Bài giảng Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)

Bài giảng Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. Mục đích - yêu cầu:

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng, biết nghỉ hỏi sau dấu câu.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

 - Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới, nghĩa câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Rút ra lời khuyên từ câu chuyện: "Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công".

 - Giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại cho học sinh.

II. Phương pháp dạy học:

 Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận, luyện tập thực hành.

III. Công việc chuẩn bị:

 Tranh minh hoạ, SGK, Bảng phụ.

IV. Các hoạt động dạy học:

 

doc 73 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2&3: Tập đọc (2 tiết)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng, biết nghỉ hỏi sau dấu câu.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới, nghĩa câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Rút ra lời khuyên từ câu chuyện: "Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công".
 - Giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại cho học sinh.
II. Phương pháp dạy học:
	Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận, luyện tập thực hành.
III. Công việc chuẩn bị:
	Tranh minh hoạ, SGK, Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức 
2. Mở đầu.
 GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt II - Tập 1
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc đoạn 1 và 2:
 - T: Đọc mẫu.
 - HD HS đọc kết hợp nghĩa từ
 - Đọc từng câu
 - Đọc từng đoạn
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
 - Thi đọc giữa các nhóm
GV nhận xét, chính xác hoá
c. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1và 2
 - Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
 - Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
 - Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?
 - Cậu bé có tin bà cụ mài thỏi sắt thành kim không? Vì sao?
HS mở mục lục đọc tên mục sách đó.
- HS chú ý lắng nghe
- Một HS đọc chú giải SGK
- HS nối tiếp đọc từng câu, đọc đúng: nắn nót, nguệch ngoạc.
- H đọc ngắt nghỉ hỏi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- H đọc theo nhóm đôi.
- Thi đua giữa các nhóm.
+ Chữ nguyệch ngoạc
+ Mải miết mài thỏi sắt làm kim
HS suy nghĩ trả lời.
Nhận xét, bổ sung
Tiết 2
d. Luyện đọc đoạn 3 và 4:
 - Đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
 - Lớp đọc đồng thanh.
e. HD tìm hiểu đoạn 3 và 4:
 - Bà cụ giảng giải như thế nào? 
 - Em bé có tin không? Vì sao?
 - Câu chuyện khuyên em điều gì?
g. Luyện đọc lại bài
 - Tổ chức cho H thi đua đọc lại bài
 - H đọc theo vai
4. Củng cố - dặn dò.
- Em thích ai trong chuyện? Vì sao?
- HD VN chuẩn bị bài sau
- H đọc nối nhau.
- H nối tiếp nhau đọc.
- Lần lượt H trong nhóm đọc.
- Thi đua đọc.
- Đọc đồng thanh một lượt.
+ Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày cháu thành tài.
+ Cậu bé có tin bà cụ nên cậu mới quay về nhà học bài và học hành chăm chỉ.
+ Kiên trì, nhẫn nại và không được ngại khó ...
Chia lớp thành nhiều nhóm, thi đọc phân vai
Bình chọn cá nhân đọc hay.
- Em thích nhất bà cụ , vì bà đã cho cậu bé tính kiên trì nhẫn nại/ vì bà cụ là gười nhẫn nại, kiên trì. 
HS trả lời câu hỏi, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4	Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục đích yêu cầu:
 Giúp học sinh củng cố về:
 - Viết các số từ 0 đến 100. Thứ tự của các số.
 - Số có 1, 2 chữ số.
 - Số liền trước của một số; Số liền sau của một số.
II. Phương pháp dạy học:
Phương pháp đàm thoại. Luyện tập thực hành.
III. Công việc chuẩn bị:
	GV: Một bảng ô vuông như bài tập 2 (SGK).
	HS: SGK, vở bài tập.
VI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ặ 1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi bảng 
HĐ2: Ôn tập các số trong phạm vi 10
Bài 1: Nêu tiếp các số có một chữ số?
 0, 1, 2, ...
 - Viết số bé nhất có một chữ số?
 - Số lớn nhất có một chữ số?
- Có bao nhiêu số có một chữ số? Kể tên các số đó? 
