Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 4 năm học: 2012 - 2013

Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 4 năm học: 2012 - 2013

I. TRẮC NGHIỆM

 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn

 A. Thái, Mông, Dao C. Kinh, Ba-na, Tày

 B. Ê-đê, Mông, Kinh

2. Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở vì:

 A. Tránh ẩm thấp C. Cả A và B đều đúng

 B. Tránh thú dữ D. Cả A và B đều sai

3. Lễ hội các dân tộc Hoàng Liên Sơn tổ chức vào mùa nào?

 A. Mùa thu C. Mùa đông

 B. Mùa xuân D. Mùa hạ

4. Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ:

 A. Vùng đồi với đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp.

 B. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.

 C. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn dốc, xếp cạnh nhau như bát úp.

5. Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì?

 A.Che phủ đồi trọc. C. Cả A và B đều đúng.

 B.Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi D. Cả A và B đều sai

6. Ở Tây Nguyên thường có mấy mùa?

 A. Mùa xuân và mùa hạ C. Mùa mưa và mùa khô

 B. Mùa hạ và mùa thu D. Mùa thu và mùa đông

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 4 năm học: 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI ĐỊA LÍ LỚP 4
 NĂM HỌC: 2012 - 2013
I. TRẮC NGHIỆM
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn
	A. Thái, Mông, Dao	C. Kinh, Ba-na, Tày
	B. Ê-đê, Mông, Kinh	
Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở vì:
	A. Tránh ẩm thấp	C. Cả A và B đều đúng
	B. Tránh thú dữ	D. Cả A và B đều sai
Lễ hội các dân tộc Hoàng Liên Sơn tổ chức vào mùa nào?
	A. Mùa thu	C. Mùa đông
	B. Mùa xuân	D. Mùa hạ
Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ: 
	A. Vùng đồi với đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp.
	B. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
	C. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn dốc, xếp cạnh nhau như bát úp.
Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì? 
	A.Che phủ đồi trọc. 	C. Cả A và B đều đúng.	
	B.Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi	D. Cả A và B đều sai
Ở Tây Nguyên thường có mấy mùa?
	A. Mùa xuân và mùa hạ	C. Mùa mưa và mùa khô
	B. Mùa hạ và mùa thu	D. Mùa thu và mùa đông
Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
	A. Di Linh	C.Kon Tum	
	B. Lâm Viên	D. Đắk Lắk
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
	A. Tày	C. Nùng
	B. Khơ me	D. Kinh
Lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ tổ chức vào thời gian nào?
	A. Mùa xuân và mùa thu	C. Mùa xuân và mùa hạ
	B. Mùa thu và mùa đông	D. Mùa hạ và mùa đông
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước:
 A. Đất phù sa màu mỡ màu mỡ	C Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
 B. Khí hậu nắng nóng quanh năm D. Nguồn nước dồi dào
Hãy nối tên Cao nguyên ở cột A với các độ cao trung bình ở cột B sao cho đúng:
A
B
Kon Tum
1500m
Đắk Lắk
500m
Lâm Viên
1000m
Di Linh
400m
Hãy nối tên các dân tộc ở cột A với địa bàn cư trú ở cột B sao cho đúng:
A
B
Dân tộc Dao
Dưới 700m
Dân tộc Mông
700m – 1000m
Dân tộc Thái
Trên 1000m
II. TỰ LUẬN:
Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?
Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Mùa khô: trời nắng gắt, đất khô vụn bở.
Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...
Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa,.....
Kể các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn? Lễ hội thường tổ chức vào thời gian nào? Trong lễ hội có những hoạt động nào?
Lễ Hội chơi núi mùa xuân, lễ hội xuống đồng. 
Các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. 
Có các hoạt động như: múa sạp, thi hát, ném còn,...
Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ? 
Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. Trồng rừng được đẩy mạnh
Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì? 
Che phủ đồi trọc. Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ.
Thiên nhiên tươi đẹp: vườn hoa, thác nước, rừng thông.
Các công rình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, biệt thự, khách sạn.
Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa thứ hai cả nước?
Nhờ có đất phù sa màu mỡ.
Nguồn nước dồi dào.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Ngoài việc trồng lúa người dân đồng bằng Bắc Bộ làm gì? 
	Ngoài việc trồng lúa người dân đồng bằng Bắc Bộ làm : Trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm, là nơi nuôi lợn, gà, vịt nhiều nhất nước ta.
Nêu quy trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? 
	Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa
Quy trình tạo ra sản phẩm gốm sứ?
	Phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các sản phẩm gốm.
Kể tên các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ?
	Các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ: hội Chùa Hương, hội Lim, hội Gióng,
Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Các sản phẩm thủ công: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm,
Các làng nghề thủ công: làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa, làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ,

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li.doc