Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 10

Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 10

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Phiếu ghi bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 24 - 10 - 2011
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Phiếu ghi bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, BT2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. 
- Cho điểm trực tiếp từng HS 
Bài 1: Y/c HS trao đổi và trả lời 
- Những bài tập như thế nào là truyện kể ?
- Hãy tìm và kể lại tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. 
- Y/c HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
Bài 2: Y/c HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như y/c.
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- Nhận xét, KL đoạn văn đúng 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 
+ Đọc thiết tha, trìu mến:
+ Thảm thiết:
+ Mạnh mẽ, răn đe:
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị Cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc. 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và nêu nọi dung bài:
+  ra tay bênh vực chị Nhà Trò.
+  Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
- Hoạt động trong từng nhóm
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được
- Đọc đoạn văn mình vừa tìm được:
Tôi chằng biết nhận được chút gì từ ông lão.
Từ năm trước ăn thịt em
Các người có của ăn của để béo múp, béo míp không ?
- Nhắc lại nội dung câu 1
- Tham gia hoạt động nhóm 
- Đọc theo bạn 1 câu
2. Củng cố: Thi đọc diễn cảm bài tập đọc
3. Dặn dò: Y/c những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc, ôn lại quy tắc viết hoa.
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 24 - 10 - 2011
Toán
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4a
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài 1a/ 54 và 1a/ 55
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
Bài 1: GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, y/c HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình 
 A A B
 M 
	 M
B C D C 
H: So với góc vuông thì góc nhọn như thế nào ?
H:1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
Bài 2: GV y/c HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC
- Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
- Hỏi tương tự với đường cao CB
Bài 3: GV y/c HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình 
Bài 4: GV y/c HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm
Bài 4b/ 64 VBT: HSG tự làm
- GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
- Nêu tên các cạnh song song với AB
- 2 HS lên bảng lam bài, HS dưới lớp làm bảng con. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. 
+ 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông 
- Chọn ghi đúng sai:
- AH là đường cao của tam giác ABC 
- AB là đường của tam giác ABC 
- HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ. 
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ hình vào VBT. 
- HS vừa vẽ trên bảng nêu
- HSG làm: Các hình chữ nhật là ABCD, ABNM, MNCD. Các cạnh song song với AB là MN, DC.
 A B
 M N
 D C
- Chơi trò chơi ghép hình
- Đọc tên hình tam giác
- Đọc tên hình chữ nhật.
3. Củng cố: Nhắc lại bài tập 1 VBT 
4. Dặn dò: HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 24 - 10 - 2011
Khoa học
Tiết 19: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Dinh dưỡng hợp lí. Phòng tránh đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ. Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
- Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ
- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được
+ 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận
- Quá tình trao đổi chất của con người 
- Các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người 
- Các bệnh thông thường 
- Phòng tránh tai nạn
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp 
- Y/c sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm rõ nội dung trình bày.
- Tổng hợp ý kiến của HS 
HĐ2: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ?
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chọn như vậy. 
+ Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 
* Bữa ăn phải đẩy các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất bột đường. Không ăn quá nhiều hoặc quá ít 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày 
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung 
- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày 1 bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng. 
- Trình bày và nhận xét 
- Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh kdưỡng hợp lí
- Tham gia thảo luận cùng các bạn.
- Tham gia chơi cùng bạn
2. Củng cố: Hát các bài hát liên quan đến chủ đề vừa học.
4. Dặn dò: Về nhà mỗi vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. 
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 25 - 10 - 2011
Tập làm văn
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ). Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: BT1, 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Giới thiệu bài:
- Hỏi: Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào ?
Bài 1: 
- Y/c HS nhắc lại các bài MRVT. 
GV ghi nhanh lên bảng 
- Y/c HS trao đổi, thảo luận và làm bài 
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được
- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau
Bài 2: Gọi HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ 
- Dán phiếu ghi các câu thành ngữ, tục ngữ 
- Y/c HS suy nghĩ để đặt câu
- Nhận xét, sửa từng câu cho HS 
Bài 3:
- Y/c HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng 
- Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. 
- Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng. Trên mđôi cách ước mơ
- Thảo luận nhóm 6 ghi phiếu, 1 HS đại diện cho nhóm trình bày. 
- Chấm bài của nhóm bạn bằng cách:
 nhân hậu, nhân ái, nhân từ, hiền dịu, 
 trung hậu, trung thành, trưng nghĩa, 
- Truyền điện các thành ngữ đã học:
Hiền như bụt./ Lành như đất./ Thẳng như ruột ngựa./ 
- Ước sao được vậy./ Ước của trái mùa./  
- Trao đổi thảo luận, ghi ví dụ ra vở nháp:
+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
+ Hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
+ Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.
- Dấu ngoặc kép được dùng ý nghĩa đặc biệt.
Nhắc lại 1, 2 từ.
- Nhắc lại 1 câu
- Tham gia cùng bạn.
3. Củng cố: Chia lớp làm hai nhóm truyền điện xem nhóm nào tìm đúng từ về chủ đề vừa học.
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ vừa học. 
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 26 - 10 - 2011
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Tiếng Việt
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Tiết 6) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
* Học sinh khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: BT3, 4. Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
Bài 1: Gọi HS đọc đoạn văn
- Hỏi: Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào ?
- Những cảnh của đất nước được hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta.
Bài 2: Y/c HS thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng 
Bài 3: Hỏi:
- Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ
- Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ
- Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ
- Y/c HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được
- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu 
Bài 4: Gọi HS đọc y/c 
- Thế nào là danh từ ? Cho ví dụ
- Thế nào là động từ ? Cho ví dụ 
- Tiến hành tương tự bài 3
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống. 
- Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hòa. 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi hoàn thành phiếu 
- Tiếng có vần và thanh: ao
- 1 HS đọc y/c trong SGK
+ Là từ chỉ gồm 1 tiếng: ăn 
+ Là từ phối hợp những tiếng có âm và vần giống nhau: long lanh  
+ Là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận
- 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ:
- Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng, 
- Viết vào VBT
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Là những từ chỉ sự vật: học sinh  
- Là những từ chỉ trạng thái của sự vật: ăn, ngủ  
Động từ: hiện ra, gặm, bay, 
Danh từ: chuồn chuồn, đàn trâu, 
- Quan sát tranh.
- Nhắc lại từ láy.
- Nêu lại các danh từ
3. Củng cố: Chia lớp làm hai nhóm truyền điện nêu các danh từ, động từ
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà soạn tiết 7, tiết 8 chuẩn bị kiểm tra
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 27 - 10 - 2011
Toán
Tiết 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá sáu chữ số). Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra 
2. Bài mới:
a. HD thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số 
- GV viết lên bảng phép nhân
241234 x 2
- Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 6 chữ số cho số có 1 chữ số thực hiện tính. 
- Khi thực hiện tính nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?
- GV viết lên bảng phép nhân:
136204 x 4
- Y/c HS đặt tính và thực hiện tính 
b. Bài 1:
- GV y/c HS tự làm bài 
- Y/c lần lượt từng HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2: Hãy tính giá trị 201634 x m 
Với những giá trị nào của m ?
- Muốn tính giá trị của biểu thức 201634 x m với m = 2 ta làm thế nào ?
Bài 3:
- GV nêu y/c bài tập và cho HS tự làm bài 
- GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự
Bài 3b, bài 4: - GV y/c HS tự làm bài 
- HS nghe giới thiệu
- HS đọc: 241234 x 2
- 2 HS lên bảng thực hiện tính 
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, hàng chục  (tính từ phải sang trái).
- HS đọc: 136204 x 4 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp. HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
136204 
 x 
 4
544816
- HS nêu các bước như trên 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Các HS khác trình bày tương tự như trên.
- HSG làm: 
- Biểu thức 201634 x m 
- Với m = 2, 3, 4, 5
- Nêu cách thực hiện dãy tính, 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT.
 321475 + 423507 x 2
= 321475 + 847014
= 1168489
- HSG làm
- Tính cộng trong phạm vi 20
- Nêu lại cách tính.
3. Củng cố: Phép tính 20513 x 6 có kết quả là:
A. 129078 B. 123078 C. 1239378 D. 239078
4. Dặn dò: Về làm bài tập 3, 4/ 57
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 27 - 10 - 2011
Khoa học
 Tiết 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số tính chất của nước.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng của một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,..
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình vẽ trang 42, 43 SGK
- 2 cốc li thuỷ tinh giống nhau, 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa 
- Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong.
- Một số tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước 
- Một miếng vải, bông, giấy thấm, túi ni long + Một ít đường, muối, cát  và thìa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ:
- Nhận xét về bài kiểm tra 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hỏi: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ?
HĐ1: Phát hiện màu mùi vị của nước 
- GV cho tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng 
- Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh GV làm và trả lời câu hỏi:
- Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
- Làm thế nào bạn biết điều đó ?
- Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Nhận xét tuyên dương 
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước 
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm
- HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nuớc, tấm kính và khai đựng nước 
- Y/c các nhóm cử 1 HS lên đọc thí nghiệm. Các HS khác quan sát và trả lời câu hỏi:
- Nước có hình gì ?
KL: Nước không có hình dạng nhất định
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này 
- GV kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ? 
- GV y/c các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả 
* Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra khắp mọi phía.
HĐ4: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
- GV tiến hành hoạt động cả lớp 
+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào?
+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước 
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 SGK
- Y/c 4 HS lên làm thí nghiệm trước lớp 
- Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?
- Y/c 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. 
- Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?
- Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước 
* Hiện tượng lũ quét ở vùng rừng núi có sức tàn phá rất lớn là do đâu ?
- Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 
- Lắng nghe
- Trả lời: 
- Vật chất và năng lượng
- Lắng nghe 
- Tiến hành hoạt động nhóm
- Quan sát và thảo luận
- Chỉ trực tiếp
- Nước không có màu, mùi, vị 
- Nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe
- Tiến hành làm thí nghiệm
- Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận 
- Đại diện của nhóm lên làm thí nghiệm 
- Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước 
- Nhận xét bổ sung 
Làm thí nghiệm rồi trả lời cá nhân.
- Lấy giấy thấm, khăn lau
- HS làm thí nghiệm
- Em thấy vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước. 
- 3 HS lên bảng làm thí nghiệm
- Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
- Nêu cá nhân: Chặt phá cây rừng, phá hủy môi trường.
- Tham gia hoạt động nhóm
- Tham gia cùng các bạn.
- Tham gia làm thí nghiệm cùng bạn.
2. Củng cố: 
a. Vật cho nước thấm qua là:
Chai thủy tinh Vải bông 
Áo mưa Lon sữa bò
b. Chất tan trong nước
Cát Bột gạo 
Đường Bột mì
Nêu lại nước có tính chất là:
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, tìm hiểu các dạng của nước. 
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 27 - 10 - 2011
 Tập làm văn:
KIỂM TRA
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 28 - 10 - 2011
Luyện từ và câu
KIỂM TRA 
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 28 - 10 - 2011
 Sinh hoạt
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Chi đội trưởng thực hiện quy trình sinh hoạt đội.
- Tập lại Quốc ca, Đội ca, Năm điều Bác Hồ dạy
- Ôn các bài hát đã học 
- Ôn các bài múa hát tập thể.
- Ôn chủ đề, chủ điểm.
- Tập nghi thức đội
- Chơi trò chơi mà học sinh thích.
II. Nhận xét của giáo viên:
Tuần qua: Một số em phát biểu xây dựng bài như: Yên, Duyên, Nguyên
- Đa số các em học bài và làm bài đầy đủ, không thuộc bài như Đắc Quốc, Hưng
- Lớp học được quét dọn sạch sẽ.
- Bên cạnh đó: một số em hay làm việc riêng không chú ý trong giờ học: Lý, Hậu 
III. Kế hoạch tuần đến.
- Đi học chuyên cần và đúng giờ.
- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, đeo khăn quàng đầy đủ.
- Dọn vệ sinh khu vực được phân công.
 Ngày soạn: 23 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 28 - 10 - 2011
Toán
 Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a, b
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số lô gô SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ: Bài 3/ 57
2. Bài mới: GT tính chất giao hoán của phép nhân
- GV viết biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, y/c HS so sánh 2 biểu thức này với nhau 
Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
- GV treo bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học lên bảng tính. 
Ta thấy giá trị của biểu thức a x b luôn thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
- Ta có thể viết a x b = b x a 
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì được tính thế nào ?
- Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? 
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x  y/c HS điền số 
- Vì sao lại điền số 4 ?
Bài 2: - Y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 3: Hỏi: BT y/c chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và y/c HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này 
- GV y/c HS làm tiếp bài
Bài 4: GV y/c HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống 
- G y/c nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0
- 4 HS lên bảng thực hiện 
- Lắng nghe 
- HS nêu: 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35 vậy 5 x 7 = 7 x 5 
- HS đọc bảng số và 3 HS lên bảng thực hiện
- HS đọc: a x b = b x a 
- Thì ta được tích b x a
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì đó không thay đổi 
- Làm bảng con: điền số thích hợp vào ô trống 
- Vì khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi, 
- Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn. 
- 2 HS lên bảng làm bài
- * HSG : Bài 3, 4 VBT
Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
- HS tìm và nêu
- HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó và 0 nhân với số nào cũng bằng 0
- Làm bài tuần 9 vì nghỉ học
2. Củng cố: Cho dãy tính 10 x 8 x 9 x 5 Dãy tính nào dưới đây có kết quả bằng dãy tính trên.
A. 10 x 8 x 9 x 6 B. 10 x 9 x 5 x 7 c. 5 x 8 x 9 x 10 
4. Dặn dò: Bài tập 2/ 58 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 4 tuan 10 nam hoc 20112012.doc