- Số 10 là số có mấy chữ số?
GV nhận xét, chính xác hoá.
HĐ3: Ôn tập các số có 2 chữ số:
Bài 2: Nêu tiếp các số có 2 chữ số?
 10, 11, ...
- Viết số bé nhất có 2 chữ số?
- Viết số lớn nhất có 2 chữ số?
HĐ4: Ôn tập về số liền trước và số liền sau:
Bài 3:
 GV ghi bảng: ..., 34, ...
 - Yêu cầu HS viết số liền trước số 34
 - Yêu cầu HS viết số liền sau số 34
HĐ5: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
GV hướng dẫn cách chơI, đưa ra luật chơi:
- HS nêu đúng được điểm 10.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- HDVN: Chuẩn bị bài sau.
HS mở sách làm BT
HS nêu:
 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
HS đọc đồng thanh các có một chữ số
HS viết bảng con: 0
 9
HS nêu: Có 10 số có một chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 
Là số có hai chữ số 
HS nêu và điền bảng
 12, 13, ..., 99.
- Đọc lại các số đó
- HS viết 10
- HS viết 99
+ HS viết và đọc 33.
+ HS viết và đọc 35.
- HS tự làm tiếp BT3 vào vở.
- GV nhận xét, chữa chung.
- HS tổ 2 đưa ra một số.
- HS tổ 1 nêu số liền trước.
- HS tổ 3 nêu số liền sau.
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1	Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾP)
 I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
 - Củng cố về: đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. 
 Phân tích các số theo chục và đơn vị.
 - Giáo dục học sinh lòng say mê môn học.
III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, luyện tập thực hành.
II. Công việc chuẩn bị:
	- Kẻ sẵn bảng như bài 1 (SGK)
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Có bao nhiêu số có một chữ số? Đó là các số nào?
- HS nêu.
- Số nào lớn nhấtcó một chữ số, số nào bé nhất có một chữ số?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số 9, số bé nhất là số 0
- Viết số liền trước số 11?
- Viết số liền sau số 39? 
HS viết, đọc lại số.
 Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài và ghi bảng 
 HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - Số có 8 chục 5 đơn vị viết như thế nào? Đọc số đó?
- HS viết, đọc lại số
Nhận xét, bổ sung
- YC HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài. 
HS làm, 3 HS chữa bài miệng 
GV nhận xét , chính xác hoá
Bài 2: 
Yêu cầu học sinh tự làm rồi chữa bài
- Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47 
theo mẫu : 57 = 50 + 7
- 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị. 
- HS làm phần còn lại theo mẫu
- 3 HS lên bảng chữa bài. 
GV nhận xét , chính xác hoá.
Bài 3: 
 - Bài toán yêu cầu gì?
+ Điền dấu >, <, = vào chỗ thích hợp.
 72 ... 70
72 > 70 vì cùng chữ số hàng chục và2 > 0
- GV nhận xét, chính xác hoá
HS tự làm tiếp phần còn lại, chữa chung
Bài 4:
 - Viết các số: 33, 54, 45, 28
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé
- HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Các số từ bé đến lớn: 28, 33, 45, 54.
+ Các số từ lớn đến bé: 54, 45, 33, 28.
 HĐ3: Tổ chức trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng"
- T nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- GV nhận xét, đánh giá xem các em 
chơi đúng cách, đúng luật chơi.
- HS chơi trò chơi, làm bài tập 4.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Hướng dẫn học sinh về nhà, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
+
Rèn kĩ năng nói:
-
Học sinh kể lại được từng đoạn, cả câu chuyện.
-
Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi lời kể phù hợp với nội dung chuyện.
+
Rèn kĩ năng nghe.
-
Tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét và đánh giá lời bạn, biết kể tiếp lời kể của bạn.
-
Giáo dục lòng say mê môn học.
II. Phương pháp dạy học:
	- Trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành. 
III. Công việc chuẩn bị:
	GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ 
	HS: GSK.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài.
 GV g/thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện
+) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh để nói lên được nội dung tranh.
- HS quan sát từng tranh, nêu nội dung từng bức tranh.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh bằng lời kể của mình trong nhóm.
