Các nhóm chuẩn bị bài tập 4, SGK. 
4.Củng cố:
Qua bài này giúp các em hiểu được điều gì?
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
5 Dặn dò:
-Về nhà học bài. Chuẩn bị Bài 13 tiết 2 “Tôn trọng luật giao thông” ( tt ).
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1, 2 HS trả lời, cả lớp lắng nghe , nhận xét. 
- Học sinh lắng nghe.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
-Các nhóm thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
+ Đại diện nhóm học sinh trình bày ý sau :
+Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết , bị thương , bị tàn tật, xe bị hỏng , giao thông ngừng trệ. ) 
+Tai nạn giao thông xảy ra nhiều nguyên nhân : do thiên tai ( bão lụt, động đất , sạt lở núi,. ) nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông. ) 
+Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
-Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: 
+ Những việc làm trong tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. 
+ Những việc làm trong các tranh 1, 5 , 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông.
-Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS cả lớp trao đổi tranh luận.
-HS nêu lại ý chính như sau : 
+ Những việc làm trong tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5 , 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông
-HS dự đoán kết quả của từng tình huống.Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi nhận xét. 
-Lắng nghe. 
+Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
+Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. 
-1-2 HS đọc theo yêu cầu. 
- Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. 
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi của giáo viên .
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .. 
==============T]T===============
Ngày soạn :....../......../ 20.....
Ngày dạy :....../......../ 20.....
Tuần: 29
 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
TIẾT: 29
TIẾT 2 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan đến học sinh ).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	-SGK Đạo đức 4.
-Một số biển báo giao thông. 
-Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp :
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 vài HS trả lời các câu hỏi sau:
+Kể lại một số nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. 
+Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông 
3/Dạy – học bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
-Để giúp các em khắc sâu kiến thức bài học của tiết học trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành tiết 2 bài: Tôn trọng Luật Giao thông.
-GV ghi tựa bài dạy lên bảng lớp.
b)Các hoạt động dạy - Học bài mới: 
@Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
-GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông ( khi GV giơ lên ) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được một điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng. 
-GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi. 
-GV cùng HS đánh giá kết quả. 
@Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( bài tập 3 SGK)
-GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống . 
-GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận: 
a.Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện mọi lúc , mọi nơi. 
b.Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm. 
c.Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng. 
d.Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp đỡ người bị nạn. 
đ.Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông. 
e.Khuyên các bạn không được đi dưới lòng lề đường vì rất nguy hiểm.
@Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4, SGK ) 
-GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS
Kết luận chung
-Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. 
Hoạt động tiếp nối: 
-Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 
-Tổ chức diễn đàn học sinh với Luật giao thông “ ( nếu có điều kiện).
4.Củng cố: 
- Gọi Học sinh nêu lại ý chính của bài .
+ Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. 
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
5 Dặn dò:
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài 14 “ Bảo vệ môi trường”
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1 – 2 HS trả lời câu hỏi .HS cả lớp lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
-HS lắng nghe hướng dẫn GV và chơi trò chơi . 
+ HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông ( khi GV giơ lên ) và nói ý nghĩa của biển báo.
-HS thảo luận tìm cách giải quyết .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận cả lớp nhận xét , bổ sung .
a.Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện mọi lúc , mọi nơi. 
b.Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm. 
c.Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng. 
d.Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp đỡ người bị nạn. 
đ.Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông. 
e.Khuyên các bạn không được đi dưới lòng lề đường vì rất nguy hiểm.
- Học sinh lắng nghe . 
- Học sinh lắng nghe . 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả điều tra . Cả lớp nhận xét. 
-- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi của giáo viên .
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
==============T]T==============
Ngày soạn:......./......../20.......
Ngày dạy:........./......../20.......
TUẦN: 30
Bài 14 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
( Tích hợp MT Toàn phần )
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT .
- Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT .
- Tham gia BVMT ở nhà , ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
Ä Tích hợp môi trường : 
Giáo dục học sinh sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của học sinh . 
Những việc học sinh cần làm để BVMT ở nhà , ở lớp học , trường học và nơi công công .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	-SGK Đạo đức 4.
-Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
-Phiếu giao việc. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp :
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọ ... +Nhà em ở ngay khu tập thể, đã 10 giờ đêm em liền vặn ti vi nhỏ lại. 
+Em và các bạn em tổ chức đá bóng ở mặt đường.
+Khi thấy ông bà, cha mẹ nghỉ trưa, em và bạn em liền nói chuyện nhỏ và đi lại rất nhẹ nhàng.
+Qua những biểu hiện trên, em rút ra bài học gì?
 4. Củng cố, dặn dò
+ Gọi học sinh nêu lại những ý chính của bài .
+ Nhận xét tiết học , biểu dương học sinh tham gia xây dựng bài học tốt .
+ Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết học sau .
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 03 HS lên bảng thực hiện trả lời theo yêu cầu của Giáo viên
+ 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
-Hs lắng nghe 
+Đường đi, trường học, công viên, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, thư viện,
+Sẽ làm phiền đến người khác, sẽ gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xả rác, khạc nhổ bừa bãi.hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe
+Lê Nin nói đến lượt ai thì người đó cắt, phải theo thứ tự chứ rồi Lê-nin ngồi chờ đến lượt mình.
+Cho biết Lê-nin đã giữ đúng trật tự nơi công cộng, mặc dù ông là một vị chủ tịch nước.
- Lớp chú ý lắng nghe
+Em không chen lấn vào mua mà nép vào một bên chờ. Có người nhường cho em mua trước nhưng em nói chưa đến lượt, rồi em kiên trì chờ đến lượt mình.
+Em Mai biết giữ trật tự nơi đông người, không chen lấn vào mua trước.
- Hs lắng nghe
-Hs nêu cách giải quyết.
+ 02 Học sinh nêu lại ý chính : 
- Lê-nin , em Mai là những tấm gương sáng trong việc thực hiện nếp sống giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mà ta cần noi theo
+Sai, vì làm như thế sẽ mất vệ sinh lớp học, làm bẩn phòng học.
+Sai, vì làm bẩn đường, làm mất vẻ đẹp của mặt đường. 
+Đúng, vì không gây mất trật tự, không gây tiếng ồn, trong lúc mọi người đang nghỉ ngơi.
+Sai, vì làm như vậy dễ gây tai nạn cho mình và cho người đi đường.
+Đúng, vì em biết tôn trọng giờ nghỉ trưa của mọi người.
+Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi cộng cộng là ta đã thực hiện nếp sống mới, nếp sống của một xã hội văn minh.
+ Học sinh nêu ý chính bài và lắng nghe Giáo viên nhận xét . đánh giá tiết học .
===========&&&===========
Ngày soạn:......./......../20.......
Ngày dạy:........./......../20.......
TUẦN: 33
THAM QUAN – DU LỊCH
TIẾT 2 
I.Mục tiêu
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên chuẩn bị l số bức ảnh khổ lớn những lần du lịch biển Vũng Tàu và Long Hải .
Tranh phóng to cảnh bải biển sưu tầm trong tạp chí 
III.Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng”
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về chủ đề tham quan - du lịch , để khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
-Giáo viên ghi tựa
b.Hướng dẫn 
+ Ở địa phương ta có những địa điểm tham du lịch?
+Các em đã đến những nơi này bao giờ chưa?
+Đến tham quan cảnh biển Vũng Tàu và Long Hải em thấy những gì?
+Khi đi tham quan cảnh biển Vũng Tàu em phải chuẩn bị những gì?
-Giáo viên : Khi đi tham quan du lịch mà nhất là tham quan cảnh biển, ta cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, nước uống và quần áo để tắm.
+Khi tắm biển ta cần chú ý điều gì?
+Khi tổ chức ăn uống ở những bãi biển, ta cần chú ý điều gì?
+Ngoài những điều cần lưu ý trên, ta còn phải làm gì khi đi lại trên bãi biển?
-Giáo viên kết luận : Khi đi tham quan, du lịch trên bãi biển, không những ta chuẩn bị chu đáo các đồ ăn, thức uống cần thiết cho bản thân mà ta cần phải tránh không đùa nghịch, chơi các học sinh chơi nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh.
4.Củng cố, dặn dò
+ Gọi học sinh nêu lại những ý chính của bài .
+ Nhận xét tiết học , biểu dương học sinh tham gia xây dựng bài học tốt .
+ Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết học sau .-
Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
-Hs tự do phát biểu 
+Bãi biển Vũng Tàu và Bãi biển Long Hải .
+ Khi đi tham quan du lịch mà nhất là tham quan cảnh biển, ta cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, nước uống và quần áo để tắm.
+Khi đi ra đến biển em cảm thấy thoải mái; có gió biển thổi rất mát, có sóng biển nhấp nhô.
-Có ý thức giữ vệ sinh khi ăn uống ở những bãi biển, không được xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+Cần chuẩn bị lều trại, đồ ăn, nước uống, quần áo bơi, quần áo TDTT và các đồ dùng chơi TDTT.
+Chỉ tắm khi có người lớn tắm cùng, tắm đúng nơi quy định. Không được tự ý vượt ra khỏi vùng qui định.
+Khi ăn uống , ta không được xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+Không được chen lấn nơi đông người; Không nên bốc cát trên bãi biển ném vào nhau, vì làm như thế cát sẽ văng vào mắt gây ra nguy hiểm cho bản thân. 
+ 02 Học sinh nhắc lại ý chính .
+ Học sinh nêu ý chính bài và lắng nghe Giáo viên nhận xét . đánh giá tiết học .
===========&&&===========
Ngày soạn:......./......../20.......
Ngày dạy:........./......../20.......
THAM QUAN – DU LỊCH 
(tiếp theo)
TUẦN: 34
TIẾT 3 
 I.Mục tiêu :
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên chuẩn bị l số bức ảnh khổ lớn những lần du lịch Hồ Cốc - suối nước nóng Bình Châu .
II.Hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan biển Vũng Tàu ”
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Để giúp các em nắm vững những việc cần làm khi đi chơi xa, hôm nay Cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em về chủ đề “Tham quan du lịch”
-Giáo viên ghi tựa
 b.Hướng dẫn 
+ Ở xã Bình Châu có địa điểm du lịch nào?
+Tại sao gọi là “Suối nước nóng”?
+Em có nhận xét gì về khu du lịch này?
+ Khi đi tham quan nơi này em cần chuẩn bị những gì?
-Giáo viên : Khi đi tham quan cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên ta cần chuẩn bị đồ ăn,thức uống. Ngoài ra ta cần giữ vệ sinh chung, giữ gìn khung cảnh thiên nhiên hiếm có.
4.Củng cố dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài học
-Về nhà áp dụng những điều đã học và chuẩn bị tiết sau “Ôn tập”
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Suối nước nóng Bình Châu - Hồ Cốc
+Vì nơi này có những hồ nước nóng tự nhiên, nguồn nước nóng từ dưới lòng đất.
+Ở đây khí hậu dễ chịu, có rừng cây bạt ngàn, có những con thú quí hiếm lạ.
+Cần giữ vệ sinh chung, không được nghịch phá cây cối, không được đánh phá các con vật nuôi.
-Hs lắng nghe
+ Học sinh nêu ý chính bài và lắng nghe Giáo viên nhận xét . đánh giá tiết học .
===========&&&===========
Ngày soạn:......./......../20.......
Ngày dạy:........./......../20.......
THỰC HÀNH KĨ NĂNG 
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
TUẦN: 35
I.Mục tiêu 
-Giúp Hs nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Đồ dùng dạy học 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho Hs thực hành.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan du lịch”
+Khi đi tham quan du lịch, ta cần chuẩn bị những gì?
+Khi đi tham quan du lịch ta cần chú ý điều gì?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a.Giới thiệu: Hôm nay Cô hướng dẫn các em về một số kĩ năng đã học qua bài “Thực hành kĩ năng học kì II và cuối năm’.
-Giáo viên ghi tựa
b.Hướng dẫn
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
+Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm.
+Ta cần làm những gì để tham gia các hoạt động nhân đạo?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
-Giáo viên cho Hs tự bốc thăm biển báo và nói ý nghĩa của biển báo đó.
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
Ø Bày tỏ ý kiến 
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Làm ruộng bậc thang có lợi gì?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
 4.Củng cố, dặn dò
+ Gọi học sinh nêu lại những ý chính của bài .
+ Nhận xét tiết học , biểu dương học sinh tham gia xây dựng bài học tốt .
+ Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết học sau .
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 03 HS lên bảng thực hiện trả lời theo yêu cầu của Giáo viên
+ 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
+Các bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, Tôn trọng luật giao thông, Bảo vệ môi trường.
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có Hs đi qua,biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải bảo vệ cây xanh.
+Đó là ý thức trách nhiệm của mọi người, không trừ riêng ai.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Đúng, vì đó là tiết kiệm nước, đỡ tốn tiền, lãng phí nước.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.
 -Hs lắng nghe
+ Học sinh nêu ý chính bài và lắng nghe Giáo viên nhận xét . đánh giá tiết học .
===========&&&===========
 Duyệt của Ban Giám Hiệu Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn 
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
..	..
Ngày ......Tháng.......Năm 200....	 Ngày ......Tháng.......Năm 200....
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 4+5

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_dao_duc_lop_4_tuan_28_den_35_nguyen_thi_thu_thuy.doc