Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 14

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 14

I/ Mục tiêu: Giúp HS :

- Thực hiện được phép chia một ssố cho một tích

- Bài tập cần làm: Bài 1,2

II/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 69
Toán : 
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
Ngày soạn : 22 – 11- 2010
Ngày giảng : 25 -11 - 2010
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Thực hiện được phép chia một ssố cho một tích 
- Bài tập cần làm: Bài 1,2
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 68. Kiểm tra vở bài tập của một số HS khác
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới: 
 2.2 Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích 
a) So sánh các giá trị biểu thức 
- GV viết lên bảng các biểu thức 
 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2 
 24 : 2 : 3 
- GV y/c HS tính giá trị của biểu thức trên
- Y/c HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên
b) Tính chất một số chia cho 1 tích
* Vậy: Khi thực hiện một số chia cho 1 tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia 
2.2 Luyện tập:
Bài 1:
- GV hỏi: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét
Bài 2:
- GV gọi HS đọc y/c của bài 
- Y/c HS chuyển các phép chia trong bài thành phép chia một số chia cho 1 tích
- Y/c HS làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
* HSG : Bài 4 VBT
Bài 3:- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp 
- Y/c HS tóm tắc đề toán 
- Y/c HS trình bày lời giải vào vở 
- GV y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, Gv chấm vở bầi tập của một số HS 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
+ Luân ghép hình
- Lắng nghe
- 3 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp
- Chúng đều bằng 24
- HS nghe và kết luận lại
- Tính giá trị của biểu thức
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm ,bài vào VBT
- HS nhận xét sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 1 HS đọc đề 
- 3 HS lên bảng làm bài. mỗi HS làm một phần HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS đọc, HS cả lớp cùng theo dõi trong SGK
- 1 HS tóm tắc trước lớp 
- HS làm bài 
Tuần 14
Tiết 28
Khoa học :	 
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Ngày soạn : 22 - 11- 2010
Ngày giảng : 25 -11 - 2010
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước :
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước 
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước 
+ Xử lý nước thải , bảo vệ hệ thống thoát nước thải 
 - Thực hiện bảo vệ nguồn nước 
II/ Đồ dùng dạy học:-Hình trang 58, 59 SGK
-Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
HS1:Trình bày dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy ? 
 HS2:Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? 
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài 
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : 
HĐ1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
* Mục tiêu: HS nêu những việc nên hay không nên lầm để bảo vệ nguồn nước
* Cách tiến hành: - Làm việc theo cặp
- Y/c HS quan sát hình trang 58 SGK và trả lời câu hỏi 
+ Y/c 2 HS thảo luận với nhau chỉ vào hình vẽ, nêu những việc nên hay không nên làm để bào vệ nguồn nước 
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
Tích hợp GDBVMT: Gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước của trường?
GV kết luận 
* Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 59
HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
* Mục tiêu: bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước
* Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV hướng dẫn 
- GV đi tới các nhóm để kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia 
- Y/c các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết 
- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
+ Luân tập vẽ
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
+ Những việc không nên: Đục ống nước, đổ rác xuống ao
+ Những việc nên: vứt rác, xây dựng hệ thống thoát nước thải
- 2 HS đọc to trước lớp
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- Nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình 
Tuần 14
Tiết 28
Tập làm văn: 
CẤU TẠO BÀI VĂN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Ngày soạn : 22 – 11- 2010
Ngày giảng : 25 -11 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cài trống trường (mục III)
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ cái cối xay trong SGK 
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d (BT.I.1) + Một tờ giấy viết lời giải câu b, d (BT.I.1) 
- Một tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống – BT.III
- Ba, bốn tờ giấy trắng để 3 – 4 HS viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống (BT.III.d)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được
- Nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:- Y/c HS đọc bài văn
- Y/c HS đọc phần chú giải 
- Hỏi: Bài văn tả cái gì?
+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- Mở bài trực tiếp là ntn?
- Thế nào là kết bài mở rộng?
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?
Bài 2:
+ Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- GV giảng
* Y/c HS đọc phần ghi nhớ 
2.3 Luyện tập
Bài 1: - Gọi HS đọc y/c và nội dung. Y/c HS trao đổi và trả lời câu hỏi 
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ nào cái trống được miêu tả ?
- Y/c HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên
- Gọi HS trình bày bài làm. GV sữa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và cho điểm những em viết tốt 
3. Củng cố dặn dò: 
- Hỏi: + Khi viết bài văn miêu tả ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng viết 
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ Luân ghép hình
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Tả cái cối xay gạo bằg tre
- Là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả
- Là bình luận thêm về đồ vật
+ Ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy 
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài 
- Tự làm vào vở
- 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình 
Tuần 14
Tiết 28
Luyện từ và câu : 
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
Ngày soạn : 22 – 11- 2010
Ngày giảng : 26 -11 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi ( nội dung ghi nhớ )
Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1), bược đầu biết dùng câu hỏi câu hỏi để thể hiện thái độ khen , chê, sự khẳng định , phủ định hoặc yêu cầu , mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III) 
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần luyện tập)
- Bốn băng giấy, trên mỗi băng viết một ý của BT.III.1 
- Một số tờ giấy trắng để HS làm BT.III.2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi
2. Dạy và học bài mới 
2.2 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất Nung. 
- Gọi HS đọc câu hỏi
Bài 2:
- Câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì?
- Gọi HS phát biểu
Bài 3: - Y/c HS đọc nội dung
 - Y/c HS trao đổi trả lời câu hỏi 
 - Gọi HS trả lời bổ sung 
+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?
2.3 Ghi nhớ:* Gọi HS đọc ghi nhớ
2.4 Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS tự và làm bài 
- Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời chính xác 
Bài 2:- Chia nhóm 4 HS. Y/c nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống 
- Y/c HS hoạt động trong nhóm 
- Gọi đại diện nhóm phát biểu 
- Nhận xét
Bài 3: - Gọi HS đọc y/c và nội dung. Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2, 3 vào vở
- 3 HS lên bảng đặt câu 
+ Luân ghép hình
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm,dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc lại các câu hỏi, trao đổi với nhau để trả lời 
- Nói theo ý của mình 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi 
- 2 HS đọc thành tiếng,, Cả lớp đọc thầm
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi
-Chia nhóm nhận tình huống 
- 1 HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS suy nghĩ tình huống
- Đọc tình huống của mình 
Tuần 14
Tiết 70
Toán : 
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
Ngày soạn : 22 – 11- 2010
Ngày giảng : 26 -11 - 2010
I/ Mục tiêu:Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số 
- Bài tập cần làm: Bài 1,2
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng hdẫn luyện tập thêm của tiết 69 
- Chữa bài - nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV hỏi: Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn? 
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm thế nào?
- GV: Vậy khi thực hiện tính 1 tích chia cho một số ta có thể lấy 1 thừa số chia cho số đó, rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia
- Hỏi: Với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15 ?
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:- Y/c HS nêu đề bài 
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng 
Bài 2: - GV hỏi: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức
 (25 x 36) : 9
- Y/c HS tìm cách thuận tiện nhất 
- Gọi 2 HS lên bảng y/c mỗi HS tích 1 cách
- GV nhận xét 
* HSG : Bài 4 VBT
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Y/c HS tóm tắc bài toán 
- GV y/c HS cả lớp trình bài lời giải 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
+ Luân tập vẽ và tô màu
- Nghe giới thiệu bài 
- Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT
- Nhận xét bài làm của bạn
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS đọc đề 
- 1 HS tóm tắc trước lớp 
- HS giải BT vào vở 
SINH HOẠT LỚP
 I.Đánh giá các hoạt động tuần qua :
 - Nề nếp lớp ổn định, sinh hoạt 15 phút đầu buổi tốt.
 - Học sinh tích cực truy bài đầu buổi, thực hiện đôi bạn học tập có kết quả.
 - Thuộc chủ đề, chủ điểm và các bài hát múa của các tháng.
 - Nề nếp xếp hàng ra vào lớp, phát biểu xây dựng bài tốt.
 - Vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
 - Đa số các em chuẩn bị bài đầy khi đến lớp, trong giờ học phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
II. Công tác tuần đến :
Tiếp tục phát huy những việc đã làm được.
Sinh hoạt Đội theo kế hoạch.
 - Tăng cường kiểm tra đôi bạn học tập.
TĂNG TIẾT : Chiều thứ 5 -25-11-2010 
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết viết câu văn miêu tả đồ vật.
- Sử dụng khái niệm “Thế nào là miêu tả” để viết được một số câu văn miêu tả.
- Giúp làm giàu vốn ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: Thú bông, ly sứ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Thế nào là miêu tả ?
* Hoạt động 2: Quan sát, tìm ý
 Đặt con thú bông, ly sứ cho học sinh quan sát
- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời. 
+ Con thú gì ?
+ Được làm bằng chất liệu gì ? (bông, sứ,...)
+ Màu lông 
+ Mắt, tai...
+ Chân 
+ Ly làm bằng chất liệu gì ?
+ Màu sắc, hình dáng...
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Dựa vào các câu hỏi và quan sát con vật của mình. Các em hãy thảo luận nhóm miêu tả con gấu bông (hoặc ly sứ).
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Nhận xét
* Hoạt động 4: 
- Dựa vào kết quả thảo luận, em hãy viết một đoạn văn miêu tả con vật mà mình quan sát.
- Gọi một số học sinh đọc đoạn văn của mình.
Chấm một số bài
Mẫu: Chú chó bông nhỏ xíu mới đáng yêu làm sao. Bộ lông có đốm đen trên nền vàng, càng làm cho tôi liên tưởng đến những con báo. Hai mắt đen tròn thật tinh nghịch. Còn hai tai luôn dựng đứng như đang muốn nghe ngóng điều gì.
Mẫu: Đây là cái ly sứ mà Nga đã tặng tôi trong lần sinh nhật thứ 8. Màu men trắng ngà pha kem sữa rất đẹp. Mặt ngoài của ly là hình hai chú chó con nằm trong giỏ len với bộ lông xù màu đen có đốm trắng thật đẹp. Tay cầm rất vừa tay. Mỗi khi pha sữa, mẹ gõ vào ly phát ra âm thanh nghe rất vui tai.
3.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn
- Học sinh trả lời.
Quan sát mẫu
Trả lời các câu hỏi gợi ý 
- Thảo luận nhóm 4 miêu tả con vật mà mình tả.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Chỉnh sửa để có đoạn văn miêu tả
Viết vở
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện:
- Ôn luyện vốn từ: Ý Chí- Nghị lực .
- Yêu thích học Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Nêu y/c mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập
* Hoạt động1: Cá nhân
Bài 1: Những từ nào cùng nghĩa với Ý chí, nghị lực 
 a. mong ước b.khó khăn 
 c. nhân hậu d. quyết chí 
 g. chí khí h. hung hãn 
 i. kiên nhẫn k. chịu khó 
 l. quyết tâm m. mơ tưởng
Hoạt động 2 : Làm vào vở 
 Đặt câu với 3 từ tìm được ở bài tập 1 
- GV gọi 2 học sinh làm trên bảng lớp . Cả lớp làm vào vở.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng về cách sử dụng từ, ý, câu viết hoàn chỉnh chưa.
- Gọi một số em đứng tại chỗ đọc bài làm của mình.
Hoạt động 3:-HS chơi Tiếp sức.
Tìm chỗ sai trong việc sử dụng từ và sửa lại cho đúng:
a) Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu tình cảm ( nghị lực ). Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không lo lắng ( nản chí ). Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Cố gắng ( quyết tâm ) của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. 
 -Nhận xét tuyên dương. 
* Hoạt động 4: Dành cho học sinh khá, giỏi:
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý chí, nghị lực của một người.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn: Về nhà ôn luyện thêm.
- HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu bài tập 
-HS tìm và viết vào b/c
- Làm vào vở
- Nhận xét bài trên bảng 
-HS trao đổi nhóm đôi và tham gia chơi.
-HS thực hiện yêu cầu
Toán : CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số và chia một tổng cho một số
- Tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập)
- Tích cực tham gia học tập, rèn luyện kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2,3
* Học sinh: - Bảng con, vở làm bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập
 - Muốn chia một tổng cho một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức
a) (4578 + 3689): 7 + 1789
b) 36576 : (4 x 2)- 3708
c) 81756 - (456 x 54) : 9
d) (9457 - 317) : 5 x 124
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2: Tính bằng hai cách:
a) ( 95 + 45) : 5 b) 126 : 6 + 42 : 6
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3: Lớp 4/1 có 32 học sinh, chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Lớp 4/2 có 28 học sinh, cũng chia thành các nhóm, mỗi nhóm cũng có 4 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu nhóm?
 Đối với học sinh khá, giỏi giải bài toán bằng hai cách.
- Cho học sinh đọc đề bài
- Cho học sinh tóm tắt đề toán và vở nháp
- Cho học sinh giải vào vở
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- 1 học sinh đọc
- 4 học sinh làm bảng
- Lớp nhận xét
(4578 + 3689) : 7 + 1789
= 8267 : 7 + 1789 = 2970
b) 36576 : 4 x 2 - 3708
 = 36576 : 8 – 3708 
 = 4572 – 3708 = 864
c) 81756 - (456 x 54) : 9
 = 81756 - 24624 : 9 
 = 81756 – 2736
 = 79020
d) (9457 - 317) : 5 x 124
= 9140 : 5 x 124
= 1828 x 124 = 226672
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh làm bảng
- Lớp làm vở
- Nhận xét
- 1 học sinh đọc
- 1 học sinh làm bảng
- Lớp làm vở
Cả 2 lớp 4/1 và 4/2 có số học sinh là
32 + 28 = 60 (học sinh)
Số nhóm học sinh cả hai lớp có là
60 : 4 = 15 ( nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc