Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 19

Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 19

Thứ hai

TOÁN: KI- LÔ- MÉT VUÔNG

 I . MỤC TIÊU

- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích .

- Đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông; biết 1km2=

 1 000 000 m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .Làm bài tập 1, 2 ,4(b)

-Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------
 ˜&™
Thứ hai 	
TOÁN: KI- LÔ- MÉT VUÔNG
 I . MỤC TIÊU
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích .
- Đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông; biết 1km2= 
 1 000 000 m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .Làm bài tập 1, 2 ,4(b)
-Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tranh v, ¶nh chơp mt m¶nh v­n hoỈc mt khu rng.
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Nhận xét bài thi và nhắc nhở việc học toán học kì II.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Giới thiệu ki-lô-mét vuông:
Chúng ta đã học những đơn vị đo diện tích nào 
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng ( khu rừng, biển ) và nêu vấn đề : Cánh đồng này có hình vuông ,mỗi cạnh của nó dài 1 km ,các em hãy tính diện tích của cánh đồng .
- GV giới thiệu : 1km x 1km = 1 km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km .
Ki- lô –mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki- lô –mét vuông 
GV hỏi : 1km bằng bao nhiêu mét ?
? Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m .
? Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ?
Yêu cầu HS xem hình ở SGK.
HĐ3: Luyện tập , thực hành:
Bài 1: GV treo bảng phụ,yêu cầu HS đọc đề 
GV gọi 2 HS lên bảng làm ,1 HS đọc cách đo diện tích ki-lô-mét cho HS kia viết các số đo này 
Bài 2: GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc
- Gọi học sinh lên bảng làm và cho HS làm bảng con.
? Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 3 : Dành cho học sinh K- G
GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật .
- GV yêu cầu HS làm bài 
GV chấm , nhận xét .
Bài 4:
GV yêu cầu HSđọc đề bài trước lớp .
GV yêu cầu HSlàm bài ,sau đó báo cáo kết quả trước lớp .
3.Củng cố -Dặn dò: 1 m2 bằng bao nhiêu cm2.?
1 km2 bằng bao nhiêu mét vuông?
- GV dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. 
Học sinh nghe.
m2 ,dm2, cm2, mm2.
HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng : 1km x 1km = 1km2
HSnhắc lại : ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km .
HSnhìn lên bảng và đọc ki- lô –mét vuông 
1km = 1000m 
HS tính 
1000m x1000m =1000 000 m2 
1km2= 1 000 000 m2 
HS xem hình Hồ Gươm.
HS đọc đề bài.
HSlàm bài vào phiếu .
2 HSlên bảng , cả lớp làm theo và nhận xét 
HSđọc đề.
3 HSlên bảng làm bài , mỗi HS1 cột , HS cả lớp làm vào bảng con.
... hơn kém nhau 100 lần .
1 HS đọc bài 
Tính diện tích hình chữ nhật .
1 HSlên bảng , HS làm vào vở.
HS đọc đề bài trước lớp .
1 HSphát biểu ý kiến trước lớp 
HS trả lời.
Lắng nghe
------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: BỐN ANH TÀI
 I.MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ: Cẩu khây, vạm vỡ, giáng xuống. Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài, đọc bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé. 
- Hiểu nghĩa các từ: Cẩu Khẩy , tinh thông , yêu tinh.
 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc;Viết đoạn văn “Ngày xưa . yêu tinh” vào bảng phụ. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
– GV giới thiệu 5 chủ điểm học trong học kì II.
2.Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài.
GV cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm đầu tiên. Truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi 4 thiếu niên có sức khoẻ tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại làm việc nghĩa.
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
1.Luyện đọc:
– HS nối tiếp nhau đọc bài ( 3 lượt ). Kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các tiếng khó. Nghỉ hơi giữa các câu dài. Đọc liền mạch các tên riêng.
– GV giải nghĩa từ: cẩu khây, tinh thông , yêu tinh.
–Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
– Gọi HS đọc cả bài.
– GV đọc diễn cảm toàn bài
2.Tìm hiểu bài.
*Đoạn1: Gọi HS đọc
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây 
+ Nêu ý đoạn 1?
*Đoạn 2: HS đọc thành tiếng và trao đổi câu hỏi:
+ Cẩu Khây lên đường trừ diệt yêu tinh cùng ai
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng đặc biệt gì ?
+ Nêu ý đoạn 2?
- GV nhắc lại những ý chính của bài.
+ Nêu nội dung chính của bài ? GV ghi bảng.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
– Gọi HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn văn.
– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
– Cho HS luyện đọc theo cặp.
– Cho từng tốp HS thi đọc. Nhận xét giọng đọc và tuyên dương.
– Nhận xét và ghi điểm
3.Củng cố dặn dò:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
– Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
HS nghe.
HS nghe.
5HS nối tiếp nhau đọc bài.
+Đ1: Từ đầu .võ nghệ.
+Đ2: Tiếp  yêu tinh.
+Đ3: Đến . Trừ yêu tinh.
+ Đ4: Tiếp.lên đường.
+Đ 5: Còn lại.
HS nghe GV giải nghĩa từ.
HS thực hiện.
HS đọc.
HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
Nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, ...
-yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến bản làng tan hoang
-Sức khỏe và tài năng của CK 
HS trao đổi thảo luận.
3 người bạn : Nắm tay đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai tát nước
Tài năng đặc biệt của 3 người bạn Cẩu Khẩy.
 HS nêu. HS nhắc lại.
HS nối tiếp nhau đọc bài .
HS nghe.
HS luyện đọc
Từng cặp HS thi đọc.
Nhận xét.
HS trả lời.
HS ghi nhớ.
---------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T 1)
 I.MỤC TIÊU 
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
- Giáo dục cho các em lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC 
 SGK Đạo đức 4.Nội dung một số câu ca dao ,tục ngữ ,bài thơ về người lao động 
 Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp
HĐ2: Giới thiệu nghề nghiệp bố mẹ em.
- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp .
- Nhận xét ,giới thiệu :Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động làm việc ở những lĩnh vực khác nhau .Sau đây , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên “dưới đây .
HĐ3: Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến “rơm rớm nước mắt”)
- Chia HS thành 4 nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: 
1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà , Em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? 
 (Đóng vai xử lí tình huống )
- Nhận xét ,tổng hợp ý kiến của các nhóm .
HĐ4: Kể tên nghề nghiệp
- Yêu cầu lớp chia thành 2 dãy.
- Trong 2 phút, mỗi dãy phải kể được những nghề nghiệp của người lao động.
- Lưu ý các em không được trùng lặp.
HĐ5: Bày tỏ ý kiến Chia lớp thành 6 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
- Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
- Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- GV phát cho mỗi nhóm mỗi tranh.
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
Kết luận:
- Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
- Rút ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
3.Củng cố dặn dò: Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ?
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh nghe giới thiệu.
Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu :
HS dưới lớp lắng nghe .
- Lắng nghe ,ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
- Tiến hành thảo luận nhóm .
- Các nhóm trả lời và đóng vai
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung 
- Học sinh kể.
- Tiến hành thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
	----------------------------------------------------
TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU 
- Chuyển đổi được các số đo diện tích .
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Làm bài 1,3(b) , 5
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: GV gọi 2 HSlên bảng ,yêu cầu các em làm các bài tập : 4 m2 =? cm2 , 5km2 = ? m2 
GV nhận xét và cho điểm .
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : 
Trong bài học này ,các em sẽ được rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ,làm các bài toán liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki- lô –mét vuông .
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề .
- Yêu cầu học sinh làm bài
GV chữa bài ,sau đó có thể yêu cầu HSnêu cách đổi đơn vị đo của mình .
Bài 2: Dành cho học sinh K-G
+Đề bài cho biết gì?
+Đề bài cho hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài ,sau đó chữa bài trước lớp 
- GV nêu vấn đề : Khi tính diện tích của hình chữ nhật b có bạn HS làm như sau : 
8000 x 2 = 16000m .
Theo em bạn đó làm đúng hay sai ? Nếu sai thì vì sao ?
+Như vậy khi thực hiện các phép tính đại lượng chúng ta phải chú ý điều gì ?
Bài 3: Treo bảng phụ .
- GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố ,sau đó so sánh .
- GV yêu cầu HSnêu lại cách so sánh các số đo đại lượng .
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 4: Dành cho học sinh K-G
GV yêu cầu HS tự làm bài 
GV chấm , nhận xét .
Bài 5:
- GV giới thiệu về mật độ dân số : mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1km2
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi .
+Biểu đồ thể hiện điều gì ?
+Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố ?
GV yêu cầu HS tự trả lời 2 câu hỏi của bài vào vở.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài của mình ,sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố dặn dò
? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. 
2 HS lên bảng thực hiện 
Lắng nghe 
1 HS đọc đề bài.
3 HS ... ỌC 
GV : Chuẩn bị các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK 
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô li 
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập :Hãy vẽ hình bình hành có kích thước 13cm và 10cm 
- GV nhận xét và cho điểm 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng nhau lập lại công thức tính diện tích HBH và sử dụng công thức này để giải các bài toán có liên quan 
HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích HBH 
GV tổ chức trò chơi cắt ghép hình :
+ Mỗi HSsuy nghĩ để tự cắt miếng bìa HBH đã chuẩn bị thành 2 mảnh sao cho khi ghép lại được 1 HBH .
? Diện tích hình chữ nhật được ghép như thế nào so với diện tích của HBH ban đầu ?
Hãy tính diện tích hình chữ nhật ?
GV yêu cầu HSlấy HBH bằng lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của HBH và hướng dẫn các kẻ đường cao của HBH .
GV yêu cầu HS đo chiều cao của HBH ,cạnh đáy của HBH , và so sánh chúng với chiều rộng , chiều dài của HCN đã ghép được 
?Vậy theo em , ngoài cách cắt ghép HBH thành HCN , để tính diện tìch HBH ta tính theo cách nào ?
S : là diện tích h : là chiều cao 
a: là độ dài cạnh đáy 
Công thức : S = a x h
HĐ3: Luyện tập – thực hành 
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV yêu cầu HS tự làm bài 
Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp 
GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2 :Dành cho học sinh K-G
 Yêu cầu HS tự tính diện tích của HCN và HBH ,sau đó so sánh diện tích của 2 hình 
Bài 3: Yêu câu HS đọc bài trước lớp 
Yêu cầu HS làm bài 
GV chấm ,chữa bài và cho diểm 
3.Củng cố –dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học
2 HSlên bảng 
Lắng nghe 
HS thực hành cắt ghép hình như SGK.
Diện tích HCN bằng diện tích HBH 
HStự tính 
HSkẻ đường cao của HBH 
HSthực hiện đo chiều cao của HBH ,cạnh đáy của HBH , và so sánh 
Ngoài cách cắt ghép HBH thành HCN , để tính diện tích HBH ta Lấy chiều cao nhân với đáy 
HSphát biểu quy tắc tính diện tích HBH 
HSđọc đề .
Tính diện tích của các HBH 
HSlàm vào phiếu .
HStính và rút ra nhận xét diện tích HBH bằng diện HCN 
1 HSđọc 
2 HSlên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
Lắng nghe 
--------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
 I . MỤC TIÊU 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về tài năng của con người ; biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp(BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người .
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Từ điển Tiếng Việt .
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : - Gọi HS đọc ghi nhớ + GV kiểm tra một số vở bài tập của HS .
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài.
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1 : -Cho HS đọc yêu cầu .
-GV nhấn mạnh yêu cầu - Giải thích từ “Tài “.
- Yêu cầu HS làm việc vào phiếu học tập 
- Yêu cầu HS trình bày .
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng .
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và các câu tục ngữ .
- Yêu cầu HS làm bài . Sau đó trình bày .
-GV nhận xét và khen HS đặt câu hay . 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu + các câu tục ngữ .
- HS làm bài rồi trình bày .
GV nhận xét + chốt lời giải đúng .
Bài 4 : Đề yêu cầu ta làm gì ?
- GV giải thích nghĩa bóng của các câu tục ngữ 
 -Yêu cầu cả lớp đọc
- Cho HS làm bài rồi trình bày .
-GV nhận xét + Khen ngợi HS trả lời hay . 
3.Củng cố , dặn dò . 
– Học thuộc 3 câu tục ngữ .
-Nhận xét tiết học – Dặn dò về nhà .
2 HS đứng dưới lớp trả lời ghi nhớ 
HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài .
1 HS đọc yêu cầu , lớp đọc thầm .
HĐ nhóm với phiếu học tập 
Đại diện nhóm trình bày .Cả lớp nhận xét .
1 HS đọc , lớp lắng nghe . 
Làm việc cá nhân .
HS nối tiếp đọc câu mình đặt .
Lớp nhận xét . 
- 1HS đọc , lớp lắng nghe .
- HS làm bài cá nhân . 
-Một số HS trình bày-nhận xét .
Em thích câu tục ngữ nào trong bài tập 3? Vì sao?
- Lắng nghe
1HS đọc , lớp đọc thầm . 
HS làm bài cá nhân 
Một số trình bày .
Lớp nhận xét .
- 2HS đọc lại 3 câu tục ngữ .
- Lắng nghe
--------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I.MỤC TIÊU
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bút dạ : một số tờ giấy trắng để Hs làm BT2.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ
- Gọi HS đọc lại các đoạn văn mở bài (trực tiếp , gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học .
- Gv nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Gọi Hs đọc bài tập 1; Cả lớp theo dõi SGK.
Gọi HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học về Văn kể chuyện.
GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS đọc thầm bài Cái nón , suy nghĩ , làm việc cá nhân. 
Gọi Hs phát biểu ý kiến .
Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng:
- GV nhắc lại hai cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
Bài tập 2: Gọi HS đọc đề.
- Cả lớp suy nghĩ , chọn đề bài miêu tả (là cái thước kẻ , hay cái bàn học, cái trống trường). 
- Cho HS làm vào vở .
- Mỗi em viết một đoạn kết theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn .
- GV phát giấy và bút dạ cho một số HS.
- GV thu một số vở chấm nhận xét.
- Yêu cầu những em làm trên giấy lên dán .
Cả lớp và GV nhận xét , sửa chữa bình chọn HS viết kết bài kiểu mở rộng hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nhắc lại.
1 HS.
2 HS nhắc lại.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của Gv.
HS phát biểu ý kiến.
HS theo dõi.
- 1 HS đọc đề.
Một số HS phát biểu.
HS làm bài.
HS nhận giấy và bút.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
------------------------------------------------------
TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU 
Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành .
- Tính được diện tích ,chu vi HBH .Làm bài tập 1,2,3(a)
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nêu quy tắc tính diện tích HBH và thực hiện tính diện tích HBH có số đo các cạnh sau :
a/ Độ dài đáy :70cm ,chiều cao là 3dm .
b/ Độ dài đáy :10m chiều cao là 200cm 
- GV nhận xét và cho điểm 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:
GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD ,hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ ,sau đó gọi HSlên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình 
GV nhận xét và hỏi thêm những hình nào có các cặp cạnh đối diện ,song song và bằng nhau 
GV : Có bạn nói HCN cũng là HBH ,theo em đúng hay sai ? Vì sao ?
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài .
Hãy nêu cách tính diện tích HBH ?
GV yêu cầu HSlàm bài .
GV nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: 
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
GV : Dựa vào cách tính chung đó ta sẽ đi tìm công thức tính chu vi của hình bình hành.
GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD như bài tập 3 và giới thiệu :
Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
Em hãy tính chu vi hình bình hành ABCD?
- Gọi chu vi hình bình hành là P, em nào có thể đọc được công thức tính chu vi của hình bình hành ?
Hãy nêu quy tắc của tính chu vi hình bình hành?
Yêu cầu HS áp dụng công thức để tính chu vi của hình bình hành a, b .
GV thu PHT chấm nhận xét .
Bài 4: Dành cho học sinh K- G
+Đề bài cho biết gì?
+Đề bài hỏi gì?
Yêu cầu HStự làm .
GV thu bài chấm, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò về nhà 
– Nhận xét giờ học.
2 HSlên bảng thực hiện y/c 
Lắng nghe 
3 HSlên bảng thực hiện 
HS lắng nghe và trả lời 
HStrả lời 
HSđọc 
HSnêu
1HSlên bảng,lớp làmbảng con.
- Muốn tính chu vi của một hình ta tính tổng độ dài của các cạnh của hình đó.
HSquan sát 
... a+ b +a+b.
HSnêu : P = ( a + b ) x 2
HSnêu 
2 em lên bảng làm , lớp làm vào PHT.
a) P = ( 8+3) x 2 = 22 ( cm2)
P = ( 10+5) x 2 = 30 ( dm2)
Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy dài 40dm , chiều cao 25 dm 
Tính diện tích .
1 HSlên bảng.Lớp làm vở.
- HSlắng nghe.
---------------------------------------------------
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần vừa qua, trong học kỳ I.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới, trong học kỳ II
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy chế của trường và của lớp.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức
Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần, học kỳ I
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 3 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Yêu cầu học sinh tham gia ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung:
 * Học tập: Nhìn chung toàn lớp có ý thức học tập khá tốt, hăng say phát biểu trong giờ học, trình bày sách vở đẹp.
Song một số em chưa thực sự chú ý trong học tập, thiếu y thức rèn luyện chữ viết.
 * Nề nếp: Thực hiện khá tốt các hoạt động của trường cũng như của lớp...
Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều em chưa thật sự quan tâm đến các phong trào của lớp .
 * Lao động: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường. 
 * GV thông báo kết quả xếp loại của học sinh về học lực cũng như hạnh kiểm trong học kỳ I vừa qua.
* Tuyên dương: Dũng, Quỳnh, Linh, Anh, Đạt, Cường, Nga, Na,
* Nhắc nhỡ: Hoàng, Tình, Thành, Tùng, Hằng, Hiếu,..
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau, kế hoạch học kỳ II:
-Tiếp tục bồi dưỡng và phụ đạo theo lớp và tập trung.
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường, của lớp đề ra.
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà
 - Nhận xét giờ học.
Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
Lớp trưởng nhận xét.
Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
--------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 19.doc