Bài soạn các môn Khối 4 - Tuần 18

Bài soạn các môn Khối 4 - Tuần 18

 Tiết2: Tập đọc:

$ 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

- Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc từ HKI, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ 1 phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Hệ thống một số điều ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong học kì I.

- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn Khối 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần18:
 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009.
 Tiết 1: 
Hoạt động tập thể
 --------------------------------------------------------------
 Tiết2: Tập đọc:
$ 35: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
- Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc từ HKI, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ 1 phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Hệ thống một số điều ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong học kì I.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc:
- Gọi h/s bốc thăm và chuẩn bị bài.
- Từng h/s bốc thăm, xem bài 1 phút.
- Thực hiện theo phiếu yêu cầu.
- Đặt câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Ôn tập:
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài.
- GV nêu rõ yêu cầu.
- HS thảo luận làm bài theo nhóm 2.
- Gọi h/s trình bày miệng?
- Lần lượt h/s nêu.
- GV nhận xét, chốt ý hoàn thành vào bảng.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn h/s đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng.
____________________________________
 Tiết 3: Toán: 
$ 86: Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
Giúp h/s:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5? Số 1452350 chia hết cho 2 và 5 không?
- 2 h/s nêu ý kiến.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Dấu hiệu chia hết cho 9:
- Nêu các số chia hết cho 9? 
- Các số không chia hết cho 9?
- Em có nhận xét gì về tổng của các chữ số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số trong số không chia hết cho 9?
- HS lấy các số chia hết cho 9.
72:9=8 ; 81:9=9;...
182 : 9 = 20 (dư2)...
- HS nêu ý kiến.
Số 72 có: 7 + 2 = 9 
số 128 có: 1 + 8 + 2 = 11; 11 : 9 = 1 (dư2) 
- Dấu hiệu chia hết nào cho biết các số chia hết cho 9?
- HS nêu : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
+ Chú ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thí không chia hết cho 9.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét.
- HS nêu các số chia hết cho 9.
 99; 108; 5643; 29385.
Bài 2: Làm miệng.
- Gọi h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
- HS nêu các số không chia hết cho 9.
96; 7853; 5554;1097.
- Vì tổng các chữ số không chia hết cho 9.
Bài 3: Làm bài vào vở.
- HD tìm các số có 3 chữ số chia hết cho 9. 
- GV nhận xét chấm bài.
Bài 4:
- Điền số nào vào ô trống? Vì sao?
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở. Đọc các số:
 VD: 126; 603; 441; 900; 801; ...
315; 135; 225.Là các số chia hết cho 9.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu: Điền số 5 vì 3+1+5 = 9 chia hết cho 9.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
- Điền vào ta có số: 135 ; 225.
 ___________________________________
 Tiết 4: Đạo đức: 
$ 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
I. Mục tiêu:
Luyện tập và củng cố cho h/s nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản của các nội dung:
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Yêu lao động.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những việc làm em đã tham gia ở nhà, trường, xã hội?
- Nhiều học sinh nêu.
- GV nhận xét.
B. Thực hành:
1. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 nội dung bài Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Mục tiêu: HS học thuộc ghi nhớ của bài : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, và làm bài tập kĩ năng.
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s điều khiển lớp.
- Thảo luận theo bàn ghi nhớ của bài 6.
- Trình bày.
- Lần lượt h/s trình bày, lớp trao đổi.
- GV nhận xét đánh giá.
- Thảo luận bài tập:
Để tỏ lòng với ông bà cha mẹ em cần làm gì trong mỗi tình huống sau:
a. Cha mẹ vừa đi làm về.
b. Cha mẹ đang bận việc.
C. Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm mệt.
d. Ông bà đã già yếu.
- Tổ chức h/s điều khiển lớp trao đổi.
- Trao đổi theo nhóm 4, trình bày trước lớp 
- GV cùng h/s nhận xét đánh giá bạn có cách trình bày tốt.
từng tình huống. 
- Nhiều h/s trình bày trước lớp.
2. Hoạt động 2+3: Làm tương tự đối với 2 bài còn lại bài 7+ 8. Viết 1 đoạn văn, vẽ 1 bức tranh về chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu lao động.
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức thuộc bài biết ơn thầy cô giáo và yêu lao động.
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s chọn thể loại trình bày.
- HS chọn cùng thể loại vào cùng nhóm.
- Vẽ theo nhóm 4; Viết theo nhóm 2.
- Gọi h/s trình bày kết quả.
- Theo từng nhóm, đại diện trình bày.
- GV cùng lớp trao đổi, nhận xét chung.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn h/s thực hiện các việc làm hàng ngày.
_________________________________________ 
 Tiết 5 : Lịch sử:
 $ 18: Kiểm tra định kì
 (nhà Trường ra đề )
_________________________________________________________________ 
 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009. 
 Tiết 1: Toán:
$ 87: Dấu hiệu chia hết cho 3 
I. Mục tiêu:
Giúp h/s:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ?
- Nhận xét đánh giá.
- 2 h/s nêu và cho ví dụ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dấu hiệu chia hết cho 3:
- Tìm một vài số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?
- HS nêu các số:
21 : 3 =7 22 : 3 = 7 (dư1)
18 : 3 = 6 20 : 3 = 6 (dư2)
- Nhận xét gì về tổng của các chữ số trong các số trên?
2 + 1 = 3 2 + 2 = 4
3 : 3 = 1 4 : 3 = 1 (dư 1)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Chú ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
3. Bài tập:
Bài 1: 
- Gọi h/s nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu làm bài nêu kết quả?
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Học sinh làm nháp, trình bày miệng.
Số chia hết cho 3 là:
 231; 1872; 92 313.
Bài 2:
- Yêu cầu làm bài miệng.
- Vì sao các số đó không chia hết cho 3?
- GV nhận xét.
- HS làm bài.
Số không chia hết cho 3: 502; 6823; 55 553; 641 311.
Bài 3: 
- Gọi h/s nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- GV chấm chữa bài.
Bài 4: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3? 
- Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. Một số học sinh nêu miệng.
VD: 321; 300; 420....
- HS làm bài vào vở. Nêu kết quả:
564; 795; 2535. Là các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
 -------------------------------------------------------------
 Tiết 2: Chính tả: 
$ 35: Ôn tập học kì I (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra tập đọc lấy điểm.
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, sự hiểu biết của học sinh về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu của tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra đọc:
- Gọi h/s bốc thăm chuẩn bị bài.
- HS chuẩn bị bài.
- Yêu cầu đọc bài trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS đọc bài.
3. Ôn tập:
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- Đặt câu với các từ đã cho.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- GV nhận xét.
a. Nguyễn Hiền là người chăm học.
b. Cao Bá Quát viết rất đẹp.
Bài 3:
- Yêu cầu h/s đọc bài và tìm hiểu bài.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự nhớ hoặc xem lại bài tập đọc: Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ đã học, đã biết.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi h/s đọc bài.
- Nêu miệng, 3 h/s viết bảng.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập rèn luyện.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt- Có ngày thành kim.
- Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn.
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng,...
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác.
- Ai ơi đã ...
- Hãy lo bền chí câu cua ...
5. Củng cố dặn dò:
- Hãy đặt câu khuyên bạn giữ vững ý chí?	
- GV nhận xét tiết học, dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài ôn sau.
______________________________________ 
Tiết 3: Luện từ và câu: 
$ 18: Ôn tập học kì I (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu của tiết 1.
- Bảng phụ viết sẵn về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu bốc thăm chuẩn bị bài.
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét cho điểm.
3. Ôn tập:
Bài 2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đọc thầm truyện.
- Yêu cầu h/s viết bài phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng vào vở.
- HS chuẩn bị bài.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 1 h/s đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều SGK/104.
- Đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, kết bài.
- Cả lớp viết bài.
- Gọi h/s đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đọc bài viết. 
- GV cùng h/s nhận xét trao đổi.
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu các cách kết bài, mở bài?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s viết hoàn chỉnh phần mở bài và kết bài vào vở.
_____________________________________ 
 Tiết 4: Khoa học:
$ 35: Không khí cần cho sự cháy.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, h/s biết :
- Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
 - Nói về vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị lọ thuỷ tinh, nến...(TBDH).
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 lọ thuỷ tinh; 2 nến bằng nhau; 1 lọ thuỷ tinh không đáy, đế kê.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy.
+ Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơ ... ọc kì I:
- GV thông báo kết quả học tập và tu dưỡng rèn luyện của học sinh trong học kì I. 
- HS tự nhận xét rút ra những ưu điểm và kết quả học tập đã đạt được đồng thời nêu rõ những khuyết điểm còn mắc phải.
- Nêu ý kiến phấn đấu học tập và tu dưỡng của bản thân ở học kì II.
2. Tổng kết:
- GV nêu nhiệm vụ phương hướng cho học kì II.
- Nêu nhiệm vụ cho những học sinh cần phấn đấu và tu dưỡng nhiều để đạt được kết quả học tập tốt.
_______________________________________
 Tiết 2: Toán:
$ 89: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 ? 
- Nhiều h/s nêu.
- GV nhận xét.
B. Luyện tập:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi nnhắc nhở.
- GVcùng h/s nhận xét chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 4 h/s lên bảng:
a.4568; 2050; 35 766
b. 2229; 35766; 
c. 7435; 2050.
d. 35 766.
Bài 2: 
- Yêu cầu h/s nêu cách làm, tự làm, nêu kết quả, trình bày vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
- HS làm bài.
a. 64 620; 5270.
b. 57 234; 64 620; 5 270.
c. 64 620
Bài 3: 
- Cho học sinh tự làm bài vào vở, kiểm tra chéo vở, nêu kết quả đúng:
- HS làm bài.
a. 528; 558; 588. c. 240
b. 603; 693. d. 354.
- GV cùng h/s nhận xét từng kết quả.
Bài 4: (Có thể giảm)
- Nêu cách làm bài?
- Tính giá trị sau đó xem kết quả là số chia hết cho số nào?
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở, trao đổi trước lớp.
- GV nhận xét khen học sinh trao đổi sôi nổi.
- Cả lớp làm bài, 1 h/s lên bảng, lớp trao đổi bài.
a. 6395 chia hết cho 5.
b. 1788 chia hêtý cho 2.
c. 450 chia hết cho 2 và 5.
d. 135 chia hết cho 5.
Bài 5**: 
- Gọi h/s nêu yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- Để tìm được số học sinh lớp đó ta làm 
- Các số phải tìm là các số chia hết cho 
như thế nào?
- GV nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:
3 và chia hết 5 nhưng lớn hơn 20, nhỏ hơn 35 là: 30.
- HS nêu kết quả.
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra định kì HKI.
_______________________________________
 Tiết 3: Luyện từ và câu:
$ 36: Kiểm tra định kì ( Đọc)
( nhà Trường ra đề )
________________________________________
 Tiết 4: Địa lí: 
$ 18: Kiểm tra học kì I
 ( Nhà Trường ra đề)
______________________________________ 
 Tiết 5: Mĩ thuật:
$ 18: Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lọ hoa và quả.
I. Mục têu:
- Học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
- Học sinh biết cách vẽ hình thù bao quát đến chi tiết và vẽ được 2 đồ vật gần giống mẫu.
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vât. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu lọ và quả để vẽ.
- Giấy, vở thực hành, đồ dùng để vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Quan sát H1 ( 34- SGK)
- Bố cục của mẫu?
- Chiều rộng, chiều cao
- Hình dáng tỉ lệ của lọ và quả?
- Vị trí các đồ vật như thế nào?
- Đồ vật cao trước, đồ vật thấp sau.
- Hướng dẫn các huớng nhìn ( 3 hướng)
+ Chính diện.
+ Bên trái.
+ Bên phải.
- Màu sắc?
3. Hoạt động 2: Cách vẽ.
- So sánh tỉ lệ -> khác khung hình của từng vật mẫu.
- Quan sát mẫu + H2.
- Tìm tỉ lệ: Miệng, cổ vai
- Vẽ nét chính trước, vẽ các chi tiết và sửa hình.
- Vẽ màu ( đậm nhạt).
- HS theo dõi.
4. Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu h/s thực hành.
- HS thực hành. 
- Quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng.
+ Quan sát mẫu.
+ Vẽ khung hình.
+Ước lượng phác bộ phận của mẫu.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm. 
+ Bố cục ( cân đối)
- Nhận xét, xếp loại bài vẽ của bạn.
+ Hình vẽ ( rõ đặc điểm, giống mẫu).
- Giáo viên kết luận và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
*Dặn dò: Quan sát chân dung của bạn và người thân, chuẩn bị cho bài sau.
________________________________ 
 Tiết 6: Kĩ thuật:
$ 18: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 4)
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục thực hành hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình với các cách khâu thêu đã học.
- HS tự đánh giá được sản phẩm của mình làm ra và đánh giá bài của bạn.
- HS yêu thích sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị tiêu chí đánh giá sản phẩm.
III. Các hoạt đọng dạy học: 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thực hành.
- Tổ chức cho h/s tiếp tục thực hành bài thực hành đang làm ở tiết trước.
- HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
- GV quan sát, giúp đỡ h/s còn lúng túng, động viên h/s hoàn thành sản phẩm.
2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV đưa tiêu chí đánh giá: Sản phẩm có sáng tạo, thể hiện có năng khiếu thêu, khâu, đánh giá A+; hoàn thành A và chưa hoàn thành B.
- Tổ chức cho 3 h/s làm giám khảo đi đánh giá sản phẩm của các tổ.
- GV nhận xét xếp loại.
C. Dặn dò:
- Khâu thêu được ứng dụng trong gia đình thế nào?
- Chuẩn bị cho bài sau.
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS dựa vào tiêu chí để nận xét sản phẩm của bạn và của mình.
_________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009.
 Tiêt1: Toán:
$ 90: Kiểm tra học kì I
(nhà Trường ra đề)
____________________________________
 Tiết 2: Tập làm văn: 
$ 36: Kiểm tra định kì ( Viết)
(nhà Trường ra đề)
______________________________________ 
 Tiết 3: Khoa học: 
 $ 36: Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
Sau bài học, h/s biết:
+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+ Xác định vai trò của không khí đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm các tranh ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
- Hình ảnh bơm không khí vào bể cá.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Khí ô-xi và khí ni-tơ trong không khí có vai trò với sự cháy thế nào? 
- 2 h/s nêu ý kiến.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người.
+ Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh người cần không khí để thở. Xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu đọc mục thực hành SGK/ 72.
- Cả lớp làm theo mục thực hành.
- Nêu nhận xét?
- Luồng không khí ấm chạm vào tay do thở.
- Nín thở.
- Cả lớp làm.
- Vai trò của không khí đối với con người.
- Để thở...
3. Hoạt động 3: Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật.
+ Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát hình 3, 4 trả lời:
- Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết?
- Vì hết ô-xi.
- Nêu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật?
- HS dựa vào mục bạn cần biết để trả lời.
- Vì sao không nên để nhiều hoa tươi, cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Vì cây hô hấp, thải khí cac-bon-níc, hút ô-xi...
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
+ Mục tiêu: Xác định vai trò của khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu h/s quan sát hình 5, 6 theo cặp.
- Chỉ và nói tên dụng cụ dùng trong 2 hình.
- Trình bày kết quả quan sát?
- Hình 5: Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng.
- Hình 6: Máy bơm không khí vào bể.
- Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, ĐV, TV?
- HS nêu ý kiến.
- Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
- ô-xi.
- Trong trường hợp nào người ta cần phải thở bằng bình ô-xi?
- Thợ lặn; người làm việc trong hầm lò; người bệnh nặng...
+ Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần ô-xi để thở.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu ví dụ cho thấy khômg khí cần cho sự sống?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc bài, chuẩn bị tiết học sau.
_____________________________________ 
 Tiết 4: Thể duc:
$ 36: Sơ kết học kì I 
 Trò chơi: Chạy theo hình tam giác 
I. Mục tiêu:
 - Sơ kết học kì I. Yêu cầu h/s hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học, ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm.
 - Học trò chơi: Chạy theo hình tam giác. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 còi, phấn kẻ sân, dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội Dung
Đ L
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
 6 - 8’
- Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số.
x x x x x x x x x x x
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Chạy chậm xung quanh sân, xoay các khớp.
- Trò chơi: Kết bạn.
- Thực hiện bài TDPTC.
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
GV+CSL
2. Phần cơ bản:
18 - 22’
a. Sơ kết học kì I:
- GV cùng h/s hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học. 
+ ĐHĐN.
+ Bài TDRLTTCB.
+ Bài TDPTC.
- 1 số học sinh lên thực hiện lại bài tập.
- Ôn 1 số trò chơi vận động đã học: Yêu cầu h/s chơi.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
GV
 A
b. Trò chơi: Chạy theo hình tam giác.
- GV nhắc lại tên trò chơi, phổ biến luật chơi , cho h/s chơi.
 xxxxx B C
- GV theo dõi nhắc nhở h/s chơi.
3. Phần kết thúc:
 4 - 5’
 x x x x x x x
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV cùng h/s hệ thống lại bài. 
- Nhận xét đánh giá giờ học.
 x x x x x x x
 x x x x x x x 
GV
 _________________________________________
 Tiết 5: Hoạt động tập thể:
 Sơ kết tuần 18
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận ra những  ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 18.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
 1. Sinh hoạt lớp: 
 - Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 18. 
 - Nêu ‏‎ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 19.
 * GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 18.
 - Công bố kết quả kiểm tra định kì.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 19: 
 - Phát huy ưu điểm của học kì I, khắc phục tồn tại để cố gắng học tập tốt ở học kì II.
- Rèn ý thức tự học, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s múa hát các bài hát đã học của đội. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 LOP 4 DAI.doc