- HS kể bằng lời kể của mình trước lớp. 
- HS kể, HS dưới lớp lắng nghe.
- Nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, thể hiện, giọng kể
- Nhận xét.
+) Kể toàn bộ câu chuyện.
 - Cho HS chỉ định HS kể toàn bộ câu c chuyện.
 - HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- 4 HS lên bảng kể toàn bộ câu chuyện
- HS kể nối tiếp nhau, lớp theo dõi
- Nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung và tổng kết
+) Phân vai dựng lại câu chuyện:
- GV phân vai cho học sinh dựng lại toàn bộ câu chuyện.
- 4 HS nhận vai truyện, thể hiện trước lớp theo đúng lời kể của nhân vật.
- Lớp chú ý theo dõi, nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương: Bình chọn nhóm kể hay, hấp dẫn nhất.
- Biểu dương trước lớp
- HS bình chọn.
4. Củng cố - dặn dò.
 - GV tổng kết, nhận xét tiết học.
- HS nêu lại nội dung chính câu chuyện.
 - Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện
 - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Chính tả (tập chép)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS: 
 - Rèn kĩ năng viết chính tả, chép lại chính xác đoạn trong bài: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
 - Bài viết chữ hoa đầu câu, đầu đoạn.
 - Củng cố quy tắc viết c/k.
 - Học bảng chữ cái, điền đúng các chữ cái, thuộc tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
III. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành.
II. Công việc chuẩn bị:	Bảng phụ 
IV. Các hoạt động dạy họcchủ yếu :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng
HĐ2. Hướng dẫn tập chép 
+ Hướng dẫn chuẩn bị.
- T đọc đoạn chép, treo đoạn chép lên bảng.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc lại.
- Đoạn chép có mấy câu?
+  2 câu
- Chép từ đâu đến đâu?
+ Có công mài sắt ...
- Đoạn này là lời của ai?
+  Lời bà cụ
- Bà cụ nói gì?
+  Kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng thành công.
- Câu cuối đoạn chép có dấu gì?
+  Có dấu chấm.
- Chữ đầu câu phải viết như thế nào?
+  Phải viết hoa.
- Cho HS chép bài vào vở.
- Chấm điểm, chữa bài.
- HS nhìn và chép bài.
+ Nhận xét: Nội dung, chữ viết, cách trình bày bài
- HS soát bài, chữa lỗi ...
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống c/k?
... im khâu; ... ậu bé
- HS nêu lại yêu cầu bài tập
- HS tự làm
... iên nhẫn; bà ... ụ
- Chữa bài
Bài 3:- Viết vào vở những chữ còn thiếu trong bảng.
- Học thuộc lòng 9 chữ cái. 
- HS viết tiếp
- Chữa bài
- HS đọc 9 chữ cái
GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Tuyên dương những em viết đẹp, làm đúng bài tập.
- Hướng dẫn về nhà:  ... tn?
- Cho HS thao tác trên que tính rồi thông báo kết quả.
HĐ3: Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tín
HĐ4: Luyện tập thực hành
Bài 1: Cho HS tự làm vở
 Yêu cầu HS nói thêm vào cách thực hiện một vài phép tính.
HS nêu kết quả
Lớp nhận xét
Thực hiện phép cộng 28 + 5
28 + 5 = 33 que tính
1 HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện
Nêu cách đặt tính:
 28 * 8 cộng 5 bằng 13, 
 5 viết 3, nhớ 1 
 33 * 2 thêm 1 bằng 3, 
 viết 3 
HS nhắc lại.
Mỗi số 41, 43, 47, 25 là kết quả của của phép tính nào?
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
 Cho HS nhẩm kết quả rồi lên bảng nối phép tính với kết quả tìm được.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
 Gọi 1 HS tóm tắt, giải bài toán, chữa bài
 Bài 4: Yêu cầu HS vẽ độ dài đoạn thẳng dài 5cm, đổi chéo vở để kiểm tra kết quả cho nhau.
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
HS đọc đề bài, tóm tắt, giải, lên bảng chữa
Bài giải
Cả gà và vịt có tất cả là:
18 + 5 = 23 ( con)
 Đáp số : 23 con.
Chính tả (Nghe viết)
TRÊN CHIẾC BÈ
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Viết chính xác một đoạn trong bài "Trên chiếc bè". Biết trình bày bài.
 - Củng cố quy tắc viết chính tả với iê/yê. Làm đúng bài tập.
 - GD HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Phương pháp dạy học.
	Đàm thoại, luyệt tập thực hành.
III. Công việc chuẩn bị.
	Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Viết bảng: viên phấn, niên học, yên lặng.
GV nhận xét , chữa chung
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn nghe viết
 Dế Mèn và Dễ Trũi rủ nhau đi đâu? Đội bạn đi bằng gì?
 Bài chính tả có chữ nào viết hoa?
 Viết từ khó
 Đọc cho HS viết bài
 Thu vở chấm bài
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Tìm 3 tiếng có vần yê/iê
Điền r/d/gi?
Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết và nháp
Lớp nhận xét bài bạn 
Đi ngao du thiên hạ
Ghép 3, 4 lá bèo lại thành chiếc bè
Trên, tôi, Dế Trũi, Chúng
Viết bảng con: Dế Trũi, ngao
HS viết bài, soát lỗi
Bảng con: riêng, khiêng
Làm vở: ăn giỗ, giỗ tổ, dòng nước, ròng rã
Tập làm văn
CẢM ƠN - XIN LỖI
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
Biết nói 3 câu về nội dung bức tranh. Viết điều cần nói thành một đoạn văn.
II. Phương pháp dạy học.
III. Công việc chuẩn bị:
	SGK, Vở BTTV, tranh SGK
IV. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Kể lại câu chuyện "Gọi bạn" theo tranh
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS làm miệng
Em nói ntn khi bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa?
 GV nhận xét,khen HS biết nói lời lịch sự
GV cho HS tiến hành tương tự như các tình huống còn lại.
Bài 2 : HD HS làm tương tự như bài tập 1
GV nhận xét , bổ sung
Bài 3: Kể lại sự việc bằng 3, 4 câu
Treo tranh
Khi nhận được quà , bạn nhỏ phải nói ntn?
YC HS dùng lời nói của mình kể lại ND bức tranh này , có sử dụng lời nói cảm ơn.
 GV nhận xét, bổ sung
Bài 4: Viết bài
 Nhớ những điều vừa nói, viết vào vở
 Nghe, nhận xét, cho điểm
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học
HS phải thực hiện nói lời cảm ơn , xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày 
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
Đọc yêu cầu bài
Nhiều HS trả lời : Cảm ơn bạn!Bạn thật tốt, nếu không có bạn thì mình ướt hết rồi!,
VD : Cô giáo cho em mượn quyển sách. 
Em cảm ơn cô ạ!,
Trình bày (nhận xét)
Em lỡ bước , giẫm chân vào bạn: Ôi! Tớ xin lỗi !;Tớ xin lỗi,tớ không cố ý !,
Em mải chơi quyên mất lời mẹ dặn: Con xin lỗi mẹ ạ!; Con xin lỗi mẹ , lần sau con không thế nữa!
HS quan sát và nêu ND tranh:
Bạn phải nói lời cảm ơn.
Hướng dẫn thảo luận nhóm đôi
Từng cặp thực hành nói lời xin lỗi .
Làm BT
Nhiều HS đọc bài viết của mình
	SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN
I. Mục đích - yêu cầu.
	- HS nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần, trong tháng về nề nếp và về học tập.
Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tháng tới, tuần tới.
II. Phương pháp dạy học: 
 Thảo luận 
III. Công việc chuẩn bị: 
ND sinh hoạt.
IV.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ tiết học
Kiểm điểm nề nếp trong tuần.
Cho các tổ thảo luận 
Đại diện các tổ trình bày.
GV nhận xét , đánh giá chung.
* Ưu điểm:
 Đi học đúng giờ
 Chú ý nghe giảng
 Chữ viết có nhiều tiến bộ 
* Tồn tại:
 Một số em còn hay mất trật tự
 Chưa chăm học
 Chưa có ý thức giữ vệ sinh chung
4. Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
GV nhận xét, bổ sung.
5. Vui văn nghệ (nếu còn thời gian)
 HS tham gia biểu diễn văn nghệ
 Nhận xét, đánh giá chung. Dặn dò.
HS chú ý lắng nghe.
Các tổ thảo luận để nêu ra được ưu khuyết điểm trong tuần của tổ mình
HS nêu
HS kiểm điểm
HS thảo luận đưa ra ý kiến của tổ mình.
 Thực hiện tốt nề nếp
 Thi đua giành nhiều điểm tốt
 Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp
 Giữ VS chung, ...
Luyện từ và câu
TỪ CHỈ SỰ VẬT, TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Mở rộng vốn từ chỉ sự vật, biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.
	- Biết ngắt đoạn văn thành câu chọn ý.
	- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
	Bảng phụ.
III. Phương pháp dạy học.
	Trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1: Giới thiệu và ghi bảng
2. Kiểm tra bài cũ.
 HS đặt câu từ là gì?
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (miệng)
 Điền từ đúng nội dung từng cột
Bài 2: (miệng)
 Đặt và trả lời câu hỏi ngày, tháng, năm
 Bạn sinh năm nào?
Bài 3:
 GV hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài
 HS tự làm, chữa bài
 GV nhận xét, chữa chung
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
HS đọc đề bài
HS điền, chữa bài, nhận xét
HS đặt câu, chữa bài
HS đọc theo nhóm đôi
Từng cặp trình bày, nhận xét tuyên dương
Từng HS chơi theo cặp
Đại diện một số cặp lên trình bày
Lớp nhận xét
TOÁN
Luyện tập
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Giúp HS củng cố phép cộng dạng: 9 + 5; 29 + 25; 49 + 25
	- So sánh một tổng với một số, so sánh các tổng với nhau.
	- Giải toán có lời văn bằng một phép cộng.
	- Củng cố biểu tượng về đoạn thẳng, làm quen với dạng toán trắc nghiệm.
II. Chuẩn bị.
	Bảng phụ.
III. phương pháp dạy học.
	Luyện tập thực hành, trò chơi.
IV. các hoạt động dạy học.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra và chữa bài về nhà
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS nêu kết quả
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
 GV nhận xét, cho điểm
Bài 3: Yêu cầu chúng ta làm gì?
Lưu ý: 9 + 2 = 2 + 9
Bài 4: HS tự làm, đổi vở kiểm tra chéo
Bài 5: Vẽ hình lên bảng
 Quan sát, kể tên các đoạn thẳng rồi khoanh câu trả lời đúng
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
HS nối tiếp nêu kết quả, HS làm vào vở Bài tập
HS đọc
HS tự làm, lên chữa bài
Điền dấu >; < ; = vào chỗ thích hợp
HS tự làm, đổi vở kiểm tra chéo
HS đọc, HS kể tên
Khoanh vào D
**************************
Tự nhiên và xã hội
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt
I. Mục đích - yêu cầu.
	- HS nắm được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
	- Giải thích được tại sao không nên mang vác nặng, biết nhấc một vật đúng cách.
	- Có ý thức thực hiện các biện pháp về xương và cơ phát triển tốt.
II. Chuẩn bị.
	Tranh minh hoạ.
III. Phương pháp dạy học.
	Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. các hoạt động dạy học.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Nhờ đâu mà có thể cử động được? Em cần làm gì để cơ săn chắc?
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Tổ chức trò chơi: Xem ai khoẻ?
HĐ3: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
Nói theo cặp về nội dung H1, 2, 3, 4, 5
SGK (trang 10, 11)
 GV đi đến một nhóm gợi ý
 Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
 GV nhận xét, chính xác hoá
HĐ4: Trò chơi: "Nhấc một vật"
Hướng dẫn cách chơi, chia lớp làm 2 nhóm
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
HS chú ý nghe GV hướng dẫn cách chơi
HS thảo luận theo cặp
Đại diện nhóm trình bày
HS thảo luận
Liên hệ các công việc làm ở nhà
2 nhóm lần lượt nhấc 1 vật. Đội nào xong trước đội đó thắng.
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
.................................................... ....................................................
....................................................
.................................................... .................................................... ....................................................
Đạo đức
Biết nhận lỗi và sửa lỗi (t2)
I. Mục đích - yêu cầu.
	- HS hiểu khi có lỗi, HS phải biết nhận lỗi và chữa lỗi.
	- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi và nhắc bạn nhận lỗi, sửa lỗi.
	- ủng hộ, cảm phục bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị.
	Phiếu học tập, dụng cụ để chơi trò chơi.
III. Phương pháp dạy học.
	Thực hành, đóng vai.
IV. Các hoạt động dạy học.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Khi em có lỗi cần phải làm gì? Vì sao?
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
HĐ2: Đóng vai theo tình huống
 GV phát phiếu giao việc.
 Lan trách Tuấn, tại sao bạn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình? Em sẽ làm gì nếu là Tuấn?
 GV nhận xét, tiểu kết
HĐ3: Thảo luận
 Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách? Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì?
 GV nhận xét, tiểu kết
HĐ4: Liên hệ thực tế
4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét, đánh giá tiết học
 HDVN: Chuẩn bị bài sau.
Mỗi nhóm chuẩn bị một vài tình huống
HS thảo luận đưa ra cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm
HS thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS liên hệ thực tế việc đã làm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_lop_2_tuan_1_den_4_nam_hoc_2010_2011_ban_tong_hop.doc