Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Phạm Văn May

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS.

2. Kĩ năng: Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh của cuộc sống của em.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, GA, tham khảo các tài liệu khác có liên quan

2. HS: SGK, học bài cũ

III. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung tổng kết về văn bản nhật dụng.

3. Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1367Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tuần 27
Tiết 131,132: Tổng kết văn bản nhật dụng
Tiết 133: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
Tiết 134,135: Viết bài Tập làm văn số 7
Tiết 131 + 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS. 
Kĩ năng: Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh của cuộc sống của em. 
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, GA, tham khảo các tài liệu khác có liên quan
HS: SGK, học bài cũ
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung tổng kết về văn bản nhật dụng. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động 1
- Học sinh đọc phần I SGK
-Giải thích các ý về chức năng, đề tài, tính cập nhật của VBND? 
Hoạt động của HS
- Nghe
Nội dung
I. Khái niệm văn bản nhật dụng(VBND)
Hoạt động 2:
- GV chuẩn bị bảng phụ
-GV sẽ nêu câu hỏi tổng kết từng phần. 
+ Nêu tên các VBND mà em đã học ở lớp 6,7,8,9?
+ Nhắc lại nội dung và cho biết hình thức biểu đạt của mỗi VBND đó? 
- Dựa vào bảng phụ tìm hiểu theo hướng dẫn của GV
II. Nội dung các VBND đã học
Kẻ bảng trang 96 + 97 
- Lớp 6: 3 bài
- Lớp 7: 4 bài
- Lớp 8: 3 bài
- Lớp 9: 3 bài
Hoạt động 3:
(GV cho học sinh đọc 5 điểm lưu ý trong SGK trang 96)
-Vậy học VBND ta cần lưu ý những điểm nào?
- Lưu ý nội dung các chú thích
-Liên hệ các vấn đề trong VBND với đời sống xã hội 
III. Phương pháp học VBND
- Lưu ý nội dung các chú thích
-Liên hệ các vấn đề trong VBND với đời sống xã hội 
-Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề đó. 
-Vận dụng tổng hợp các kiến thức môn học khác. 
-Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích một VBND. 
Lớp
Tên văn bản nhật dụng
Nội dung
Hình thức (phương thức biểu đạt)
6
* Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. 
Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. 
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
* Động Phong Nha 
Là kỳ quan thế giới, thu hút khách du lịch, tự hào và bảo vệ danh thắng này. 
Thuyết minh, miêu tả 
* Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên lo bảo vệ môi trường... 
Nghị luận và biểu cảm. 
7
* Cổng trường mở ra 
Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người 
Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
* Mẹ tôi 
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái 
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
* Cuộc chia tay của những con búp bê 
Tình cảm thân thiết của 2 anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hòan cảnh gia đình bất hạnh. 
Tự sự, nghị luận, biểu cảm. 
* Ca Huế ở Sông Hương
Vẻ đẹp sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế 
Thuyết minh, nghị luận, tự sự biểu cảm. 
8
* Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường 
Nghị luận và hành chính. 
* Ôn dịch thuốc lá 
Tác hại của thuốc lá (đến kinh tế và sức khỏe)
Thuyết minh và nghị luận. 
* Bài tóan dân số 
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội 
Thuyết minh và nghị luận. 
9
* Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế. 
Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm. 
* Đấu tranh cho một thể giới hòa bình 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hòa bình thế giới 
Nghị luận và biểu cảm. 
* Phong cách Hồ Chí Minh 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tự hào, kính yêu và tự hào về Bác 
Nghị luận và biểu cảm. 
* HOẠT ĐỘNG 4 Ghi nhớ.
(Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK)
4. Củng cố: Nêu khái quát lại nội dung bài học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, nắm được nội dung phần tổng kết. Xem trước bài sau
Nắm vững chức năng, tính cập nhật của văn bản nhật dụng và hệ thống văn bản nhật dụng được học ở THCS.
Chuẩn bị bài: “Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).”
IV. Rút kinh nghiệm
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tiếng Việt)
I.MỤC TIÊU:
1. kiến thức: Giúp học sinh:
Nhận biết một số từ ngữ địa phương. 
Hướng dẫn thái độ đối với việc dùng từ ngữ địa phương trong đời sống, nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương khi dùng trong bài viết, phổ biến rộng rãi. 
Trọng tâm: cách dùng từ ngữ địa phương. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng việt trong khi nói, viết.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, GA, tham khảo tài liệu khác,.
2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III. LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
* Hoạt động 1:
-Học sinh đọc yêu cầu của BT
-Thảo luận
+ Tìm từ ngữ địa phương? 
+Chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng? 
-Học sinh nhận xét, bổ sung? 
-GV sửa, nhận xét.
Nội dung
I. Nhận biết các từ ngữ địa phương:
Bài tập 1:
Từ địa phương 
Từ toàn dân
a) Thẹo 	à
Lặp bặp 	à
ba 	à
sẹo 
lắp bắp 
bố, cha
b) Má 	à
kêu 	à
đâm	à
đũa bếp à
mẹ
gọi
trở thành
đũa cả 
c) lui cui 	à
nhằm	à
nói trổng	à
vô	à
lúi húi 
cho là 
nói trống không 
vào
* Hoạt động 2
-Cho biết từ “kêu” ở câu nào là từ địa phương? Từ “kêu” ở câu nào là từ toàn dân? 
-Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó? 
Bài tập 2 
a) Kêu: từ toàn dân (thay bằng nói to)
b) Kêu: từ địa phương, từ toàn dân: gọi (tương đương). 
* Hoạt động 3
-GV hướng dẫn tương tự BT2
Bài tập 3
Trái 	= quả
Chi 	= gì
Kêu	= gọi
Trống hổng trống hoảng = trống rỗng trống tuếch
- Hs tự kẻ bảng điền vào, Bài tập 4 
4. Củng cố : Nêu khái quát nội dung bài học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem trước nội dung tiết sau
IV. Rút kinh nghiệm
..
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 134 – 135 :
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 –
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỤC  TIÊU:
1. Kiến thức :
Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ đã học ở các tiết trước. 
Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh. . . trong quá trình làm bài. 
Kĩ năng : Có kỹ năng làm bài TLV nói chung. 
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Đề bài, đáp án.
2. HS : Giấy, bút
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới : Chép đề cho kiểm tra.
A. Đề bài : Số phận và tính cánh nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn « Lão Hạc »  của Nam Cao.
B. Đáp án :
* Lưu ý : Muốn viết bài nghị luận văn học hay thì ngoài lý thuyết và kĩ năng về văn bản nghị luận đã học, ngoài kiến thức về văn và tập làm văn cần phải sử dụng, người viết còn phải có vốn sống và năng lực cảm thụ trực tiếp tác phẩm.
1. Tìm hiểu đề : 
- Kiểu bài : Nghị luận văn học về 1 tác phẩm truyện.
- Cơ sở triển khai nghị luận : Nhân vật Lão Hạc.
- Giới hạn nghị luận : Số phận và tính cách của nhân vật.
- Cách nghị luận : Thông qua cảm thụ các nhân (đề không có chỉ định phải nghị luận).
2. Tìm ý :
- Số phận nhân vật Lão Hạc :
+ Đặc điểm chung về số phận của những người nông dân trước cách mạng T8.
+ Đặc điểm riêng về số phận của Lão Hạc.
- Tính cách nhân vật Lão Hạc :
+ Tính cách chung của người nông dân nghèo, nhưng luôn tâm niệm : Đói cho sạch, rách cho thơm
+ Tính cách riêng của Lão Hạc trong hoàn cảnh cụ thể của mình : Người nông dân nghèo – người cha có trách nhiệm.
3. Yêu cầu : 
- Bố cục đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Liên kết : Các phần, các đoạn phải đảm bảo liên kết chặt chẽ với nhau.
- Trình bày : Phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lý, nhất quán. Cần có sự sáng tạo, không sao chép ở các sách « Bài văn mẫu ».
4. Củng cố : Thu bài, đếm số bài, số tờ.
5. Dặn dò : 
-Về nhà xem lại kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Lập dàn ý cho đề bài vừa viết.
- Xem lại phương pháp làm bài nghị luận TPVH .
IV. Rút kinh nghiệm
.
.
.
.
.
.
.
Ký duyệt tuần 27
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc