Tiết2: Tập đọc:
$ 31: KÉO CO
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
Tuần 16: Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2008. Tiết 1: Hoạt động tập thể __________________________________ Tiết2: Tập đọc: $ 31: Kéo co I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa? - Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì? - GV nhận xét chung, ghi điểm. - HS đọc và trả lời câu hỏi. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc - Chia đoạn yêu cầu đọc. - 3 đoạn: + Đ1: 5 dòng đầu. + Đ2: 4 dòng tiếp. + Đ3: Phần còn lại. + HD dọc kết hợp sửa phát âm. - 3 h/s đọc. + HD đọc kết hợp giải nghĩa từ. - 3 h/s khác đọc, 1 h/s đọc chú giải. - Yêu cầu đọc theo cặp. - Từng cặp luyện đọc. - Đọc toàn bài, nêu cách đọc đúng? - 1 h/s đọc, lớp nghe nêu ý kiến đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm trả lời câu hỏi. - Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? - Cách chơi kéo co. - Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? - Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau. + ý đoạn 1? + ý 1: Cách thức chơi kéo co. - Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu - HS thi giới thiệu: Trấp? + Nêu ý đoạn 2 giới thiệu gì? - Đọc lướt đoạn 3, trả lời: Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên. + ý 2: Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? - Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không bại thành thắng. - Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui? - Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,... - Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? - Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà, leo cầu khỉ. - Nêu ý đoạn 3? - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. * Nội dung chính của bài? + HS nêu nội dung bài. 4. Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp từng đoạn. - 3 h/s đọc. - Tìm giọng đọc thích hợp? - GV đọc đoạn 2. - Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời. - Luyện đọc đoạn 2. - Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc. C. Củng cố dặn dò: - Trò chơi kéo co ở địa phương em có chơi không, chơi kéo co có lợi gì? - Nhận xét tiết học, dặn h/s đọc lại bài, kể cho người thân nghe. - Cá nhân đọc, nhóm đọc. - Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt. ___________________________________ Tiết 3: Toán: $ 76: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Tính : 65 480 : 65 ; 12 678 : 26 - 2 h/s lên bảng làm, lớp làm nháp. - GV cùng h/s nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu h/s nêu các đặt tính, tính. - Yêu cầu làm bài. - HS đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở. - 3 h/s lên bảng chữa bài, mỗi h/s 2 phép tính. - GV cùng h/s nhận xét, chữa bài. Bài 2: - HS đọc, tự tóm tắt bài toán: - Bài toán cho biết gì hỏi gì? - Muốn tính số mét vuông nền nhà lát được ta làm phép tính gì? - Phép tính chia. - Yêu cầu h/s làm bài vào vở. - GV chấm chữa bài. - Cả lớp làm bài, 1 h/s chữa bài. Bài giải: Số mét vuông nền nhà lát được là: 1050 : 25 = 42 (m2 ) Đáp số: 42 m2 Bài 3: - Nêu các bước giải? - Yêu cầu h/s làm bài. - Tính tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng. - Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm. Bài giải: Trong 3 tháng đội dó làm được là: 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm) Trung bình mỗi ngời làm được là: 3125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số: 125 sản phẩm. Bài 4**: GV chép đề lên bảng. - Yêu cầu h/s trao đổi trả lời. - Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư đúng. - HS trao đổi nhóm 2, trả lời: a. Phép chia sai ở lần chia thứ hai: 564 chia 67 được 7. Do đó có số dư lớn hơn số chia: 95 > 67 Dẫn đến kết quả phép chia sai. b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia. - GV nhận xét. - HS làm bài vào nháp, chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn h/s làm vào vở bài 4, thực hiện phép chia cho đúng. ____________________________________ Tiết 4: Đạo đức: $ 16: Yêu lao động (tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng: + Bước đầu biết giá trị của lao động. + Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. + Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Đồ dùng đóng vai BT 2 ( chuẩn bị theo nhóm). - Phiếu học tập hoạt động 2 BT1. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo? - 2, 3 h/s đọc, hát B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a. + Mục tiêu: HS đọc truyện, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện. + Cách tiến hành: - Đọc truyện. - 1, 2 h/s đọc, lớp theo dõi. - Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày lần lượt - Trình bày. từng câu, lớp nhận xét, trao đổi. - GV nhận xét chung, chốt ý. + Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. - Đọc phần ghi nhớ? - 2, 3 h/s đọc. 2. Hoạt động2: Thảo luận nhóm bài tập 1 + Mục tiêu: Tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. + Cách tiến hành: - Tổ chức h/s thảo luận nhóm 4. - Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to( Bảng phụ). - Trình bày. - Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu( Gắn bảng). - GV cùng hs nhận xét, chốt ý đúng. Yêu lao động: Lười lao động: - Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi - Không học bài, không làm bài. - Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho. .... - ỷ lại chờ người khác làm cho. .... 3. Hoạt động 3: Đóng vai bài tập 2. + Mục tiêu: HS biết đóng vai, biết xử lý theo tình huống các vai đóng. + Cách tiến hành: - Đọc tình huống SGK. - 2 h/s đọc. - Yêu cầu thảo luận nhóm 5. - Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng. - Yêu cầu trình bày. - 2 nhóm đóng 2 tình huống, lớp trao đổi theo tình huống. - Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? - HS trả lời. - HS khác đưa ra cách cư xử khác. - GV nhận xét và chốt cách cư xử đúng, hay. 4. Hoạt động tiếp nối: - Lao động có ích gì,Vì sao cần yêu lao động? - Thực hiện yêu lao động. Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK. ___________________________________ Tiết 5 : Lịch sử: $ 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên I. Mục tiêu: Học xong bài này, h/s biết: - Dưới thời Trần, 3 lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta. - Quân dân nhà Trần: nam, nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả gì trong việc đắp đê? - 2 h/s trả lời. - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. + Mục tiêu: HS thấy được ý chí quyết tâm đánh giặc và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. + Cách tiến hành: - Đọc SGK từ đầu...hai chữ Sát Thát. - 1 h/s đọc lớp theo dõi. - Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc? - HS thảo luận theo bàn, sau đó trình bày trước lớp: +Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:"Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". + Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: " Đánh"! + Trần Hưng Đạo viết hịch tướng sĩ: : Dẫu cho trăm thân này...cam lòng" + Các chiến sĩ tự thích vào tay hai chữ: "Sát Thát" + Kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần. 2. Hoạt động2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. + Mục tiêu: HS thấy được kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Tìm hiểu về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. + Cách tiến hành: - Tổ chức h/s thảo luận nhóm 4. - Các nhóm đọc SGK thảo luận theo nhóm, viết phiếu: + Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? (Không bắt buộc) - Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. - Khi giặc yếu: vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút khỏi bờ cõi nước ta. + Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụng như thế nào? - Có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy 1 bóng người, không 1 chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi đói khát. Địch hao tổn còn ta bảo toàn lực lượng. -** Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản? - HS kể. - GV kể tóm tắt lại. + Kết luận: - Đọc phần ghi nhớ của bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhờ đâu vua tôi nhà Trần thắng quân Mông -Nguyên? - Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 15. _________________________________________________________________ Thứ ba ngày 24 tháng 11năm 2008. Tiết 1: Toán: $77: Thương có chữ số 0 I. Mục tiêu: - Giúp h/s biết được cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - áp dụng chia được cho số có 2 chữ số thương tìm được có chữ số 0. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Tính: 78 942 : 76; 478 x 63. - 2 h/s lên bảng làm, lớp làm nháp. - GV nhận xét chữa bài. B. Bài mới: 1. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị: 1038(54); 30114. - Tính: 9 450 : 24 = ? - 1 h/s lên bảng tính, lớp làm nháp. + Đặt tính và tính từ phải sang trái. 9450 35 245 270 00 0 - Nêu cách thực hiện? - HS nêu. Hạ 3 lần để chia. + Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0; Ta phải viết 0 vào đâu? - Ta phải viết 0 vào vị trí thứ ba của thương. 2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục. ... - Nặn các bộ phận chính, phụ rồi ghép các bộ phận lại cho thành đồ vật hoàn chỉnh. - GV làm mẫu. - HS suy nghĩ tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động. - HS theo dõi. 3. Hoạt động 3: Thực hành. - Tổ chức cho h/s thực hành theo nhóm 4. - GV gợi ý cho các nhóm. - HS thực hành làm 1 sản phẩm là con vật hoặc đồ vật. - Từng nhóm thực hành. + Thảo luận tìm hình dáng chung, các bộ phận của sản phẩm. + Chọn màu đất cho phù hợp. + Làm các bộ phận và chi tiết, ghép dính các bộ phận. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Các nhóm trình bày sản phẩm. - GV nêu tiêu chí nhận xét. - GV nhận xét chung, khen các nhóm có sản phẩm đẹp. - Xếp loại một số bài đẹp. - HS nhận xét theo tiêu chí: Hình dáng chung. Các bộ phận, chi tiết hợp lí, màu sắc... - HS nêu ý kiến xếp loại các sản phẩm. C. Dặn dò: - Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông. - Chuẩn bị: vở vẽ, chì, tẩy, com pa, thước, màu, cho bài 17. ____________________________________ Tiết 6: Kĩ thuật: $ 16: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 2). I. Mục tiêu: - Ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. - HS chọn sản phẩm và vận dụng các các cách khâu, thêu đã học để thực hành. - Yêu thích sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị các sản phẩm mẫu của các tiết học trước. - HS chuẩn bị các vật liệu dụng cụ cho sản phẩm đã chọn. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra : - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của h/s. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: HS chọn sản phẩm. - GV giới thiệu những sản phẩm đã chuẩn bị: - HS quan sát: + Khăn tay. + Váy áo cho búp bê, gối... - Nêu cách làm các sản phẩm trên? - Lần lượt h/s nêu. - Gọi h/s nêu sản phẩm mình chọn. - Lần lượt h/s giới thiệu sản phẩm định làm. 2. Hoạt động 2: Thực hành. - Tổ chức cho h/s thực hành. - HS thực hành. - GV quan sát giúp đỡ h/s còn lúng túng. - Hướng dẫn lớp nhận xét đánh gia sản phẩm của học sinh đã hoàn thành. C. Dặn dò: - Giữ gìn sản phẩm để giờ sau tiếp tục hoàn thành và đánh giá. - Chuẩn bị bổ sung những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho sản phẩm. - HS hoàn thành sản phẩm và trình bày sản phẩm. _________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2008. Tiêt1: Toán: $ 80: Chia cho số có 3 chữ số ( Tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. - Làm các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi h/s làm bài 1 dòng 3. - 2 h/s lên bảng. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu phép chia: a) Trường hợp chia hết: - Làm vào nháp, 1 em lên bảng. 41535 : 195 = ? - Đặt tính. - Tính từ trái sang phải. 41535 195 253 213 585 0 b) Trường hợp chia có dư. - Làm vào nháp, 1 em lên bảng. 80120 : 245 = ? - Đặt tính. - Tính từ trái sang phải. 80120 245 622 327 1720 5 2. Thực hành: Bài 1: - Thực hiện thế nào? - Nêu yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân. + Đặt tính. 62321 307 81350 187 921 203 655 435 0 940 5 +Thực hành tính. - GV theo dõi gợi ý h/s yếu. Bài 2: Tìm x. - Nêu cách tìm số chia? - Yêu cầu h/s làm bài. - Chữa bài , ghi điểm. - HS nhắc lại cách tìm số chia. - Cả lớp làm vào vở. b) 89658: X = 293 X = 89658 : 293 X = 306 Bài 3: Giải toán. - Đọc đề, phân tích và làm bài. - Bài toán cho biết gì, hỏi gi? - HS nêu ý kiến. - Bài toán dạng gì? - HD h/s làm bài. - HS làm bài. Bài giải: TB mỗi ngày nhà máy sản xuất là: 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) ĐS: 162 sản phẩm. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách tìm số chia chưa biết? - Dặn h/s ôn và làm lại bài. _______________________________________ Tiết 2: Tập làm văn: $ 32: Luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, h/s viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết trình bày khoa học rõ ràng. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em? - 1 h/s giới thiệu. - GV nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Chuẩn bị bài viết: Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích. - HS đọc đề bài. - Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162. - 4 h/s đọc. - Đọc dàn ý của mình tuần trước? - 2 h/s đọc, lớp đọc thầm lại. - Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp? - 1 số h/s trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp. - Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - HS đọc thầm lại mẫu. - Lưu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu. - 1, 2 h/s làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình. +VD: Búp bê của em trông thật đáng yêu. - Chọn cách kết bài? - Một vài h/s nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở 3. HS viết bài: rộng. - Yêu cầu h/s viết bài vào vở. - Viết bài vào vở. - GV quan sát giúp đỡ h/s còn lúng túng. C. Củng cố dặn dò: - GV thu bài, nhận xét tiết học. - Dặn h/s chuẩn bị bài sau. ___________________________________________ Tiết 3: Khoa học: $ 32: Không khí gồm những thành phần nào? I. Mục tiêu: - Sau bài học, h/s biết: + Làm thí nghiêm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. + Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí cò những thành phần khác. II. Đồ dùng dạy học: - Nến, đĩa đèn bằng nhựa, đế bằng nhựa, ống trụ bằng thuỷ tinh, chậu nhựa (TBDH). Nước vôi trong. - HS chuẩn bị theo dặn dò tiết trước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất của không khí? - 2 h/s trả lời. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Hoạt động1: Xác định thành phần chính của không khí. + Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. + Cách tiến hành: - Tổ chức h/s làm việc theo nhóm 4. - Nhóm trưởng báo cáo sự chẩn bị của các nhóm. - Đọc mục thực hành. - Cả lớp đọc thầm. - Tổ chức cho h/s làm thí nghiệm ( GV giúp đỡ h/s làm thí nghiệm.) - Các nhóm làm thí nghiệm như gợi ý SGK. - HS giải thích hiện tượng: - Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? + Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi. - Sự cháy làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. - Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết? - Không vì nến bị tắt. - GV làm lại thí nghiệm và hỏi h/s: - Không khí gồm mấy thành phần chính? - Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. + Kết luận: - 2 thành phần chính: + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. - HS đọc mục bạn cần biết sgk/66 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. + Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. + Cách tiến hành: - Tổ chức h/s quan sát lọ nước vôi trong. - Cả lớp quan sát lọ nước vôi trong. - Bơm không khí vào lọ nước vôi trong. - Nước vôi vẩn đục. - Giải thích hiện tượng? - HS trả lời dựa vào mục bạn cần biết (67). - GV giải thích thêm: Trong không khí còn có hơi nước; ví dụ hôm trời nồm... - Quan sát hình 4,5 /sgk: Kể tên các thành phần khác có trong không khí? - Bụi, khí độc, vi khuẩn. - GV yêu cầu h/s làm thí nghiệm. - Khép cửa để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào, nhìn rõ những hạt bụi. + Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... C. Củng cố dặn dò: - Không hhkí có các thành phần nào? Để không khí sạch ta cần làm gì? - Học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập. ________________________________________ Tiết 4: Thể duc: $ 32: Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản Trò chơi: Lò cò tiếp sức I. Mục tiêu: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Trò chơi : Nhảy lướt sóng. Biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn. - Phương tiện: 1 còi, phấn kẻ sân, dụng cụ chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: Nội Dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu: 6 – 8’ - Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số. x x x x x x x - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi động: Chạy chậm xung quanh sân. - Trò chơi:Tìm người chỉ huy. - Khởi động: Xoay các khớp. x x x x x x x x x x x x x x GV+CSL 2. Phần cơ bản. 20 – 22’ a. Bài tập TLTTCB. - GV điều khiển lớp ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông. - GV chia tổ tập luyện: Tổ trưởng điều khiển. - Các tổ thi đua. GV khắc phục cho h/s những nội dung sai. - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. + GV điều khiển lớp ôn. + Tổ trưởng điều khiển lớp ôn. - GV cùng h/s nhận xét, khen h/s, tổ tập tốt b. Trò chơi: Nhảy lướt sóng. - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho h/s chơi. GV cho các em thay nhau cầm dây, cho h/s cả x x x x x x x x x x x x x x x GV x x x x x x x x x x x x x x x GV lớp chơi. HS nào vướng từ 3 lần trở lên chạy quanh sân. - GV cùng h/s nhận xét, phân thắng thua. x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV 3. Phần kết thúc: 4 – 5’ - Thả lỏng toàn thân, hát vỗ tay. - GV cùng h/s hệ thống lại bài. - Dặn h/s ôn tập bài thể dục. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV _________________________________________ Tiết 5: Hoạt động tập thể: Sơ kết tuần 16 I.Mục tiêu: - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 16. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Vui chơi, múa hát tập thể. II. Các hoạt động: 1. Sinh hoạt lớp: - Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 16. - Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 17. * GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 16. * GV bổ sung cho phương hướng tuần 17. * Phát động thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-2009. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s múa hát tập thể các bài hát đã học của dội. - GV theo dõi nhắc nhở các em múa hát tích cực. _______________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: