Giáo án dạy học Tuần 7 - Lớp 4

Giáo án dạy học Tuần 7 - Lớp 4

Tiết 2: TẬP ĐỌC

 TRUNG THU ĐỘC LẬP

I/ MỤC TIÊU.

1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm cả bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa trong bài.

Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 7 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: 
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
.............................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC
 TRUNG THU ĐỘC LẬP
I/ MỤC TIÊU.
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm cả bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trong bài.
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài.
-Gọi ba em đọc ba đoạn trong bài Chị em tôi, trả lời các câu hỏi .
-Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: 
- Chủ điểm: ước mơ là một phẩm chất đáng quý của con người , giúp con người hình dung ra tương lai, vươn lên trong cuộc sống.
Treo tranh và giới thiệu:
- Bài đầu tiên trong chủ điểm Trên đôi cánh cánh ước mơ nói về một anh bộ đội đứng gác dưới trăng trong đêm trung thu mùa xuân năm 1945 lúc đó đất nước ta vừa giành được độc lập. Anh đã suy nghĩa về tương lai của đất nước, tương lai của các em.
Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài tập đọc Trung thu độc lập.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu đọc toàn bài.
Chia đoạn: Bài này chia thành ba phần.
Phần 1: Năm dòng đầu (nói về cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên).
Phần hai: bảy dòng tiếp theo(mơ ước cuă anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước).
Phần ba: Đoạn còn lại( lời chúc của chiến sĩ với thiêu nhi).
Yêu cầu đọc nối đoạn lần 1.
Kết hợp sửa sai phát âm và luyện phát âm:
Trăng ngàn,mươi mười lăm năm nữa.
Yêu cầu đọc nối đoạn lần 2.
Giải nghĩa các từ mới:
Phần 1: Tạo sao gọi làTết Trung thu độc lập?
Trại là nơi để là gì?Đêm đứng gác ở trại anh thấy gì?Trăng chiếu như thế nào thì gọi là trăng ngàn?Trăng mùa thu sáng như thế nào?
Vằng vặc là sáng và trong không một chút gợn.
Phần 2: Trên cánh đồng bát ngát vàng thơm còn có gì nữa?
Nông trường là gì?
Hướng dẫn cách đọc toàn bài: 
Đọc mẫu toàn bài.Gv hướng dẫn HS cách đọc 
c. Hướng dẫn đọc tìm hiểu bài.
Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp?
( đọc to phần 1 để trả lời).
Ghi các ý gạch chân.
Giảng thêm : tết Trung thu là tết của thiếu nhi mà hàng năm chúng ta được đi rước đền rất vui.
Câu 2:
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
( đọc thầm phần 2 để trả lời).
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
Giảng thêm:
Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của tre em giàng được độc lập tháng tám năm 1945 đến nay đã hơn 50 năm trôi qua nên đất nước ta có rất nhiều thay đổi lớn. Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn so với những ngày độc lập đầu tiên
Câu 3:Thế em thấy cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của các anh chiến sĩ năm xưa.
- GV Theo dõi và xác nhận .
Câu 4: em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
Chốt lại những ý kiến hay.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Yêu cầu ba em đọc nối ba đoạn.
Theo dõi nhận xét và sửa sai.
Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
Treo bảng yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn
( GV đọc mẫu).
Yêu cầu đọc lại đoạn ba em.
Nhận xét, sửa sai.
Hỏi:Qua bài văn em thấy anh chiến sĩ có tình cảm như thế nào đối với các em nhỏ?
- Đó là ý nghĩa của bài. Gv ghi ý nghĩa của bài 
3. Củng cố dặn dò.
Qua bài này em có ước mơ thế nào về tương lai của em?
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị trước bài Ở vương quốc Tương Lai.
Nhận xét chung tiết học.
-Ba em đọc bài lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 sgk.
Theo dõi bạn đọc, nhận xét bạn đọc.
- HS Quan sát tranh và theo dõi.
Nhắc tựa.
- HS Cá nhân đọc.
- HS Theo dõi.
-Ba em lần lượt đọc nối đoạn.
- Cá nhân đọc lại.
- Ba em lần lượt đọc nối đoạn.
- Trả lời câu hỏi:
- HS nêu giống sgk.
-HS Theo dõi.
-Cá nhân đọc to phần 1 và trả lời: 
-HS Đọc thầm phần 2 để trả lời.
Dưói trăng dòng thác nước đổ làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên những con tàu, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên cánh đồng lúa của những nông trường to lớn, vui tươi.
.
-HS Lắng nghe.
- Đọc đoạn còn lai và thảo luận nhóm để trả lời:
Đại diện nhóm nêu: nhà máy phát điện, đường xá mở rộng, thông tin truyền hình phát triển, có nhiều kiến thức bổ ích cho con người..
-Cá nhân nêu.
Ước mơ đất nước ta không còn người nghèo khổ, có nhiều tiến bộ về khoa học để cuộc sống đỡ vất vả hơn.
- Cá nhân đọc, theo dõi và nhận xét bạn 
- Nhóm đọc mỗi em mỗi đoạn.
- Theo dõi nhận biết cô nhấn giọng ở các từ:
- Ba em đọc lại, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trả lời: Anh chiến sĩ yêu thương các em nhỏ, ước mơ tương lai của các em về sau này.
- Cá nhân nêu lại.
- Cá nhân nêu.HS tự liên hệ
..........................................................................................
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
 -Giúp củng cố về:
-Kĩ năng thực hiện được phép cộng, phép trừ ( cách thử lại phép cộng, phép trừ).
-Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -SGK,SGV và đồ dùng dạy học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu làm bài tập
- Nhận xét,tuyên dương.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập.
 GV HD HS Luyện tập :
Bài1:
-Nêu và ghi phép cộng: 2416+ 5164.
-Y/cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
-GV HD HS thử lại .
-Yêu cầu hs thử lại phép tính .
Nhận xét, tuyên dương.
- Muốn thử lại phép cộng, ta làm như thế nào?
*Nhận xét- kết luận: Muốn thử lại phép cộng, ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
-Yêu cầu hs tính và thử lại: 
35462+ 27519, 
 69108+ 2074, 
 267345+ 31925.
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV HD HS làm.
-Nêu phép trừ 6839 – 482 
- Y/c hs đặt tính và thực hiện phép tính.
- N/xét.
-Gợi ý để hs thử lại (bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng).
- Muốn thử lại phép trừ, ta làm như thế nào?
*Nhận xét- kết luận: Muốn thử lại phép trừ, ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
-Yêu cầu hs làm bảng con các phép tính:
 4025 – 312
5901 – 638 
7521 – 98 
- Qua bài 1 và 2 các em đã ôn được kiến thức gì?
Bài 3: GV HD HS làm.
Tìm x:
 a/ x+ 262 = 4848 b/ x – 707 = 3535
-Yêu cầu hs nêu tên gọi thành phần, kết quả và cách tính của phép tính trên.
- Qua bài 3 các em vừa luyện tập về nội dung gì? 
*Nhận xét –kết luận: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
Bài 4: GV HD HS làm.
Gọi hs đọc đề và suy nghĩ để tóm tắt.
 Tóm tắt:
Núi Phan-xi-păng: 3143m
Núi Tây Côn Lĩnh: 2428m
Hỏi: Núi nào cao hơn và cao hơn ...mét?
- Theo dõi, nhận xét.
- Qua bài tập 4 các em luyện tập về nội dung gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung luyện tập.
-Muốn thử lại phép cộng, ta làm như thế nào?
- Muốn thử lại phép trừ, ta làm như thế nào?
Về học bài, chuẩn bị bài: “Biểu thức có chứa hai chữ”.
- Nhận xét tiết học.
- Làm bảng con 
- HS Nhắc lại.
- Làm bảng con. 1 em lên bảng làm 
- Làm bảng con 1 hs làm bảng lớp.
- 2 em nêu.
2 em nhắc lại
- Làm bảng con.
- Làm bảng con
1 em lên bảng 
- 1 em nêu ; 2 em nhắc lại
- Làm bảng con 
- 2 em trao đổi và nêu
- HS làm vào bảng con
- HS : Biết được cách thử lại của phép cộng và phép trừ
- Đọc đề, nêu y/cầu và làm vở
- 1 em nêu 
 - HS làm bài vào vở
- HS nêu 
-1 em đọc đề và tóm tắt.
- HS Tự giải vào vở. 1 hs lên bảng làm
-1 em nêu: Giải toán đơn
-HS nêu
......................................................................................
Tiết 4: ĐAO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này ,HS nhận thức được :
 -Cần phải biết tiết kiệm tiền của vàvì sao cần tiết kiệm tiền của .
2/ HS biết tiết kiệm ,giữ gìn sách vở ,đồ dùng của mình hằng ngày.
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm , không đồng tình những hành vi , việc làm lảng phí.. 
II/ CHUẨN BỊ : SGK Đạo đức 4
-Bảng phụ .
-Bìa xanh – đỏ –vàng cho các đội
-Phiếu quan sát hoạt động thực hành.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/. Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
-GV nêu câu hỏi Y/c Hs trả lời
 -GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài -ghi bảng mục bài.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- GV nêu Y/c và cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin sau:
Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo: ra khỏi phòng nhớ tắt điện.
- Ở Đức người ta bao giờ cũng ăn hết , không để thừa thức ăn.
- Ở Nhật , mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
 Xem bức tranh vẽ trong sách BT.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
- GV cho HS làm việc cả lớp
 - Yêu cầu học sinh trả lời.
 - Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
- Họ biết tiết kiệm để làm gì?
- Tiền của do đâu mà có?
- GV KL :Chúng ta cần phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động con người làm ra cho nên tiết kiệm tiến của cũng chính là tiết kiệm sự cần cù lao động.
- Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao:
 ‘‘ Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
* Hoạt động 2
Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì ?
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trước lớp.
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm 
- GV phát bìa xanh – đỏ – vàng.
+ Cứ gọi 2 nhóm lên bảng / 1 lần
Các ý kiến:
Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm.
Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm .
Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
Ăn uống thừa thải là chưa tiết kiệm.
Tiết kiệm là quốc sách.
Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm.
Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết là tiết kiệm.
GV chốt hoạt động 2.
HOẠT ĐỘNG 3
Hỏi :Bản thân em đã tiết kiệm chưa ?
 - GV HS làm việc cá nhân .
- Yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiềm của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của.
 - GV cho HS trình bày và ghi ý kiến lên bảng
 GV chốt lại: Nhìn vào bả ... NG,CỌC TIÊU,RÀO CHẮN.
I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng quy định.
3. Thái độ:
Khi đi đường biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật, đảm bảo an toàn giao thông.
II/ NỘI DUNG.
1. Vạch kẻ đường.
- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệuđể hướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thông nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe.
- Vạch kẻ đường có thể dùngđộc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm cả các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết. Vạch kẻ đường chia làm hai loại: vạch nằm ngang, vạch đứng.
2. Cọc tiêu và tường bảo vệ.
Cọc tiêu và đường bảo vệ đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người đi biếtphạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuýen.
Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diêïn vuông, sơn trắng, riêng đầu trên sơn đỏ. Các cọc tiêu có thể liên kết thành tường rào.
Cọc tiêu thường cắn ở đường vào 2 đâu cầu, lưng các đường congvà các đoạn đường khác nguy hiểm.
Hàng cọc tiêu có thể thay bằng tường bảo vệ hay bằng cây xanh bên đường quét vôi trắng.
3. Hàng rào chắn.
Mục đích ngăn không cho người và xe qua lại.
Có hai loại : cố định và di động.
III/ Chuẩn bị.
Giáo viên. Tranh minh hoạ.
Học sinh. Phiếu học tập.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
GV
HS
A. Kiểm tra.
Hãy nêu một số biển báo cấm mà em bết.
Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu.
GV ghi tựa.
2. Hướng dẫn nội dung.
Hoạt động 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới.
Yêu cầu thực hiện trò chơi: Đi tìm biển báo hiệu giao thông.
Phổ biến cách chơi.
Chia lớp thành 3 nhóm thi nhau tìm đúng biển báo đặt vào đúng tên biển báo viết sẵn trên bảng.
Theo dõi, nhận xét nhóm làm đúng, nhanh.
Giáo dục nhận biết biển báo áp dụng vào lúc giao thông sẽ an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
Hỏi lần lượt các câu hỏi để học sinh trả lời.
Em nào đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
Hãy mô tả lại vạch kẻ mà em nhìn thấy trên đường.
Em nào biết người ta kẻ vạch kẻ trên đường để làm gì?
Nhận xét, kết luận.
Có nhiều loại vạch kẻ trên đường như:vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền. Vạch đứt đoạn, vạch phân chia làn đường cho các loại xe, mũi tên chỉ hướng đi của xe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu , hàng rào chắn.
- Cọc tiêu.
Treo tranh, giới thiệu cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết pham vi an toàn của đoạn đường.
Giới thiệu cọc tiêu qua các tranh ảnh.
Cá nhân nêu. 
Bổ sung ý bạn.
Hỏi:
Cọc tiêu có tác dụng gì?
Nhận xét, đánh giá.
- Rào chắn.
Giới thiệu : rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại.
Có hai loại rào chắn:
Rào chắn cố định thườngcó những nơi đường hẹp, đường cấm, đường cụt.
Rào chắn di động có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào đóng mở được
Rào chắn có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Kiểm tra hiểu biết.
Yêu cầu làm bài tập sau vào phiếu.
Ghi tiếp nội dung vào chỗ trống:
- Vạch kẻ đường có tác dụng .
- Rào chắn có..
- Để báo hiệu đoạn đường nguy hiểm người ta dùng..
Thu chấm và nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
Vạch kẻ trên đường có những tác dụng gì?
Về nhà học thuộc và áp dụng theo bài học.

-HS nhắc tựa.
Thảo luận nhận biết biển báo qua các tên biển báo.
Đại diện 3 em 3 nhóm lên chọn lựa đúng biển báo với tên biển báo.
Cá nhân trả lời.
Chỉ trên hình.
Mô tả về màu sắc, hình dạng, vị trí vạch kẻ.
Vạch đường để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
Theo dõi.

Cá nhân nêu: cọc tiêu để báo hiệu đoạn đường nguy hiểm
HS trả lời.
Cá nhân tự làm vào phiếu.
Cá nhân nêu.
THỨ 6 /21/10/2005
THỂ DỤC
QUAY SAU, ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI
ĐỔI CHÂN KHI ĐI SAI NHỊP-TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH ”
I/ MỤC TIÊU 
Củng cố kĩ năng :Quay sau, Đi đều, vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu quay sau đúng hướng, 
Trò chơi “Ném trúng đích”. Yêu cầu HS tập trung chú ý, khéo léo,ném chính xác vào đích . 
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
Địa điểm, Phương tiện: -Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị một còi.6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG 
ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN 
1.Phần mở đầu: 3’
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện:Khởi động
Như các tiết trước.
* Trò chơi “Tìm người chỉ huy” 5’
2.Phần cơ bản : 20’
a.Đội hình đội ngũ : 
-Ôn đi đều vòng phải vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
GV điều khiển lớp tập luyện . 
-Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. GV quan sát nhận xét sửa chữa cho HS : 
Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV viên quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua 
-Cả lớp tập luyện.Do GV điều khiển . 
 b.Trò chơi vận động: 
-Trò chơi “Ném trúng đích”
-GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi 1-2 lần.
-GV cho một tổ học sinh lên chơi thử. Sau đó cho cho cả lớp cùng và thi đua.
 GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS, HS tích cực trong chơi. 
3.Phần kết thúc: 5’
-Cho HS tâïp một số động tác thả lỏng : 
-Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp: 
*Trò chơi “diệt các con vật có hại”
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng dọc.
-Hs tham gia chơi. 
-Lớp trưởng điều kiển. 
-Cả lớp tập. 
-Từng tổ tập luyện 
-Cả lớp tập 
-Một tổ chơi thử
-Cả lớp tham gia chơi.
-Lớp trưởng điều khiển.
-HS thực hiện. 
Ð?A LÍ:
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
 I-MỤC TIÊU:- Học xong bài này,HS biết : - Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng,sinh hoạt, trang phục ,lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ )để tìm kiếm kiến thức .
- Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của dân tộc ở Tây Nguyên .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh ,ảnh SGK về nhà ở ,buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của TN .
III-HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
Hoạt Động Của HS
1-Ổn định lớp : 
2-KTBC: GV nêu câu hỏi.
-GV nhận xét.
3-Bài mới : 
-Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta tìm hiểu về :”Một số dân tộc ở Tây Nguyên “.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG 1 : GV HD HS tìm hiểu .
* Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống .
- Yêu cầu HS đọc thầm mục 1 SGK /84
Phiếu bài tập1: 
+ Kể tên 1 số dân tộc sống ở TN?
+ Trong các dân tộc kể trên dân tộc nào sống lâu đời nhất ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở TN có những đặc điểm gì riêng biệt ?
 + ĐểTN ngày càng giàu đẹp ,nhà nước cùng cacù dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
- GV nhận xét ,kết luận :Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.(ghi bảng).
- Cho HS quan sát hình 1,2,3 mỗi dân tộc có tập quán,sinh hoạt riêng .
HOẠT ĐỘNG 2: GV HD HS thảo luận nhóm (một bàn) .
* Nhà rông ở Tây Nguyên .
- Cho HS trình bày tranh ,ảnh về nhà ở ,buôn làng nhà rông mà các em đã sưu tầm lên bàn và hình 4SGK ,để cùng nhau thảo luận .Trình bày các ý sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông dùng để làm gì?
+ Sự to ,đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- GV nhận xét ,kết luận :nhà rông để sinh hoạt tập thể.
HOẠT ĐỘNG 3:
* Trang phục ,lễ hội .
- Bài tập 2:Cho HS làm phiếu .
-GV HD:
+ Người dân Tây Nguyên nam,nư õthường mặc như thế nào?
+ Lễ hội Tây Nguyên thường tổ chức khi nào?
+ Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên ?
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụđộc đáo nào ?
-GV nhận xét ,kết luận :Họ yêu thích nghệ thuật 
4-Củng cố :Trình bày nhữngđặc điểm tiêu biểu về dân cư,buôn làng,sinh hoạt của người dân TN?
5-Dặn dò : Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Hs trả lời.
 - Học sinh nhắc lại.
- Đọc thầm mục 1 SGK /84
- Hoạt động cá nhân .
- HS làm vào phiếu học tập rồi trình bàytrước lớp .
-HS trả lời.
- Tiếng nói ,tập quán ,sinh hoạt.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét bổ sung .
-HS nhắc lại 
-HS quan sát.
-Hoạt động nhóm (một bàn).
- HS thảo luận ,đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét 
- Hoạt động nhóm ghi vào phiếu Bài Tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Hoạt động cả lớp .
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
 KHÂU ĐỘT THƯA
I/Mục tiêu.
 -Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Hình thành thói quen làm việc kiên nhẫn, kiên trì cẩn thận.
II/ Chuẩn bị.
 -Quy trình cách khâu đột thưa.
 -Mẫu khâu đột thưa trên vải khác màu chỉ khâu và một bìa giấy.
III/ Hoạt động dạy và học.
Giáo viên
Học sinh
/ Kiểm tra.
Nhắc lại quy trình, tác dụng của khâu thường.
A, Dạy bài mới:
 Hoạt động 1.
 Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
 Yêu cầu.
 Nhận xét mẫu khâu đột thưa ở mặt trái và mặt Phải
 Theo dõi, nhận xét, kết luận.
 Mặt trước khâu các mũi kim đều như khâu thường. Mặt sau (trái) khoảng cách mũi trước cách mũi sau 1/3 khoảng cách.
 Chỉ trên hình vẽ và nêu. Khi khâu đột thưa ta nên khâu từng mũi một và sau mỗi mũi rút chỉ đúng không quá chặt hay quá lỏng.
 Khi khâu theo trình tự từ phải sang trái.
 Hãy nêu lại cách khâu đột thưa.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật cũng như các kiểu khâu khác, khâu đột thưa trước hết phải làm gì?
 Hãy nêu lại cách vạch dấu, lưu ý hình 2, đánh dấu trên vạch dấu để khoảng cách chính xác.
 Yêu cầu quan sát.
 Hãy nêu cách khâu theo vạch dấu.
 Theo dõi, nhận xét và kết luận?
Vừa thao tác trên vải vừa giải thích bằng mũi khâu.
Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, đâm lên từ dưới ở vị trí 2 (hình 3a) rút chỉ sát vải.
 Sau đó lùi kim xuống điểm 1 rồi lên kim tại điểm 4 ( xuống kim số lẻ, lên kim số chẵn).
 Tiếp tục đến hết chiều dài của vải ( hình 3b). khi đến cuối cần lại múi tránh bị sổ múi.
 Yêu cầu.
 Nhận xét mũi khâu đột thưa.
* Củng cố –Dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần , thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-HD HS trước bài mới.
- Về nhà chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “thêu lượn vắt”
Cá nhân nêu.
Nhận xét bổ sung ý bạn.
Nhắc tựa.
Quan sát mẫu vật, mặt trái, mặt phải
Thảo luận nhóm.
- HS theo dõi .
- HS nêu.
- HS quan sát thao tác kĩ thuật .
- Trả lời .
- HS quan sát,nêu.
- HS nhận xét .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4tuan 7 co tang buoi.doc