Bài giảng Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Bài giảng Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

 Nếu chúng mình có phép lạ

 I. MỤC TIÊU:

1. Đọc đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước về một tương lai tươi đẹp.

2. Tóm tắt ý nghĩa: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần học thứ ..8.. ( Từ ngày 11/10/2010 đến ngày 15/10/2010 )
Thứ 
ngày
Tiết
theo 
TKB
Môn
Tiết theo 
PPCT
Tên bài dạy
Phương tiện, đồ dùng dạy học cho tiết dạy
Hai
11/10
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Địa lý
15
36
6
7
Nếu chúng mình có phép lạ
Luyện tập
Ôn tập
Hoạt động sx của người dân ở Tây Nguyên
Tranh sgk
Tranh sgk
Tranh sgk
Ba
12/10
1
2
3
4
5
Thể dục
Mỹ thuật
Toán
Luyện từ$câu
Khoa học
37
15
15
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 ...
Cách viết tên người tên đl nước ngoài
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
(vscn-vsmt : Bài 2)
Tranh sgk
Tư
13/10
1
2
3
4
5
Toán
Tập đọc
Thể dục
Kể chuyện
Đạo đức
38
16
8
8
Luyện tập 
Đôi dày ba ta màu xanh
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Tiết kiệm tiền của (t2)
Tranh sgk
Thẻ từ
Năm
14/10
1
2
3
4
5
Toán
Chính tả
Tập làm văn
Luyện từ$câu
Kỹ thuật
39
15
16
8
8
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
N- V Trung thu độc lập
Luyện tập phát triển câu chuyện
Dấu ngoặc kép
Khâu đột thưa (Lồng ghép mgoại khóa)
Kẻ sân chơi
Bộ dụng cụ cắt khâu thêu
Sáu
15/10
1
2
3
4
5
Âm nhạc
Toán
Tập làm văn
Khoa học 
Sinh hoạt lớp
40
16
16
Hai đường thẳng vuông góc
Luyện tập phát triển câu chuyện
Ăn uống khi bị bệnh
Tranh sgk
Ngày ..... tháng ..... năm 2010
 Kiểm tra, nhận xét 
................................................
................................................
 Hiệu trưởng 
 (Ky‎ tên, đóng dấu)
TUẦN 8 Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
 Nếu chúng mình có phép lạ
 I. MỤC TIÊU: 
1. Đọc đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước về một tương lai tươi đẹp.
2. Tóm tắt ý nghĩa: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn..
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Gọi HS đọc phân vai :"Ở Vương quốc Tương Lai"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài học. 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
*Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt).
* GV treo bảng phụ để định hướng HS đọc đúng
* Gọi 3 HS đọc bài thơ.
. HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
Câu thơ nào được gặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
- GV ghi bảng ý chính đ1
- Yêu cầu HS đọc thầm đ 2, TL : Hoa trái bom trở thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gìHĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc nối từng khổ thơ .
- GV cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc toàn bài.
-Hỏi:Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? 
- Nhận xét tiết học
- Màn1: 8 HS đọc
- Màn2: 6 HS đọc
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- Lắng nghe.
- 4HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1HS đọc thành tiếng.
Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời.
- 2HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ
- 2 HS nhắc lại ý chính 
- 4HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- 5HS thi đọc thuộc lòng.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
 Trung thu độc lập
I. MỤC TIÊU:
1. Nghe - viết lại chính xác , đẹp đoạn từ Ngày mai, các em có quyền....đến to lớn, vui tươi trong bài Trung thu độc lập.
2.Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi hoặc có vần iên/ yên/ iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 	- Phiếu viết ghi nội dung bài tập 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ. 
Gọi 3 HS lên bảng viết:
Trung thực, chung thuỷ, khai trường, rướn cổ...
GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Trao đổi nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết (trang 66)
Hỏi: Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nớc ta tươi đẹp như thế nào?
Đất nước giờ đã thực hiện được ước mơ đó chưa?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó và luyện viết.
 HĐ 3 Viết chính tả
HĐ4: Thu và chấm , chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT2,BT3 VBT
GV nhận xét, cho điểm
 C/ Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên viết
- Cả lớp viết vào nháp.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó :
mơ tưởng, cuộc sống, phấp phới, soi sáng, chi chít, bát ngát...
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- Cả lớp làm vào vở. 
Bài 2. a)Thứ tự các từ cần điền : giắt, rơi, dấu, rơi, gỡ, dấu, rơi, dấu 
b) yên, nhiên, nhiên, diễn, miệng
- Lớp nhận xét
TOÁN
 Luyện tập
 I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh củng cố về:
 	- Kỹ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên.
 	- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
 	- Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ về tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1: Bài1: Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
Đặt tính nhiều số hạng ta cần chú ý điều gì?.
 - Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét, chữa bài.
HĐ 2: Bài 2 : Hãy nêu yêu cầu bài tập?
Tính bằng cách thuận lợi nhất.
Yêu cầu HS nhận xét. GV chữa bài.
HĐ 3: Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn HS tìm cái cần tìm, tóm tắt bài toán.
Cho HS tự làm sau đó chữa bài 
HĐ 4: Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Muốn tính chu vi hình CN ta làm ntn?
- Cho HS làm bài sau đó chữa.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu. Cả lớp nhận xét.
* Khi đặt tính ta cần chú ý sao cho các chữ số trong một hàng thẳng cột với nhau.
- HS làm vào vở 
-HS lên làm bảng phụ 
B2 : a) 96 +78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 
 = 100 + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 )
 = 67 + 100 =167
b) 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15 )
 = 789 + 300 = 1079
448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) + 594
 = 500 + 594 = 1094
- HS nêu yêu cầu của BT
B3 : Giải
Sau hai năm số dân của xã đó tăng lên số 
người :
 79 + 71 = 150 ( người )
Sau hai năm số dân của xã đó có số người :
 5256 + 150 = 5306 ( người )
 Đáp số : 5306 người 
HS thực hiện.- HS tự học.
KHOA HỌC
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
	 I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh :
 	 	 - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
 	- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
	 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 	 - Phóng to 32,33 Sgk và phiếu bài tập.
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: GV nêu câu hỏi: 
Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
 Giới thiệu, ghi mục bài.
HĐ 1: Kể chuyện theo tranh
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng:
Y/c HS quan sát tranh 32 sgk thảo luận nội dung:
Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 chuyện. 1 chuyện gồm 3 tranh
HĐ2: Những dấu hiệu và việc làm khi bị bệnh
- Em đã từng bị mắc bệnh gì?
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người ntn?
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? 
HĐ 3: Trò chơi: "Mẹ ơi, con bị ốm"
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi tình huống, nêu yêu cầu nhiệm vụ, thời gian thực hiện.
3) Củng cố, dặn dò: 
- GVnhận xét giờ học.
- Về nhà trả lời : Khi người thân ốm em đã làm gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét
-HS quan sát và thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Về học thuộc mục Bạn cần biết 
* Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái dễ chịu khi bị bệnh thường có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa , tiêu chảy, sốt cao...
Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bÌnh thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. 
Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010
	TOÁN
Tìm hai số 
khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách. 
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: HS làm bài tập 5 Sgk 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài lên bảng 
HĐ2: Giới thiệu bài toán.
 GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
HĐ3: Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ. 
HĐ4: Hướng dẫn cách giải bài toán(cách 1)
GV y/c HS quan sát kỹ sơ đồ và suy nghĩ cách tìm 2 lần số bé.
Y/c HS lần lượt tìm số bé, sau đó tìm số lớn.
Rút ra : Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2
HĐ5. Hướng dẫn cách giải bài toán (cách 2)
HD tương tự cách 1. Sau đó rút ra:
Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2 
HĐ6: Luyện tập.
Cho HS làm lần lượt các bài tập: 1, 2, 3
Cho HS làm, sau đó chữa.
 3)Củng cố, dăn dò: 
 - Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Nhận xét giờ học. 
- 1HS lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc ví dụ: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số đó là 10. Tỡm hai số đó.
Cách 1. 
Hai lần số bộ :70 - 10 = 60 
Số bộ là : 60 : 2 = 30
Số lớn là : 30 + 10 = 40
 Đáp số : Số bé : 30
 Số lớn : 40
Số bé = ( Tổng - hiệu ) : 2
Cách 2. 
Hai lần số lớn : 70 + 10 = 80
Số lớn là : 80 : 2 = 40
Số bé là : 40 - 10 = 30
 Đáp số : Số lớn : 40
 Số bé : 30
Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2
Bài 1. Giải 
Hai lần tuổi của bố là : 58 + 38 = 96 ( tuổi )
Tuổi của Bố là : 96 : 2 = 48 ( Tuổi )
Tuổi của con là : 48 - 38 = 10 (Tuổi )
 Đáp số : 48 tuổi
 10 tuổi
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
 I. MỤC TIÊU: 
 	1. Nắm được quy tắc viết hoa tên ng ư ời, tên địa lí n ư ớc ngoài.
 	2. Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên ng ư ời, tên địa lí 
nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	 - Phiếu học tập; bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS viết các câu ...  
2. Hướng dẫn HS làm bài.
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hỏi: + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
- Gọi 1 HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. 
GV treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. Y/c HS kể trong nhóm.
- Tổ chức thi kể từng màn.
HĐ2. Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV nêu các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS kể chuyện. 
HĐ3. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Treo bảng phụ HS đọc, trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Có những cách nào để phát triển câu 
chuyện ? Những cách đó có gì khác nhau ?
- 3 HS lên bảng kể chuyện. HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS kể.
- 3-5 HS thi kể
- HS kể theo nhóm, đại diện lên kể
- HS thi kể chuyện.
- HS đọc bài.
- Đọc trao đổi và trả lời.
Bài 2. 
- Trình tự sắp xếp câu các đoạn văn : Sắp xếp theo trình tự thời gian ( Việc xảy ra trước kể trước kể trước việc xảy ra sau kể sau ).
- Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn : Thể hiện sự tiếp nối về thời gian ( các cụm từ in đậm ) để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó .
- HS trả lời.
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
TOÁN
 Hai đường thẳng vuông góc
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: GV gọi HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc bẹt, góc tù.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. 
Gv vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình và cho biết là hình gì?
- Các góc A, B, C, D của HCN ABCD là góc gì?
Sau đó GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu để rút ra hai đường thẳng vuông góc.
Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV chốt 2 ĐT vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
- Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc.
HĐ3: Thực hành.
Bài1, 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài3, 4: Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS thảo luận làm nhóm
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học.
- Dăn học sinh về chuẩn bị bài tiết sau.
 - 2HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ vào vở nháp.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
 A B
 D C 
- HS trả lời
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS làm theo nhóm. Các nhóm trình bày kết quả .
KHOA HỌC
Ăn uống khi bị bệnh
 I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học học sinh biết:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị tiêu chảy.
 	- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
 	- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Hình trong SGK, phiếu BT
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: 
Hỏi: Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị ốm?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh , thảo luận nhóm:
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào? Người ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao? 
+ Người ốm không muốn ăn nên cho ăn ntn?; Người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn ntn? Làm thế nào để chống mất nước? 
- GV kết luận. Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
 HĐ 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy.
- HS hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS xem kỹ hình minh hoạ và tiến hành thực hành 
HĐ3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
- Gv cho HS thi đống vai.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm
Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm.
3)Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học 
-Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Luôn có ý thức chăm sóc mình và người thân.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm trả lời.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS thảo luận nhóm
- HS khác nhận xét.
 - HS tiến hành trò chơi. 
- Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống. Tập diễn vai
HS về học thuộc mục bạn cần biết
* Người bệnh phải được ăn nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu, kém ăn được thức ăn đặc cho ăn cháo thịt bằm, xúp, sữa... Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- có bệnh phải ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kỹ THUẬT
Khâu đột thưa 
(Lồng ghép ngoại khoá)
 I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 	- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh quy trình khâu đột thưa.
 - Mẫu khâu đột thưa.
 - Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch, vải...
III. HOẠT ĐỘNG- DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2) Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, HD HS quan sát các mũi khâu đột thưa mặt trái, mặt phải kết hợp quan sát hình 1 để trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa.
- GV kết luận rút ra khái niệm khâu đột thưa
HĐ 2 GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV treo quy trình khâu đột thưa.
- HD HS quan sát các hình 2,3,4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột thưa.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét củng cố thêm kỹ thuật khâu.
- GV cho HS thực hành khâu đột thưa.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập 
- Dặn chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho tiết sau.
- HS trình bày sự chuẩn bị.
- HS quan sát và nhận xét 
HS khác nhắc lại
- 3HS nhắc lại khái niệm.
- HS quan sát và nêu các bước. HS khác bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ 2
- HS nhắc lại ghi nhớ.
1. Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
2. Khâu đột thưa theo chiều từ trái sang phải và được thực hiên theo quy tắc lùi một mũi, tiến 3 mũi trên đường dấu.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên.
Lồng ghép : Giáo dục học sinh thực hiện tốt vệ sinh môi trườmg vệ sinh cá nhân.
	SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN 8
	I. Mục đích - yêu cầu.
	- HS nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần, trong tháng về nề nếp và về học tập.
	- Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tháng tới, tuần tới.
	II. Công việc chuẩn bị: 
- ND sinh hoạt.
	III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới :
HĐ1 : GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ tiết học
HĐ 2 : Nội dung.
a. Kiểm điểm nề nếp trong tuần.
- Cho các tổ thảo luận 
- Đại diện các tổ trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá chung:
* Ưu điểm:
 Đi học đúng giờ
 Chú ý nghe giảng
 Chữ viết có nhiều tiến bộ 
* Tồn tại:
 Một số em còn hay mất trật tự
 Chưa chăm học
 Chưa có ý thức giữ vệ sinh chung
b. Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Cho HS thảo luận và nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
GV nhận xét, bổ sung.
c. Vui văn nghệ (nếu còn thời gian)
- Cho HS tham gia biểu diễn văn nghệ.
3. Củngcố dặn dò :
- Nhận xét, đánh giá chung. 
- Hướng dẫn HS về nhà ôn lại các bài tập
- HS chú ý lắng nghe.
- Các tổ thảo luận để nêu ra được ưu khuyết điểm trong tuần của tổ mình
- 3 HS đại diện của từng tổ nêu nối tiếp
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS kiểm điểm
- HS thảo luận đưa ra ý kiến của tổ mình:
 Thực hiện tốt nề nếp
 Thi đua giành nhiều điểm tốt
 Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp
 Giữ VS chung, ...
	Lồng ghép 
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG - VỆ SINH CÁ NHÂN
Bài 2 : Giữ vệ sinh răng miệng
	I. Mục tiêu :
	- Kể tên những thức ăn có lợi và có hại đối với răng.
	- Giải thích vì sao cần phải đánh răng thường xuyên.
	- Giúp những em nhỏ trong gia đình đánh răng và giữ vệ sinh khi ăn uống để khi 	ăn uống không bị sâu răng. 
	II. Chuẩn bị : 
	- Bàn chải, cốc, mô hình đánh răng...
	III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
*Hoạt động 1:
 Thức ăn có hại và có lợi đối với răng.
- Gv mô tả thí nghiệm: Cho 1 răng sữa vào nứơc bình thường và 1 vào cốc nước có ga. Để như vậy một tuần, lúc lấy ra nhận thấy răng ngâm trong nước vẫn còn cứng, răng ngâm trong nước có ga sẽ bị mềm.
- Vì sao răng ngâm trong nước có ga sẽ bị mềm?
- Qua thí nghiệm ta nên làm khi ăn xong?
- Gv nhận xét kết luận
- Kể tên một số loại thức ăn có lợi cho răng ?
*Hoạt động 2 :
 Thưc hành hướng dẫn các em nhỏ đánh răng.
- Gv chia thành các nhóm.
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
* Hoạt động 3: 
 Đóng Vai “ Khuyên các em nhỏ đánh răng vào buổi tối, trước khi đi ngủ”
-GV đưa ra tình huống và giao nhiệm vụ cho HS.
 Buổi tối, em của Minh thường đi ngủ mà không đánh răng. Nếu là Minh bạn sẽ ứng xử ntn?
- Giáo viên NX kết luận :
- Các em không chỉ có trách nhiệm giữ sạch răng miệng của mình sạch sẽ mà còn giúp các em nhỏ có thói quen đánh răng vào buổi tối để không bị sau răng.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh thảo luận trả lời.
- Chiếc răng ngâm trong nước ngọt bị mềm vì đường phá huỷ. Thí nghiệm này cho ta thấy sự cần thiết phải đánh răng ngay sau khi ăn và vào mỗi buổi tối để tránh răng bị hỏng.
HS nhận xét nhắc lại.
- Những thức ăn có lợi cho răng chứa nhiều can-xi : sữa, cua, cá, tôm. Thức ăn chứa nhiều chất xơ : các loại rau,củ quả...
- Các nhóm đưa ra dụng cụ để đánh 
răng : bàn chải, cố...
- Các nhóm đóng vai người lớn hướng dẫn cho em nhỏ đánh răng sau đó lên thực hành trước lớp.
- Các nhóm nhận xét.
Các nhóm thảo luân sau đó lên đóng vai trước lớp.
- HS nhận xét 
- Học sinh nhắc lại kết luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_truong_th_nguyen_ch.doc