Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 16

Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 16

Thứ hai:

 TOÁN: LUYỆN TẬP

 I.MỤC TIÊU

- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn. Làm bài tập Bài 1( dòng 1,2) Bài 2

- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.

 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai: 
 TOÁN: LUYỆN TẬP 
 I.MỤC TIÊU
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn. Làm bài tập Bài 1( dòng 1,2) Bài 2
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ -GV gọi HS nêu cách chia cho số có hai chữ số.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
 Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
 HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì 
-GV yêu cầu HS làm bài. 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 -GV gọi HS đọc đề bài. 
-Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3 : Dành cho học sinh K- G 
 -Gọi 1 HS đọc đề bài. 
-Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4: Dành cho học sinh K-G -Cho HS đọc đề bài.
-Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV giảng lại bước làm sai trong bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm lại bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS nêu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét.
-HS nghe giới thiệu. 
-1 HS nêu yêu cầu. 
-3 HS lên bảng làm bài, 
-HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài 
-HS đọc đề bài. 
HD tóm tắt: 
 25viên-------1m2
 1050viên----? m2
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
- HS đọc đề bài 
- .... tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng. 
-  chia tổng số sản phẩm cho tổng số người. 
-HS đọc đề bài.
-  thực hiện phép chia, sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài để tìm bước tính sai. 
Nghe
---------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: KÉO CO
 I.MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ: khuyến khích, trai tráng, Hữu Trấp, thượng võ. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nghĩa các từ: thượng võ , giáp, bại.
 Hiểu nội dung bài: . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy. Trả lời được câu hỏi trong SGK
- Giáo dục cho các em lòng tự hào với truyền thống dân tộc. 
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ. – HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa và trả lời các câu hỏi.
– Nêu nội dung của bài ?
– Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài.
GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện đọc.
– HS nối tiếp nhau đọc bài ( 3 lượt ). Kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các tiếng khó. Nghỉ hơi giữa các câu dài. Ví dụ câu: Hội làngbên nữ thắng.
- Yêu cầu HS tìm những từ khó đọc và hướng dẫn luyện đọc: khuyến khích, trai tráng, Hữu Trấp, thượng võ...
– HS đọc phần chú giải. GV giúp HS hiểu rõ từ : thượng võ, giáp.
– HS luyện đọc theo cặp.
– 2 HS đọc cả bài.
– GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ3: Tìm hiểu bài.
*Đoạn 1: HS đọc thành tiếng, đọc thầm , trả lời các câu hỏi:
+ Qua đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?(GV treo tranh cho HS quan sát)
+ Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? – HS giới thiệu.
– Cả lớp bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên sôi động nhất.
+ Nêu ý đoạn 1?
*Đoạn 2: HS đọc thành tiếng và trao đổi câu hỏi:
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+ Hãy giới thiệu cách chơi ở làng Hữu Trấp ?
+ Nêu ý đoạn 2?
*Đoạn 3: - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và trả lời các câu hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
+ Ngoài kéo co ra em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
+ Nêu ý đoạn 3? 
+ Nêu nội dung chính của bài ?
– HS nhắc lại. GV ghi bảng.
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm.
– HS nối tiếp nhau đọc bài . ( 3 em ). 
– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
– Từng tốp HS thi đọc. – Nhận xét và ghi điểm
3.Củng cố dặn dò. + Trò chơi kéo co có gì vui
– Liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
1 HS nêu nội dung của bài.
 HS nghe.
HS nối tiếp nhau đọc :
+Đ1: Từ đầu bên ấy thắng.
+Đ2: Tiếp  xem hội.
+Đ3: Tiếp  thắng cuộc.
Thực hiện theo yêu cầu
HS đọc.
HS thực hiện.
HS đọc.
HS lắng nghe.
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi các câu hỏi.
Trả lời câu hỏi
Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt
HS bình chọn.
Cách thức chơi kéo co.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi thảo luận.
đá cầu, múa võ
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
Học sinh nêu
 HS nhắc lại.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
Từng cặp HS thi đọc. Nhận xét
Đông người tham gia, không khí rất sôi nổi
Nghe, thực hiện
------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC: YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 1)
 I.MỤC TIÊU 
- Bước đầu biết giá trị của lao động .
- Yêu mến ,đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn ,không đồng tình với những bạn lười lao động .
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình .
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Thế nào là biết ơn thầy cô giáo ?
+ Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo?
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : 
Giới thiệu trực tiếp.
HĐ1: Phân tích truyện “một ngày của pê-chi-a”
- Đọc một lần câu chuyện 
- Chia HS thành 4 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm ,trả lời các câu hỏi 
- Nhận xét các câu trả lời của HS 
- Giáo viên kết luận.
HĐ3: Liên hệ bản thân
- Hỏi :Ngày hôm qua , em đã làm được những công việc gì ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS .
 HĐ4: Đóng vai bài tập 2 
- Chia lớp thành 2 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm đóng vai theo tình huống –Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống
Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân .
3.Củng cố dặn dò: Học sinh đọc ghi nhớ.
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học
- Học sinh trả lời
- HS dưới lớp lắng nghe .
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2 .
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- 7 đến 8 HS trả lời :
- Tiến hành thảo luận nhóm thảo luận đóng vai 
-Từng nhóm lên đóng vai 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
Vài em đọc lại ghi nhớ.
Lắng nghe
--------------------------------------- -- -----
TOÁN: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
 I.MỤC TIÊU
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. Làm bài tập 1( dòng 1,2)
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YEU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ - Hai em làm bài tập 3.
 -GV, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
 Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 9450 : 35 
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
-GV theo dõi HS làm bài. HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp
-GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 Vậy 9450 : 35 = 270
 -Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. 
 * Phép chia 2448 : 24 
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
-GV theo dõi HS làm bài. HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp
-GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
-GV nên nhấn mạnh lần chiathứ hai 4 chia 24 được 0, viết 0 vào thương bên phải của 1. 
HĐ3: Luyện tập , thực hành 
Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 : Dành cho học sinh K-G
-GV gọi HS đọc đề bài. 
-Yêu cầu HS tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán. 
-GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3 : Dành cho học sinh K-G
-Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ? 
-Muốn tính được chu vi và diện tích của mảnh đất chúng ta phải biết được gì ? 
-Bài toán cho biết những gì về cạnh của mảnh đất ?
-Em hiểu như thế nào là tổng hai cạnh liên tiếp ? 
-Ta có cách nào để tính chiều rộng chiều dài mảnh đất ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học.
 -Dặn dò HS làm lại bài và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo YC .
-HS nghe. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-Là phép chia hết 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-Đặt tính rồi tính. 
-3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng. 
-HS nhận xét sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-HS đọc đề bài
- lớp làm bài vào VBT.
-Tính chu vi và diện tích của mảnh đất.
-  chiều rộng và chiều dài của mảnh đất.
- ... tổng hai cạnh liên tiếp là 307, chiều dài hơn chiều rộng là 97m.
-  tổng của chiều dài và chiều rộng. 
- áp dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
Lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MRVT ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
 I.MỤC TIÊU
 - Biết dựa vào mục đích , tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc ( BT1) ; tìm được một vài thành ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm(BT2); bước đầu biết sữ dụng một vài thành ngữ , tục ngữ ở (BT2) trong tình huống cụ thể (BT3) 
– Hiểu nghĩa một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 4 tờ phiếu để HS làm BT2.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ. – HS lên bảng làm BT1.
– HS nêu ghi nhớ.
– GV nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài.
Bài học hôm nay cô tiếp tục giúp các em mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1 –Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
– GV cùng cả lớp nói cách chơi một số  ... NG CỦA HS
1.Bài cũ - Hai em làm bài tập 3.
 -GV, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
 Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Cho HS tự đặt tính rồi tính. 
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 -GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
-GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. 
-GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: Dành cho học sinh K-G
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Các biểu thức trong bài có dạng như thế nào ? 
-Khi thực hiện chia một số cho một tích chúng ta có thể làm như thế nào ? 
-GV yêu cầu HS làm bài. 
-GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-HS nêu theo YC, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Đặt tính rồi tính.
-3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng
-HS nhận xét sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-1 HS nêu đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
-Tính giá trị của các biểu thức theo 2 cách. 
-  là một số chia cho một tích. 
- ...lấy số đó chia lần lượt cho các thừa số của tích 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào phiếu.
Lắng nghe, thực hiện
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I MỤC TIÊU
- Chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của các bạn . 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý . 
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em ( mỗi HS kể một đoạn ) 
 - Gọi HS nhận xét bạn kể . 
 - GV nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài : tiết học trước các em đã được giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình . Hôm nay , các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của bạn em 
 HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện 
 * Tìm hiểu đề bài . - Gọi một HS đọc đề bài 
 - Đọc , phân tích đề bài , GV dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : Đồ chơi của em , của bạn . Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật , nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em . Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em . 
 * Gợi ý kể chuyện - Gọi 3 HS tiếp nối nhau gợi qua gợi ý.
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào ? 
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể . 
* Kể trong nhóm 
 - Yêu cầu HS giới thiệu trong nhóm 
 - GV đi từng nhóm hướng dẫn lúc các nhóm gặp khó khăn . 
* Kể trước lớp . 
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lờp . GV khuyến khích các bạn theo giỏi và hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc , ý nghĩa truyện . 
 - Gọi HS nhận xét từng bạn kể . 
 - GV nhận xét chung và cho điểm từng HS. 
3.Củng cố , dặn dò : 
 - Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học . 
2 HS kể chuyện .
Học sinh nhận xét.
 - HS lắng nghe . 
- 1 HS đọc thành tiếng 
Lắng nghe. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng . Cả đọc thầm 
Học sinh trả lời.
2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện , trao đổi ý nghĩa truyện , sửa chữa cho nhau 
3- 5 HS thi kể .
Học sinh nhận xét.
Lắng nghe 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ
 I.MỤC TIÊU
– Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ.)
– Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục 3 ) ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến ( BT2 ).
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ. – HS đọc các câu TNTN đã viết vào vở.
– 1 HS đọc TL các câuTNTN ở BT3. 
– GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. Bài học hôm nay giúp các em nhận biết được câu kể và tác dụng của câu kể qua bài : Câu kể.
HĐ2: Tìm hiểu phần nhận xét.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu củabài.
– Cho cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
– Cho cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
– Gọi HS đọc lần lượt những câu đó, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
– GV dán giấy có lời giải đúng, gọi 1 HS đọc lại.
* GV giới thiệu : Cuối các câu đó đều có dấu chấm . Vậy các câu đó là câu kể.
Bài 3: –Gọi HS đọc yêu cầu của bài
– Yêu cầu HS suy nghĩ phát biểu.
– GV dán tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại lời giải đúng.
HĐ3: Ghi nhớ:
– Qua các BT trên GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ. + Câu kể được dùng làm gì ?
– Gọi 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
Bài 1: –Gọi HS đọc đề bài, trao đổi theo nhóm đôi.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
– Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
– Gọi HS làm mẫu.
– Cho cả lớp làm bài cá nhân.
– HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp và GV nhận xét , sửa chữa.
3.Củng cố dặn dò. + Đặt 1 câu kể sự việc?
– Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học.
1 đọc.
1 HS đọc.
HS nghe.
1 HS đọc.
HS thực hiện.
1 HS đọc , cả lớp theo dõi.
HS phát biểu.
1 HS đọc.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
HS nêu: Kể Ba – ra – ba; nêu suy nghĩ Ba – ra – ba.
1 HS đọc.
Dùng kể sự việc hay tả cảnh vật.
3 HS nhắc.
1 HS đọc.HS trao đổi thảo luận.
Các nhóm trình bày.
1 HS nêu.
HS làm mẫu.
HS làm bài.
HS trình bày.
HS đặt câu.
HS ghi nhớ.
 ----------------------------------------------------------------------
Thứ sáu: 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I .MUCTIÊU
- Dựa vào dàn ý đã lập ( TLV ,tuần 15) viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ
+ Đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
* Tìm hiểu đề bài:+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Gọi HS đọc gợi ý.
+ Gọi HS đọc laị dàn ý của mình.
* Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
+ Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.
* Viết bài
GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
3.Củng cố – Dặn dò:
 - Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học 
2 HS trả lời
HS chú ý lắng nghe
1HS đọc.
1HS đọc.
2 HS đọc.
2HS trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
1 Hs giỏi đọc.
Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
HS tự viết bài vào vơ.
HS nộp bài.
HS nghe.
TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp)
 I.MỤC TIÊU
-Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết , chia có dư) .Làm bài 1, 2 (b)
-Rèn kỹ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ - Hai em làm bài tập 2.
 -GV, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
 Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 41535 : 195 
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
-GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
-Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
-GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
* Phép chia 80120 : 245 
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
-Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
-GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
-GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
HĐ3: Luyện tập , thực hành 
Bài 1:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV cho HS tự đặt tính và tính. 
-Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
-GV yêu cầu HS tự làm. 
-GV yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: Dành cho học sinh K- G
-GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
-GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán 
3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS nêu theo YC, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét .
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng là tìm được số dư là 0. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-Là phép chia có số dư là 5. 
-HS nghe giảng. 
-Đặt tính và tính. 
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Tìm X. 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS trả lời
-HS nêu đề bài. 
- Học sinh khá giỏi làm thêm
Lắng nghe
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU
 Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
-Yêu cầu cá nhân học sinh phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt 
Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập. Song một số em thiếu ý thức trong học tập, kết quả học tập còn thấp 
* Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra.
* Tuyên dương: Dũng. Quỳnh, Cường, Yến Nhi, Tình, 
* Nhắc nhở: Hiếu, Thành, Đạt, Hoàng, Trang, Hằng,
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
3.Củng cố: Nhận xét – Dặn do về nhà 
Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 16.doc