Bài soạn Lớp 4 - Tuần thứ 15

Bài soạn Lớp 4 - Tuần thứ 15

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

Theo Tạ Duy Anh

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra:

HS: 2 em nối nhau đọc bài trước + câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 4 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 28/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Giáo dục tập thể
Chào cờ đầu tuần
(Đ/C: Thanh - TPT soạn)
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
Theo Tạ Duy Anh
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước + câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần.
- GV nghe, sửa phát âm + giải nghĩa từ khó + hướng dẫn ngắt câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm các câu hỏi và trả lời.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo: Sáo đơn, sáo kép, sáo hè tiếng sáo vi vu trầm bổng.
+ Trò chơi thả diều đem lại cho các em niềm vui lớn như thế nào ?
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Nhìn lên bầu trời nhung huyền ảo đẹp như một tấm thảm nung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng
+ Qua các câu hỏi mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
HS:  Cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 2 em nối nhau đọc đọc 2 đoạn.
- GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
(Đ/C: Thanh – GV bộ môn soạn, giảng)
Toán
Tiết 71: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.	
- Rèn kỹ năng vận dụng vào tính toàn và giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục có ý thức tự giác học tập.	
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Bước chuẩn bị:
HS: Ôn lại 1 số nội dung sau:
a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000.
b. Qui tắc chia 1 số cho 1 tích.
2. Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng:
320 : 40 = ?
a. Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích: 320 : ( 10 x 4 )
= 320 : 10 : 4
= 32 : 4
= 8
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
Nêu nhận xét 320: 40 = 32 : 4
HS: Có thể cùng xoá chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia rồi chia như thường.
b. Thực hành: 
- Đặt tính.
- Cùng xoá số 0 ở số bij chia, số chia.
- Thực hiện phép chia 32 : 4
 	3 2 0 4 0
	 0	 8
 Vậy: 320 : 40 = 8
3. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia:
 32000 : 400 = ?
a. Tiến hành tương tự như trên.
b. Đặt tính (thực hành).
- Cùng xoá 2 chữ số 0 ở số bị chia, số chia.
- Thực hiện phép chia 320 : 4
3 2 0 0 0 4 0 0
0 0 8 0 
 0
4. Kết luận chung:
HS: 2 – 3 em nêu kết luận.
- GV ghi kết luận SGK.
5. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét.
a) 420 : 60 = 7 4500: 500 = 9
b) 85 000 : 500 = 170 92000 : 400 = 230
- GV và cả lớp nhận xét.
- 4 em lên bảng làm.
+ Bài 2: Tìm x:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng.
a) x x 40 = 25 600
 x = 25 600 : 40
 x = 640
b) x x 90 = 37 800
 x = 37 800 : 90 
 x = 420
+ Bài 3: Phần b – Dành cho HS khá, giỏi. 
* Tóm tắt:
- Dự định xếp: 180 tấn lên các toa xe.
a) Nếu mỗi toa 20 tấn: .. toa ?
b) Nếu mỗi toa 30 tấn: .. toa ?
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng.
Giải:
a. Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn thì cần số toa là: 180 : 20 = 9 (toa)
b. Nếu mỗi toa chở 30 tấn thì cần số toa là:
180 : 3 = 6 (toa)
Đáp số: a. 9 toa
b. 6 toa.
- GV chấm bài, nhận xét.
6. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
đạo đức
 Bài 7: biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết2)
I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn với thầy, cô giáo.
- Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo (cô giáo).
II. Tài liệu và phương tiện: 
Tranh, tiểu phẩm, câu thơ, truyện
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
Gọi 2 HS nêu phần ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài 4 – 5 SGK).
- GV yêu cầu các nhóm viết lại những câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm để chuẩn bị trình bày trước lớp.
- HS: Trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được.
- Cả lớp nhận xét, bình luận.
+ Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì ?
- Khuyên ta phải biết quý trọng, yêu thương, kính trọng các thầy cô giáo,
- GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- GV nêu yêu cầu.
HS: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm hoặc kỉ niệm của mình với thầy, cô giáo.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm chuyện kể câu chuyện hay nhất trước lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
4. Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
- GV đưa ra các tình huống sau:
+ Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì ?
+ Em và các bạn đang đi học về thì gặp con cô giáo Mai cũng đi học về. Nam nói: “ Cô giáo hay phê bình tớ, nên tớ phải trêu con bé này mới được”. Em sẽ nói gì với Nam.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bình chọn cho nhóm nào xử lí tính huống hay nhất.
=> Kết luận chung:
+ Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
+ Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
- GV gọi 2 – 3 em nêu lại nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, thực hành theo bài học.
Ngày soạn: 29/11/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 72: Chia cho số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
- Rèn kỹ năng thực hành tính nhanh và giải toán đúng.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Trường hợp chia hết: 672 : 21 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
 6 7 2 2 1
6 3 
 4 2
 4 2
 0 
Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3 nhân 2 bằng 6, viết 6
67 trừ 63 bằng 4, viết 4.
Lần 2: Hạ 2 được 42.
42 chia 21 được 2, viết 2.
2 nhân 1 bằng 2, viết 2
2 nhân 2 bằng 4, viết 4
42 trừ 42 bằng 0, viết 0.
2. Trường hợp có dư: 779 : 18 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải: (tương tự như trên).
7 7 9 1 8
7 2 4 3
 5 9
 5 4
 5 (dư) 
* Lưu ý: Cần giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đặt tính rồi tính vào vở.
- GV và HS nhận xét, chữa bài nếu sai.
- 4 HS lên bảng làm.
+ Bài 2: Tóm tắt:
- Xếp 240 bộ bàn ghế vào: 15 phòng.
- Hỏi: 1 phòng: .. bàn ghế ?
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ và tự giải vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
Số bộ bàn ghế được xếp vào mỗi phòng là:
240 : 15 = 16 (bộ)
Đáp số: 16 bộ.
+ Bài 3: - Dành cho HS khá, giỏi. 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
HS: Trả lời.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
a) x x 34 = 714
x = 714 : 34
x = 21
b) 846 : x = 18
x = 846 : 18
 x = 47
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Mĩ thuật
(Đ/C Phương - GV bộ môn soạn, giảng)
chính tả
Nghe - viết: cánh diều tuổi thơ
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Cánh diều tuổi thơ”.
	- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, thanh hỏi, ngã. Biết miêu tả 1 đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy - học:
Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ dễ viết sai. Chú ý cách trình bày bài, tên bài, những chỗ xuống dòng.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- Gấp SGK nghe GV đọc, viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2a: - GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Tìm tên cả đồ chơi và trò chơi.
HS: Các nhóm trao đổi tìm tên các đồ chơi, trò chơi có chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch và thanh hỏi/ngã.
- GV treo bảng nhóm lên bảng, cho các nhóm chơi tiếp sức.
2a) * Ch: Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền.
Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi thuyền.
* Tr: Đồ chơi: Trống ếch, trống cơm, cầu trượt.
Trò chơi: Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ, trồng hoa, cắm trại.
+ Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- Một số HS tiếp nối nhau miêu tả trò chơi và có thể hướng dẫn cách chơi (SGV).
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn tả hay nhất.
VD: Tôi muốn tả cho các bạn nghe chiếc ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn hãy xem này: Chiếc xe cứu hoả trông thật oách, toàn thân màu đỏ sậm, các bánh xe màu đen, còi cứu hoả màu vàng tươi đặt ngay trên nóc xe. Mỗi lần tôi vặn máy dưới bụng xe, thả xe xuống đất là lập tức xe chạy
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm nốt bài tập.
Khoa học
Bài 29: Tiết kiệm nước
I. Mục tiêu:
- HS biết nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lý do phải tiết kiệm nước.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	Hình trang 60, 61 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK.
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
+ Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? vì sao?
- Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên làm và không nên làm.
- Thảo luận về lý do cần phải tiết kiệm nước.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
HS: Từng cặp HS trì ... GK.
- Rút ra kết luận qua thí nghiệm trên.
- Các nhótrình bày kết quả và giải thích tại sao.
=> Kết luận chung cả hai hoạt động: 	Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
4. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận.
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ?
- Gọi là khí quyển.
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật ?
=> Bài học: Ghi bảng.
HS: 2 – 3 em đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 1/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách nhân vật qua lời đối đáp.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
HS: 3 em đọc yêu cầu.
- Cả làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì ?
Từ thể hiện thái độ lễ phép
à Lời gọi: Mẹ ơi
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm vào vở, 1 số em làm vào bảng nhóm treo bài lên bảng đọc những câu của mình.
- GV và cả lớp nhận xét.
a) Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ ?
Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ ?
b) Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không ?
Bạn có thích trò chơi điện tử không ?
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời.
- GV kết luận ý kiến đúng.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
- 1 số em làm bài trên phiếu dán bảng và trình bày bài.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu.
- 2 em đọc các câu hỏi trong đoạn trích.
- 1 em đọc các câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau.
- 1 em đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già.
- GV nhận xét và chốt lời lời giải đúng (SGV).
HS: 1 – 2 em nhắc lại nội dung cần
5. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà chuẩn bài bài sau.
địa lí
Bài 14: hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,....
- Dựa vào hình ảnh mô tả về chợ phiên.
	- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả của người dân.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi 1 em nêu bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung: 
c. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Đọc SGK và sự hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Rất nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo cao tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm 
+ Khi nào 1 làng trở thành làng nghề ?
- Khi nghề thủ công ở làng đó phát triển mạnh.
+ Kể tên các làng nghề thủ công mà em biết ?
- Làng Bát Tràng, làng Vạn Phúc, làng Đồng Kị
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
- Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
* HĐ2: Làm việc cá nhân.
- GV nhận xét.
HS: Quan sát các hình vẽ về sản xuất gốm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Trình bày kết quả quan sát tranh.
d. Chợ phiên:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
HS: Dựa vào tranh ảnh SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm gì ?
- Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hoá là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và 1 số mặt hàng đưa từ nơi khác đến. Ngày họp chợ không trùng nhau, các phiên gần nhau.
+ Mô tả về chợ theo tranh ảnh ?
=> Bài học: Ghi bảng.
HS: 2 em đọc bài học.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 	- Về nhà học bài.
Toán
Tiết 75: Chia cho số có 2 chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
- Rèn kỹ năng thực hành tính và giải toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Trường hợp chia hết:
a. Đặt tính: 
 10105 : 43 = ?
- GV hướng dẫn HS chia lần lượt như SGK.
 1 0 1 0 5 4 3
 1 5 0 2 3 5
 2 1 5
 0 0
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
VD: 101 : 43 = ? 
Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2.
150 : 43 = ?
Có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3.
3. Trường hợp chia có dư:
26345 : 35 = ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2:
GV hỏi: Bài toán các đơn vị đã cùng đơn vị chưa?
HS: Đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- Chưa cùng đơn vị.
- Đổi như thế nào ? 
- Đổi giờ ra phút, km ra mét.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- 1 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải:
 1 giờ 15 phút = 75 phút.
 38 km 400 m = 38 400 m.
Trung bình mỗi phút người đó đi được là:
38 400 : 75 = 512 (m).
Đáp số: 512 m.
- GV thu 1 số bài chấm cho HS.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
Tập làm văn
Quan sát đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau.
- phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Tranh minh hoạ 1 số đồ chơi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Một em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu.
HS: 3 em nối nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d.
- Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét từng em theo các tiêu chí đề ra. Bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế
- HS: Trình bày kết quả.
+ Bài 2:
- GV hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Phải quan sát theo 1 trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tìm ra những đặc điểm riêng.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Làm bài vào vở.
- Đọc dàn ý mình đã chọn.
VD: 1) Mở bài: Giới thiệu gấu bông, đồ chơi em thích.
2) Thân bài:
+ Hình dáng:
- Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
+ Bộ lông:
- Màu nâu sáng, pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
+ Hai mắt:
- Đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch ngợm và thông minh.
+ Mũi:
- Màu nâu đỏ, trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
+ Trên cổ:
- Thắt 1 chiếc lơ đỏ chót làm nó thật bảnh
+ Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: 
- Có 1 bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
3) Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài văn của mình.
Ngày 6 tháng 12 năm 2010
Ban giám hiệu ký duyệt
Đinh Thế Lăng
Tuần 16
Ngày soạn: 2/12/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Giáo dục tập thể
Chào cờ đầu tuần
(Đ/C: Thanh - TPT soạn)
Tập đọc
Kéo co
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy, toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 – 3 em đọc bài “Tuổi Ngựa”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
(2 – 3 lượt).
- GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Qua phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co là như thế nào?
- Kéo co phải có 2 đội, số người 2 đội phải bằng nhau. Thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngả sang vùng đất của đội mình là thắng.
+ Giới thiệu về cách chơi kéo co ở là Hữu Trấp ?
- Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt người xem vây xung quanh.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ rất nhiều người xem.
+ Ngoài kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
- Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi
+ Nội dung bài là gì ?
- HS phát biểu.
=> Nội dung: Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp.
- GV đọc mẫu đoạn “Hội làng Hữu Trấp  người xem hội”.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc cá nhân.
- GV nhận xét, cho điểm những em đọc hay.
3. củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 15(3).doc