Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 15

Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 15

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (trang 146)

A. Mục đích, yêu cầu :

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đứa tuổi nhỏ (Trả lời được các CH trong SGK)

B. Đồ dùng dạy - học :

- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15
Soạn ngày : 26 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 2, 28 / 11 / 2011
Tiết 1 : Chào cờ.
Tiết 2 : Tập đọc.
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (trang 146)
A. Mục đích, yêu cầu :
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đứa tuổi nhỏ (Trả lời được các CH trong SGK)
B. Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Chú Đất Nung.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
II- Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn mở bài và đoạn kết bài .
+ Bài văn nói lên điều gì?
c) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung. Ghi nội dung lên bảng
3. Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tuổi ngựa”
5'
3'
12'
10'
 - 2 em nối tiếp đọc bài Chú Đất Nung, trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài.
 - Nghe, mở sách, quan sát tranh.
 - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 1, 2 HS đọc các từ khó đọc trong bài
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm
- Tác giả quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- Lắng nghe
1. Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng suốt một thời mới lớn . bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giừo cũng hy vọng tha thiết cầu xin “ Bay đi diều ơi, bay đi...”
2.Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- HS đọc bài theo yêu cầu.
 Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng.
- 2 HS đọc nối tiếp bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Tiết 3 : Khoa học.
TIẾT KIỆM NƯỚC (trang 60)
I. Yêu cầu cần đạt : 
	- Thực hiện tiết kiệm nước.
II - Đồ dùng dạy học :
	- Hình trang 60 - 61 SGK. Giấy A4.
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời CH : Nên và không nên làm gì để bảo vệ nguồn nước.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. Giải thích được lý do phải tiết kiệm nước.
- Cách tiến hành:
+ Những hình nào nói về việc nên làm để tiết kiệm nước?
+ Những hình nào nói về việc không nên làm để tiết kiệm nước?
+ Tại sao phải tiết kiệm nước?
- GV nhận xét, lết luận.
2 – Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
- Cách tiến hành: Chia lớp thành nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Quan sát, nhắc HS vẽ đúng chủ đề.
- GV nhận xét, bổ sung.
IV – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
5'
3'
10'
12'
5'
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
Tại sao phải tiết kiệm nước
Làm thế nào để tiết kiện được nước
- Làm việc theo cặp: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Những việc nên làm để tiết kiệm nước là: H1, H3, H5
+ Những việc không nên làm để tiết kiệm nước là: H2, H4, H6, H7, H8.
+ Nước sạch là tiền của, công sức của Nhà nước, cha, mẹ làm nên.
Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
- Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết tranh cổ động.
 * Nội dung tranh:
 - Vè cảnh trồng cây đầu nguồn.
 - Vẽ cảnh các bạn HS làm vệ sinh rác thải.
 - Vẽ giếng nước có nắp đậy
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 4 : Anh văn.
Giáo viên chuyên.
Tiết 5 : Toán.
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 (trang 80)
A. Mục tiêu : 
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. ( BT cần làm : 1, 2a, 3a)
B. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài 3 bằng 2 cách.
- Yêu cầu nêu tính chất chia một tích cho một số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: .. sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
b. Phép chia: 320 : 40 (trường hợp số chia và số bị chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng).
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện.
- GV nhận xét chốt lại cách tính : 
 320: ( 10 x 4 )
? Vậy: 320 : 40 được mấy ?
? Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32: 4 ? 
? Em có nhận xét gì các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4? 
- Giáo viên kết luận (SGK)
- Yêu cầu đặt tính và thực hiện phép tính 320 : 40
* Phép chia 32000 : 400
(Chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia) Cách tiến hành tương tự như phần 1.
c. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm.
* Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì
- Yêu cầu tự làm bài.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
* Bài 3:
- Tính giá trị của biểu thức : Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn?
- Nhận xét,chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về làm BT và chuẩn bị bài sau.
5'
2'
6'
6'
7'
6'
5'
3'
- 2 học sinh lên bảng.
- 2 học sinh nêu.
- Nghe, nhắc lại đầu bài.
- Suy nghĩ, nêu cách tính của mình:
 320 : ( 8 x 5 ); 32 : ( 10 x 4 )
- Thực hiện phép tính:
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10: 4 
 = 32 : 4 =8
320 : 40 = 8
- Hai phép tính chia đều có kết quả là 8.
- Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4. 
- Nêu lại kết luận. 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
320 40
 0 8
- HS nêu cách tính và thực hiện tính.
- Thực hiện phép tính
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Tìm x
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 a) X x 40 = 25600 
 X = 25600 : 40 
 X = 640 
 -1 HS lên bảng chữa. Cả lớp làm vào vở.
(45876 + 37124) : 200 = 83.000 : 200 = 415 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
Soạn ngày : 27 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 3, 29 / 11 / 2011
Tiết 1 : Toán.
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (trang 81)
I. Mục tiêu : 
	- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ). Làm tập cần làm : BT1; 2
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Kế hoạch bài dạy.
	- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính : 85000 : 500
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay các em sẽ rèn kỹ năng chia cho số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
b. hướng dẫn thực hiện phép chia:
* Phép chia 8192 : 64
- GV viết phép chia 8192 : 64 lên bảng.
- Y/C HS đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài 
 - GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.
 8192 64
179 128
 512
 0
- GV hỏi: Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia:
* 179 : 64 có thể ước lượng thương 
 17 : 6 = 2 (dư 5)
* 512 : 64 có thể ước lượng thương 
 51 :6 = 28 (dư 3)
b. Phép chia 1154 : 62
- GV viết phép chia lên bảng.
- Y/C HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.
- GV hỏi: Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? 
 - GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia:
* 115 : 62 có thể ước lượng thương 
 11 : 6 = 1 (dư 5)
* 534 : 62 có thể ước lượng thương 
 53 : 6 = 8 (dư 5)
c. Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: 
- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.
- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Muốn biết đóng được bao nhiêu bút chì và thừa mấy cái chúng ta phải làm phép tính gì?
- Y/C HS tự tóm tắt đề bài và làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Vậy:Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? 
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sau
5'
3'
12'
- 1 HS lên bảng tính, dưới lớp làm vào nháp.
- HS nghe.
- HS đọc phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Vậy 8192 : 64 = 128.
- Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
 1154 62 
 534 18
 38
- Là phép chia có số dư bằng 38.
- Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia. 
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT.
- 1 HS đọc đề bài tập. cả lớp đọc thầm.
- Chúng ta phải làm phép tính chia 3500 : 12.
Bài giải
Ta có:
3500 : 12 = 291 tá (dư 8)
Vậy đóng gói đượ ...  đề bài
 - Phận tích đề bài
 - 2 em nêu miệng cách làm
 - Học sinh làm bài cá nhân
 - Học sinh đọc bài làm
 - Mở bài: chiếc áo em mặc hôm nay
 - Thân bài: tả bao quát, từng bộ phận
 - Kết bài: tình cảm của em với áo.
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 4 : Toán.
LUYỆN TẬP (trang 83)
A. Mục tiêu : 
- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư). BT cần làm : 1 ; 2(b)
B. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : SGK. Giáo án.
	- HS : Sách vở môn học.
C. Phương pháp:
	- Quan sát, giảng giải thực hành, luyện tập 
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.
- GV chữa và cho điểm .
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?
- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.
- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có cả dấu tính nhân chia cộng trừ chúng ta làm theo thứ tự nào?
- Y/C HS tự làm bài.
- Y/C HS dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Vậy: + Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? 
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có cả dấu tính nhân chia cộng trừ chúng ta làm theo thứ tự nào?
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sau.
5'
2'
15'
15'
3'
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3.
- HS chữa bài. 
a) 75 x = 1800 b) 1855 x = 35
 x = 1800 : 75 x = 1855 : 35
 x = 24 x = 53
- HS nghe, ghi bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT.
- 4 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- BT Y/C chúng ta tính giá trị của biểu thức.
- Chúng ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức. Cả lớp làm vào VBT
b) 46857 + 3444 : 28
 = 46857 + 123 = 46980
 601759 - 1988 : 14
 = 601759 - 142 = 601617
- 2 HS lần lượt nhận xét sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS nêu lại
- Ghi nhớ
Tiết 5 : Anh văn.
Giáo viên chuyên.
Soạn ngày : 30 / 11 / 2011. Giảng ngày : thứ 6, 02 / 12 / 2011
Tiết 1 : Toán.
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo ; trang 83)
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). (BT cần làm : Bài 1.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Kế hoạch bài dạy - sách vở môn học.
- Thước mét, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng chữa BT : 
 1855 : 35 = ?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Trường hợp chia hết:
 10105 : 43 = ?
 Vậy: 10105 : 43 = 235
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính(SGK).
- Lưu ý: Cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:101 : 43 = ?;
 Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2).
b. Hoạt động 2: trường hợp chia có dư.
26345 : 35 = ? 
(Tiến hành tương tự như trên).
 Vậy: 26345 : 35 = 752(dư 25)
c. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: 
- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.
- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố Dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
5'
2'
8'
8'
12'
5'
- Cả lớp lấy vở nháp và tính - 1 em lên bảng chữa.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- Cả lớp đặt tính vào vở nháp, 1 em lên bảng chữa.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp làm nháp, 1 em lên bảng chữa.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT.
- HS chữa kết quả đúng vào vở.
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 2 : Tập làm văn.
QUAN SÁT ĐỒ VẬT (trang 153)
A. Mục đích, yêu cầu :
	- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau ; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
	- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
B. Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ đồ chơi trong SGK.Bảng phụ viết sẵn dàn ý.
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS chữa lại BT tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
II. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ học cách quan sát 1 đồ chơi.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Phần nhận xét :
Bài tập 1 : Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về từng đồ chơi.
- GV nêu các tiêu chí để bình chọn
Bài tập 2 :
 - GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì ?
 - GV nêu ví dụ: Quan sát gấu bông
3. Phần ghi nhớ :
- Gọi một vài em nêu ND ghi nhớ.
4. Phần luyện tập :
- GV nêu yêu cầu BT.
- Y/C HS lập dàn ý vào vở hoặc VBT.
- Gọi HS trình bày dàn ý đã làm.
- GV nhận xét
- Ví dụ về dàn ý: 
+ Mở bài: Giới thiệu đồ chơi gấu bông
+ Thân bài: Hình dáng, bộ lông, màu mắt, mũi, cổ, đôi tay
+ Kết bài: Em rất yêu gấu bông, em giữ nó cẩn thận, sạch sẽ
III. Củng cố, dặn dò :
- Sau bài học này em cần ghi nhớ gì ?
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
5'
3'
7'
6'
4'
10'
5'
 - 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
 - 1 em đọc bài văn tả chiếc áo.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài
- HS đưa ra các đồ chơi đã chuẩn bị
- 3 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các gợi ý, lớp đọc yêu cầu và viết kết quả quan sát vào nháp. 
- Nhiều em đọc ghi chép của mình
- HS đọc yêu cầu
+ Quan sát theo trình tự từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan. 
+ Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt.
- 2 em đọc ghi nhớ. Lớp đọc thuộc ghi nhớ
- Đọc thầm yêu cầu và làm vào vở.
- HS làm bài vào nháp.
- Nêu miệng bài làm trước lớp, HS khác nhận xét.
- Làm bài đúng vào vở
- Một vài em nêu ý kiến.
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 3 : Đạo đức.
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (trang 20)
Tiết : 2
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
	- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo.
	- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
	- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh trong SGK..
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:
- Quan sát, thảo luận, vấn đáp, luyện tập...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm
- Y/c HS đọc những câu ca dao.
+ Nêu tên những truyện kể về thầy cô giáo?
+ Hãy kể một kỷ niệm khó quên về thầy cô giáo của em?
+ Các câu ca dao tục ngữ đó khuyên ta điều gì?
Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Kể cho bạn nghe những câu chuyện hay về những kỷ niệm khó quên về thầy cô giáo?
+ Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? Các câu chuyện em được nghe đều thể hiện bài học gì?.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống .
- GV nêu 3 tình huống 
+ Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục, em sẽ làm gì?
+ Cô giáo có con nhỏ, chồng cô đi công tác xa, em sẽ làm gì để giúp đỡ cô ?
+ Em có tán thành với cách giải quyết của các bạn không?
GV nhận xét, đánh giá HS và tuyên dương các nhóm thể hiện tốt ...
4) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, goi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn HS về sưu tầm các câu chuyện nói về những tấm gương học tập tốt và có ý thức vâng lời các thầy cô giáo ...
10'
10'
10'
5'
- HS đọc 
Không thầy đố mày làm nên.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Dốt kia phải cậy lấy thầy
- HS lần lượt kể trước lớp
- Phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô giáo vì thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên người...
- Hs tự kể trong nhóm
- Nhớ ơn thầy cô giáo cũ...
- HS nghe tình huống và sắm vai thể hiện xử lý từng tình huống.
- Bảo các bạn giữ trật tự, bảo bạn lớp trưởng xuống trạm y tế báo bác sỹ xoa dầu cho cô giáo...
- Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đến giúp cô, trông em bé, quét nhà nhặt rau...
- Tán thành...
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 4 : Thể dục.
Giáo viên chuyên.
Tiết 5 : Sinh hoạt.
NHẬN XÉT TUẦN 15
A) Mục đích yêu cầu:
	- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần về các mặt.
	- Đề ra phương hướng tuần 16.
B) Chuẩn bị :
	1.GV : Nội dung sinh hoạt.
	2.HS : ý kiến.
C) Phương pháp :
	- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
D) Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I. Nhận xét các mặt trong tuần:
1. Đạo đức:
- Nhìn chung các em ngoan, lễ phép đoàn kết, hoà nhã với bạn bè, không có hiện tượng tiêu cực xảy ra ở trong lớp, trong trường cũng như ngoài trường.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chấp hành tốt nội quy, nhiệm vụ lớp học: như em Thành, Chung, Hạnh, Long (mất trật tự).
2. Học tập:
 - Đi học đều đặn, đúng giờ có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ trong các môn học ( Tứ, Su, Tủa, Huyền, Bình, Thảo, Nam, Duyên, Ngọc, Quyết, Trường, Cường, Huy Hoàng, Thắm, Dũng...)
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức học tập không học bài, không làm BT trước khi đến lớp : ( Thiên, Chung, Long, Kim, Hiếu, Kiên, Nhung, Linh).
3. Lao động vệ sinh:
- Các em đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình các buổi lao động vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.
- Song vẫn còn một số em chưa có ý thức tập thể, còn chốn tránh công việc ( Tứ, Thành, Nam,)
4. Các hoạt động khác:
- Các em tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể, chưa thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp đề ra như: Thiên, Thành, Chung, Duy Hoàng (không quàng khăn đỏ, không đeo thẻ HS)
II/Phương hướng tuần 16:
- Duy trì phát huy nề nếp học tập.
- Khắc phục tồn tại yếu kém.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22/12.
- Tích cực hưởng ứng đợt thi đua viết chữ đẹp trong toàn truờng.
- Tham gia đầy đủ mọi phong trào hoạt động của nhà trường.
- Lắng nghe phát huy.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Phát huy, noi gương bạn.
- Lắng nghe cố gắng khắc phục.
- Lắng nghe phát huy.
- Rút kinh nghiệm 
 - Phát huy.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc