Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 13

Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 13

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (trang 125)

I. Mục đích, yêu cầu :

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi- ôn- cốp- Xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

 - Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi – ôn - cốp – Xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II. Đồ dùng dạy - học :

 - GV : Tranh minh hoạ chân dung nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ (nếu có), băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

III. Phương pháp:

 - Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13
Soạn ngày : 12 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 2, 14 / 11 / 2011
Tiết 1 : Chào cờ.
Tiết 2 : Tập đọc.
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (trang 125)
I. Mục đích, yêu cầu :
	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi- ôn- cốp- Xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
	- Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi – ôn - cốp – Xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Tranh minh hoạ chân dung nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ (nếu có), băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III. Phương pháp: 
	- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Vẽ trứng ” + trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung Xi- ôn- cốp- xki ? 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Để tìm hiểu bí mật đó Xi- ôn- cốp- xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
Thiết kế: vẽ mô hình  
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ôn- cốp- xki thành công là gì? 
+ Nội dung đoạn 2,3 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Ý chính đoạn 4 là gì?
GV giới thiệu thêm về Xi- ôn- cốp- xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nội dung chính của bài là gì?
* Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
- GV ghi nội dung lên bảng.
4. Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Văn hay chữ tốt”.
5'
3'
12'
10'
7'
3'
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 1,2 HS đọc các từ khó đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 em đọc cả bài.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời.
- khi còn nhỏ ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim.
- Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được gợi cho Xi- ôn- cốp- xki tìm cách bay vào không trung. 
1. Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Xi- ôn- cốp- xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
- Ông sống rất kham khổ, ăn bánh mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không đồng ý nhưng ông khôn nản chý. Ông kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
- Vì ông có ước mơ đẹp, chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
2. Ước mơ đẹp của Xi- ôn- cốp- xki.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
3. Sự thành công của Xi- ôn- cốp- xki.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp đặt tên: 
+ Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
+ người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay đến các vì sao.
- 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 3 : Khoa học.
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM (trang 52)
A - Mục tiêu: 
	Sau bài, học sinh biết:
	- Phân biệt đước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
	- Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
	- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
B - Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 52 - 53 SGK. 
	- 1 chia nước suối, 1 chai nước máy, 2 phễu lọc, bông, kính lúp.
C - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống con người và động thực vật?
- Nước có vai trò gì đối với sản xuất NN, CN ? Lấy ví dụ?
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. Giải thích được nước sông, hồ thường đục và không sạch.
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
- Nếu có kính lúp cho học sinh quan sát nước suối và trình bày những gì mình quan sát thấy.
2 – Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước ô nhiễm và nước sạch.
+ Đặc điểm của nước sạch: Màu, mùi, vị, vi vi sinh vật, các chất hoà tan.
+ Đặc điểm của nước bị ô nhiễm:
- GV nhận xét, chốt lại nội dung chính.
3 – Hoạt động 3: Trò chơi
- Kịch bản: Một lần Minh và mẹ đến nhà Nam chơi. Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với Nam?
- GV nhận xét tuyên dương HS sắm vai tốt.
IV – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học học thuộc mục “Bạn cần biêt”.
5'
3'
7'
8'
8'
4'
- 3, 4 em lên bảng trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
Đăc điểm của nước trong tự nhiên
- HS làm thí nghiệm nước sạch, nước bị ô nhiễm.
- Cử đại diện trình bày kết quả thí nghiệm:
 + Miếng bông lọc chai nước máy vẫn sạch không có màu hay mùi lạ vì nước máy sạch.
 + Miếng bông lọc chai nước suối có màu vàng, có nhiều bụi đất, chất bẩn đọng lại vì nước này bẩn bị ô nhiễm.
- Có nhiều đất cát, có nhiều vi khuẩn sống(Nước sông có phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo nên có màu xanh).
Tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Không màu, trong suốt, không mùi, không vị, không có, hoặc không đủ gây hại cho sức khoẻ.
+ Có màu vẩn đục, có mùi hôi( ) nhiều quá mức cho phép. Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
Sắm vai
- HS tự sắm vai và mói ý kiến của mình.
- Nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 4 : Anh văn.
Giáo viên chuyên.
Tiết 5 : Toán.
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 (trang 70)
 A. Mục tiêu:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Các bài tập cần làm : 1, 3.
 B. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK 
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính:
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Nội dung bài
* Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
- GV viết bảng : 27 11 = ?
+ Có nhận xét gì về tích riêng của phép nhân ?
+ Nêu bước thực hiện cộng hai tích riêng ?
=> Như vậy, khi cộng hai tích riêng của 27 11 với nhau, ta chỉ cần cộng 2 chữ số của 27( 2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
+ Em có nhận xét gì về kết quả của 27 11 = 297 so với số 27, các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ?
- GV nêu : Đó chính là cách nhân nhầm 27 với 11.
- Y/C HS nhân nhẩm 41 11
=> Các số 27 ; 41 ;... đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10. Vậy với trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn 10 ta làm như thế nào ?
* Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
- GV ghi ví dụ : 48 11 = ?
- Y/ C học sinh vận dụng cách trên để làm
- Y/c HS đặt tính thực hiện.
+ Nhận xét về tích riêng của phép nhân.
+ Nêu bước cộng 2 tích riêng.
+ Có nhận xét gì trong kết quả (528) với thừa số 48.
- GV nêu cách nhẩm :
* 4 + 8 = 12 ; viết 2 vào giữa 2 chữ số của 48 được 428 ; thêm 1 vào 4 của 428 được 528. 
Vậy 48 11 = 528.
- Y/c HS thực hiện 75 11.
3. Luyện tập :
* Bài 1 : Y/c HS tự làm, nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : 
- Gọi HS nêu Y/C BT.
Tóm tắt
Khối 4 :17 hàng ; mỗi hàng : 11 HS
Khối 5 :15 hàng ; mỗi hàng : 11 HS
Cả hai khối : .... ? học sinh 
+ Hãy nêu cách giải khác ?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
III. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học thuộc 2 cách nhẩm.
5'
2'
8'
6'
7'
9'
3'
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Nêu lại đầu bài.
- 1 HS lên bảng, lớp làm ra nháp.
+ Hai tích riêng của phép nhân 27 11 đều bằng 27.
+ Hạ 7 ; 2 + 7 = 9 viết 9 ; hạ 2
- Số 27 sau khi được viết thêm tổng 2 chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa ta được số 297
- HS nêu : 4 + 1 = 5 ; viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451.
- Vậy 41 11 = 451.
- HS nêu .
- 1 HS lên bảng – Lớp làm ra nháp
- 8 là hàng đơn vị của 48
- 2 là hàng đơn vị của tổng 2 chữ số của 48 (4 + 8 = 12).
- 5 là tổng của 4 + 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang.
- HS nhắc lại cách nhân nhẩm 48 11.
- HS nhẩm : 75 11 = 825.
- HS nêu Y/C BT tự làm vào vở.
a) 34 11 = 374 c) 82 11 = 902
b) 11 95 = 1 045 
- HS đọc, phân tích, tự tóm tắt rồi giải vào vở ; 1 HS lên bảng :
Bài giải
Số hàng cả 2 khối lớp xếp được là :
 17 + 15 = 32(hàng)
Số học sinh của cả 2 khối lớp là :
 32 11 = 352(học sinh)
 Đáp số : 352 học sinh
- HS nêu : Tìm số HS của mỗi khối, rồi tìm số HS của 2 khối.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Soạn ngày : 12 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 3, 15 / 11 / 2011
Tiết 1 : Toán.
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (trang 72)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số..
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Các bài tập cần làm : 1, 3.
B. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK. 
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (2 trường hợp) và thực hiện nhẩm.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
II. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Nội dung bài
a) Tìm cách tính : 164 123.
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất : Một số nhân một tổng để tính.
b) Giới thiệu cách đặt tính.
- Hướng dẫn ... ữ nhật.
- BT cần làm : 1, 3, 5(a)
B. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK 
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
- Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiêu bài, ghi đầu bài :
2. Nội dung bài
 Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : ( 74) Bài yêu cầu gì ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 : ( 74) 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ áp dụng những tính chất nào để tính ? (1 số nhân với một tổng ;1 số nhân 1 hiệu, tính chất giao hoán và nhân với 100).
- Nhận xét, cho điểm HS
* Bài 5 :
+ Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b
+ Khi tăng chiều dài lên 2 lần thì chiều dài mới là bao nhiêu ?
+ Khi đó diện tích của hình chữ nhật mới là bao nhiêu ?
+ Vậy khi tăng chiều dài lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng lên bao nhiêu lần ?
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài trong vở bài tập.
2'
5'
3'
8'
8'
6'
4'
Hát tập thể
- HS chữa BT làm ở nhà.
- Nêu lại đầu bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
+ Tính giá trị bằng cách thuận tiện nhất.
a) 142 12 + 142 18 
 = 142 ( 12 + 18 )
 = 142 30
 = 4 260
b) 49 365 – 39 365
 = 365 ( 49 – 39 ) 
 = 365 10 
 = 3 650
c) 4 18 25 = 4 25 18 
 = 100 18
 = 1 800
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi SGK.
 S = a b.
 a) Nếu a = 12cm và b = 5cm thì :
 S = 12 5 = 60 cm2
 Nếu a = 15 cm và b = 10 cm thì :
 S = 15 10 = 150 cm2
 + Diện tích hình chữ nhật tăng lên 2 lần.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 5 : Anh văn.
Giáo viên chuyên.
Soạn ngày : 16 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 6, 18 / 11 / 2011
Tiết 1 : Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG (trang 75)
A. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng ; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- BT cần làm : 1, 2(dòng1), 3
B. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK 
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
- Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiêu bài, ghi đầu bài :
2. Nội dung bài
2) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 :Tính
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 : 
+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Nhận xét, cho điểm HS
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- 1, 2 HS chữa BT làm nhà.
- Nêu lại đầu bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300 kg = 3 tạ
 80 kg = 8 yến 1 200 kg = 12 tạ
b) 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn 
 8000kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn 
 15 000kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c) 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2
 800 cm2 = 8 dm2 900 dm2 = 9 m2 1700 cm2 = 17 dm2 1000 dm2 = 10 m2 
- HS lên bảng đặt tính phần a, b.
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) 2 39 5 b) 302 16 + 302 4 
 = 2 5 39 = 302 ( 16 + 4 ) 
 = 10 39 = 302 20 
 = 390 = 6040
c) 769 85 – 769 75 
 = 769 ( 85 – 75 )
 = 769 10 = 7690
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 2 : Tập làm văn.
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN (trang 132)
A. Mục tiêu:
	- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật,cốt truyện) ; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
B. Đồ dùng dạy- học :
	- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt 1 số kiến thức về văn kể chuyện.
	- HS: vở ghi
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC: 
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Tiết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức đã họcvề văn kể chuyện
2. Nội dung bài :
* Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: 
GV ghi các đề văn lên bảng
- Đề 1: Lớp em vừa có 1 bạn.. Em hãy viết thư thăm bạn
- Đề 2: Em hãy kể lại câu chuyện về 1 tấm gương rèn luyện thân thể.
- Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy
- Mỗi đề trên thuộc thể loại đề gì?
- Đề văn kể chuyện có gì khác với các đề 1,và 3? 
Bài 2,3: 
- YC hS nói đề tài câu chuyện mình kể
- HS viết dàn ý câu chuyện
- Từng cặp thực hành kể
- GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt
+ Văn kể chuyện: kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu , có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói nên 1 điều có ý nghĩa
+ Nhân vật: - là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa
- Hành động lờo nói suy nghĩ, .. của nhân vật nói nên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói nên tính cách thân phận của nhân vật.
+ Cốt chuyện: - Cốt chuyện thường gồm có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Có 2 kiểu mở bài: ( mở bài trực tiếp, hay gián tiếp) . Có 2 kiểu kết bài( Mở rộng hay không mở rộng)
IV) Củng cố - dặn dò :
- Hôm nay ôn tập những thể loại văn nào?
- Về nhà làm hoàn chỉnh bài tập 3
- CBBS: Thế nào là văn miêu tả?
- Nhận xét giờ học.
3'
4'
8'
15'
5'
- hát
- Nghe, nhắc lại đầu bài.
- Đọc YC của bài
- HS đọc 
- Đề 1: Thuộc loại văn viết thư
- Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện
- Đề 3: thuộc loại văn miêu tả
- Văn kể chuyện có nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa..
- HS đọc YC bài
HS nối tiếp nhau nêu câu chuyện mình kể
- Viết dàn ý vào vở.
 - HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung bạn KC.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3 : Đạo đức.
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (trang 17)
Tiết : 2
I. Mục tiêu :
	- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
	- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. 
	- Hiểu được : Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi các tình huống
III. Phương pháp dạy học: 
 - KC, đàm thoại, quan sát - thực hành.
 IV. Các phương pháp dạy học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức :
II - KTBC: 
 - Gọi HS đọc ghi nhớ
III - Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát hình vẽ trong sgk.
- Y/c HS trả lời các câu hỏi.
Hỏi: Thế nào là hiếu thảo với ông. Nếu là con không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động 2: Kể chuyện về tấm gương hiếu thảo
- Kể cho các bạn trong nhóm về tấm gương hiếu thảo mà em biết?
VD: Bài thơ “Thương ông”
- Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
Hoạt động 3: Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ
- Em dự định sẽ làm gì để quan tâm chăm sóc cha mẹ, ông bà?
Hoạt động 4: Xử lý tình huống
- Em đang ngồi học bài, em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: Bữa nay bà đau lưng quá.
- Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi lấy hộ ông cái khăn.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nxét tiết học, thực hiện đúng như giờ học.
3'
5'
2'
5'
6'
5'
6'
3'
- Hát
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh, thảo luận để đặt tên cho tranh đó...
- HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan, hành động của câu bé và quan tâm tới bố mẹ, khi ông bà, cha mẹ ốm đau...
+ Tranh 2: Một tấm gương tốt : Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc ông bà khi bà ốm, biết động viên bà, việc làm của cô béđáng là một tấm gương tốt để chúng ta học tập
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm, chăm sóc đến ông bà, cha mẹ. Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ rất buồn.
- HS kể trong nhóm.
- Đại diện ghi báo cáo.
Chim trời ai dễ kể công
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con.
áo mẹ cơm cha
ơn cha nặng lắm con ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
HS hoạt động cá nhân
HS tự nêu nxét của mình
HS sắm vai, xử lý tình huống
- Em sẽ mời bà ngồi, nghỉ và lấy dầu xoa bóp cho bà.
- Em sẽ ngừng chơi và lấy khăn giúp ông.
Tiết 4 : Thể dục.
Giáo viên chuyên.
Tiết 5 : Sinh hoạt.
NHẬN XÉT TUẦN 13
A) Mục đích yêu cầu:
	- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần về các mặt.
	- Đề ra phương hướng tuần 14.
B) Chuẩn bị :
	1.GV : Nội dung sinh hoạt.
	2.HS : ý kiến.
C) Phương pháp :
	- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
D) Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I. Nhận xét các mặt trong tuần:
1. Đạo đức:
 - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép đoàn kết, hoà nhã với bạn bè, không có hiện tượng tiêu cực xảy ra ở trong lớp, trong trường cũng như ngoài trường.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chấp hành tốt nội quy, nhiệm vụ lớp học: như em Thành, Chung (mất trật tự).
2. Học tập:
 - Đi học đều đặn, đúng giờ có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ trong các môn học ( Tứ, Su, Tủa, Huyền, Bình, Thảo, Nam, Duyên, Ngọc, Quyết, Trường, Cường...)
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức học tập: ( Thiên, Chung, Long, Kim, Hiếu, Kiên, Nhung, Linh).
3. Lao động vệ sinh:
- Các em đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình các buổi lao động vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.
- Song vẫn còn một số em chưa có ý thức tập thể, còn thờ ơ với công việc ( đối với các bạn nam )
4. Các hoạt động khác:
- Các em tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể, chưa thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp đề ra như: Thiên, Thành (không quàng khăn đỏ)
II/Phương hướng tuần 14:
- Duy trì phát huy nề nếp học tập.
- Khắc phục tồn tại yếu kém.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
- Tích cực hưởng ứng đợt thi đua thao giảng trong toàn truờng.
- Tham gia đầy đủ mọi phong trào hoạt động của nhà trường.
- Lắng nghe phát huy.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Phát huy, noi gương bạn.
- Lắng nghe cố gắng khắc phục.
- Lắng nghe phát huy.
- Rút kinh nghiệm 
 - Phát huy.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc