Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 17

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 17

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời của người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 : Cách ngôn : Máu chảy ruột mềm
Tuần 17
Tiết 33
Tập đọc : 
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
Ngày soạn : 12 -12 - 2010
Ngày giảng : 13 - 12 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời của người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn“Ba cái bóng”. Sau đó trả lời câu hỏi 
+ Em thích hình ảnh chi tiết nào trong truyện?
- Nhận xét 
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời 
+ Chuyện gì đã xảy ra với công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước khi yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được
+ Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 1: Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Nhà Vua đã than phiều với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có khác gì so với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Ghi lên bảng ý chính đoạn 2
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời ccâu hỏi:
+ Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng”cho công chúa ?
+ Thái độ của công chúa ntn khi nhận được món quà đó?
* HSG : Tìm động từ có trong đoạn 3
+ Nội dung của đoạn 3 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 3 
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm: Y/c 3 HS đọc phân vai 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài 
- Nhận xét về giọng đọc 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò: + Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại truyện 
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c
+Luân ghép hình
- Lắng nghe
- HSG đọc bài 
- HS đọc từ rèn đọc
- HS đọc truyền điện 
- Đọc vỡ đoạn
- HS đọc phần chú giải 
- 1 HS đọc
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Cô bị ốm nặng
+ Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng 
+ Mời tất cả các vị đại thần và các nhà khoa học để bàn. 
+ Không thể thực hiện được
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp ngàn lần so với đất nước ta 
+ Công chúa muốn có mặt trăng triều đình không biết làm cách nào để có mặt trăng cho công chúa
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Với chú hề 
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ gì về mặt trăng. Vì chú tin rằng cách nghĩ của của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn 
+ Mặt trăng chỉ to hơn cái móng tay, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng 
+ Mặt trăng của nàng công chúa 
- 1 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi 
+ Chú hề đến gặp thợ kim hoàn. Đặt làm ngay mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa 
+ Thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi gường bệnh
+ Chú hề đã mang đến một mặt trăng như công chúa mong muốn 
-1- 2 HS nhắc lại ý chính 
- 3HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi và tìm ra cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 lượt HS thi đọc 
Tuần 17
Tiết 81
Toán : 
LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 12 -12 - 2010
Ngày giảng : 13 - 12 - 2010
I/ Mục tiêu:Giúp HS 
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số 
- Biết chia cho số có ba chữ số.
* Bài tập cần làm : BT 1(a), 3 (a)
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 75
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Luyện tập: 
 * Bài tập dành cho HS giỏi:
Tìm hai số có tích bằng 5292, biết rằng nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ hai thêm 6 đơn vị thì được tích mới bằng 6048.
Bài 1:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự đặt tính rồi tính 
* Lưu ý học sinh cách đặt tính
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tự tóm tắt và giải bài toán 
* Lưu ý học sinh cách chuyển đổi đơn vị đo
- GV nhận xét 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
+ Luân tập vẽ
- HS lắng nghe 
- Đặt tính rồi tính 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính, HS cả lớp làm bài VBT
 - HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- 1 HS đọc
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Giải
18 kg = 18000 g
Số gam muối trong mỗi gói là
18000 : 240 = 75 (g)
ĐS: 75g
- Gọi HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 Giải:
 Chiều rộng của sân vân động là 
 7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân vận động là
 (105 + 68) x 2 = 346 (m)
 ĐS: 68m ; 346m
Tuần 17
Tiết 17
Kể chuyện : 
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
Ngày soạn : 12 -12 - 2010
Ngày giảng : 13 - 12 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung truyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ đựoc câu chuyện
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bbài cũ: 
- Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em
- Nhận xét 
1. Bài mới: 
1.1 Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu
1.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) GV kể
- GV kể lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật 
- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ tranh 1, 2, 3, 4, 5
b) Gợi trong nhóm 
- Y/c HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện 
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
c) Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối
- Gọi HS thi kể toàn truyện 
- GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể 
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi 
2. Củng cố đặn dò: (2')
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- 2 HS thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- Lắng nghe GV kể 
+ 4 HS ngồi cùng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện, sửa chữa cho nhau 
+Luân tham gia kể trong nhóm
- 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh
- 3 đến 5 HS thi kể 
Tuần 17
Tiết 33
Tập làm văn : 
 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Ngày soạn : 12 -12 - 2010
Ngày giảng : 14 - 12 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát chiếc bút(BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to viết bảng lời giải BT2, 3 
- Bút dạ và một tờ phiếu khổ to để HS làm BT1
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích 
- Nhận xét chung về cách viết văn của HS 
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
2.2 Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1, 2, 3:
- Gọi HS đọc y/c 
- Gọi HS đọc bài cái cối tân trang 143, 144 SGK. Y/c trao đổi trả lời câu hỏi:
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một đoạn
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa ntn?
+ Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn.
2.3 Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS suy nghĩ, thảo luận và làm bài .
- Gọi HS trình bày. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c. 
- Y/c HS tự làm bài. GV chú ý nhắc HS. 
+ Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài 
+ Khi miêu tả cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái bút 
- Gọi HS trình bày. Nhận xét sữa lỗi dùng từ diễn đạt 
3. Củng cố dặn dò: 
- Hỏi:
+ Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì?
+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành BT2 và quan sát kĩ chiếc cặp sách của em 
- HS thực hiện y/c
+ Luân viết vở tập viết
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi, dung bút cchì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn
- Lần lượt trình bày 
+ Thường giới thiệu đồ vật được tả,tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó. 
+ Nhờ dấu chấm xuống dòng.
 2 HS nối tiếp đọc nội dung 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dung bút chì đánh dấu vào SGK
- Tiếp nối thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
- Tự viết bài 
- 3 đến 5 HS trình bày 
Tuần 17
Tiết 82
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn : 12 -12 - 2010
Ngày giảng : 14 - 12 - 2010
I/ Mục tiêu:Giúp HS:
- Thực hiện được phép nhân, phép chia.
- Biết đọc thông tin trên bản đồ.
* Bài tập cần làm: Bài tập 1: Bảng 1(3 cột đầu), Bảng 2 (3 cột đầu); Bài tập 4(a,b)
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 81
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới: 
2.2 Luyện tập: 
 * Bài tập dành cho HS giỏi:
1.Hãy viết 945 thành tích của các số lẻ liên tiếp.
2.Tìm một số biết rằng lấy 190904 chia cho 7 lần số đó thì được thương bằng 487.
Bài 1:- Y/c HS đọc đề bài 
Hỏi: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép nhân, phép tính chia? 
- GV y/c HS nêu cách tính thừa số tìm tích chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia, số chia, thương chưa biết trong phép chia 
- Y/c HS làm bài 
- Y/c cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét cho điềm HS 
Bài 2:
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự đ ... ho HS cả lớp thảo luận
- Loan có 10 quả táo 
SINH HOẠT LỚP
1/ Nhắc nhở nề nếp học tập 
*Ưu điểm:
Đa số các em đi học đầy đủ đúng giờ 
Học bài và làm bài tương đối đầy đủ .
*Tồn tại :
- Một số bạn về nhà học bài và làm bài chưa tốt : Thịnh , Cường, Trúc
- Trong giờ học ít phát biểu , đọc bài còn nhỏ : Nhung, Huân
- Ngồi học chưa chú ý nghe cô giảng bài : Luân , Lành, Linh
- Trong giờ học vẫn còn nói chuyện và làm việc riêng .
2/ Vệ sinh 
Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh .
Vệ sinh lớp học tốt 
3/ Kế hoạch tuần đến 
Tiếp tục học chương trình tuần 18
Tiếp tục phát huy những mặt tốt và khắc phục những tồn tại đó .
Về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
TĂNG TIẾT : Chiều 15 - 12 - 2010 
Toán : LUYỆN TẬP : PHÉP CHIA – PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu:
- Củng cố phép chia, phép nhân .
- Giải toán có lời văn.
-Làm đúng phần bài tập về đổi đơn vị đo.
II.Đồ dùng dạy học :
 VBT ,bảng phụ .
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn luyện : 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
2045 x 146 
8432 x 504 
9240 : 246 
78932 : 351
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức bằng hai cách 
(1960 + 2940) : 245 
(4725 x 12) : 105
47376 : (18 x 47)
* Đối với học sinh khá, giỏi tính bằng hai cách, học sinh TB, yếu chỉ làm một cách
-GV giúp đỡ HS yếu 
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 420 dm2 =..m2..dm2
 702 km2 =dam2
 4800000m2 = dam2
 72 giờ = .giờ.phút
 1 phút 25 giây = ..giây
Bài 4: Một thửa rộng hình chữ nhật có chiều dài 144 m, chiều rộng 18 m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng khoai. Cứ 36 m² thu hoạch được 95kg khoai. Hỏi trên thửa ruông đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg khoai?
* Hướng dẫn các bước giải:
- Tính diện tích thửa ruộng
- Tính khối lượng khoai thu hoạch được.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét – Tuyên dương.
-Gọi 4 HS lên bảng giải ,lớp làm vào vở bài tập 
= 298570 
= 4249728
= 37 dư 138 
= 224 dư 308
- Làm vở 
= 20
= 540
= 56
- Làm bài tập 3
-1HS đọc đề 
-1HS tóm tắt bài toán và giải 
 ĐS: 6840 kg
- Nhận xét 
Tiếng việt : LUYỆN ĐỌC
 I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát và hiểu bài: "Trong quán ăn “Ba cá bống” "
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo lối kể chuyện,đọc phân vai . 
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* GV giới thiệu, nêu mục tiêu tiết luyện đọc.
* HĐ 1: Luyện đọc 
 + Bước 1: Đọc đúng, lưu loát:
- Gọi 1 học sinh đọc bài
- Cho học sinh luyện đọc từ khó: Bu-ra-ti-no, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, Các-lô, A-li-xa, A-di-li-ô, ngồi im thin thít, ấp úng, luồn tay, lổm ngổm, há hốc mồm,
- Cho học sinh luyện đọc câu văn dài, khó: Ba-ra-ba giật mình/vốn mê tín, lại nốc lắm rượu/ nên tái xanh cả mặt. Thấy thế, Ba-ra-ba cũng hoảng, răng đánh vào nhau cầm cập.
- 1 HS đọc đoạn1 – Cho biết giọng đọc đoạn 1 
- 1 HS đọc đoạn 2 – Cho biết giọng đọc đoạn 2.
 + Bước 2: Đọc diễn cảm 
* Luyện diễn cảm: Đoạn 2
 -Thi đọc diễn cảm.
+ HĐ 2: Đọc hiểu 
Câu 1: Những kẻ độc ác đang tìm bắt Bu-ra-ti-nô để tìm chiếc chìa khoá vàng là ai?
A. A-li-xa và Toóc-ti-ta
B. Ba-ra-ba và Đu-rê-ma.
C. Toóc-ti-la và A-li-xa.
D. Ba-ra-ba và A-li-xa.
Câu 2: Bu-ra-ti-nô đã biét được điều bí mật từ Ba-ra-ba là nhờ:
A. Cậu âý may mắn.
B. Nhờ cáo A-li-xa giúp.
C. Bu-ra-ti-nô thông minh.
D.Nhờ bác rùa Toóc-ti-la-tốt bụng.
Câu 3: Bu-ra-ti-nô là chú bế được làm bằng gì?
A. Bằng đồng.
B.Bằng vàng.
C. Bằng bột.
D. Bằng gỗ.
Câu 4: Nêu nội dung chính của bài?
Câu 5: Xác định các câu kể có trong đoạn văn sau:
 Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.Chú có cái mũi rất dài Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng To óc-ti-la tặng cho một chiếc chiếc khoá vàng để mở kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu?
 * HĐ 3: Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập đọc nhiều lần.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Luyện đọc từ khó.
 - 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.
- 1 học sinh đọc mẫu.
- HS thi đọc, bình chọn HS đọc hay. 
- HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- HS ghi đáp án đúng vào b/con
 -Cả lớp tham gia
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
- Có 3 câu kể: câu 1,2,3
 Chiều 16 - 12 - 2010
Tiếng Việt : LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đoạn: " Ở vương quốc nọđất nước của nhà vua" của bàiRất nhiều mặt trăng.
-Thêm đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã thích hợp.
- Điền thêm tiếng có âm l hoặc n, vần âc hoặc ât
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Luyện viết chính tả 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả trong bài Rất nhiều mặt trăng
H: Nêu nội dung đoạn văn trên?
- HS phát hiện từ khó viết và luyện viết đúng: vương quốc, đòi hỏi, bé xíu, ốm nặng, bất kì,
- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.
- Đọc dò lại 
- Thu vở chấm một số bài . Nhận xét 
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 
Bài 1: Điền tiếng có âm đầu l hoặc n để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
Phần của kẻ nói dối.
 Một gã hay (từ 2 tiếng) nói với đám trẻ con đang chơi đùa:
 -  chúng mày, có một bao quả hồ đào đổ vương vải ra đằng kia kìa. Chạy đến đó mà ..
 . trẻ ồn ào chạy về phía gã chỉ, nhưng không thấy gì và càng .. ồn ào, cười đùa vui vẻ hơn.
 Nghe tiếng hò reo cười của bọn trẻ, gã  dối nghĩ:
 - Tại sao chúng . vui vẻ thế? Hay . Đằng kia có hồ đào đổ ra thật ?
 Và hắn cũng vội chạy theo . trẻ để khỏi mất phần mình.
(Truyện cười Ta-xki)
Bài 2: Bài 2: Tìm từ mang vần ât hay âc để điền vào chỗ chấm:
a) Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn .
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi anh đứng bắn
.
Tên anh đã thành tên .. nước
Ôi anh giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn 
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
 (Lê Anh Xuân)
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Ôn lại nội dung đã được luyện.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
- Sự lo lắng của cả triều đình khi không tìm dược mặt trăng cho công chúa.
-HS luyện viết bảng con các từ khó viết 
-Cả lớp viết bài 
- Đổi vở chấm lỗi 
-HS làm bài vào vở
Bài 2:Điền các tiếng có vần ât hoặc vần âc
. ngủ ; . đèn ; . chội ; lật .. ; .. đống ;
 quả . ; .. vã ;  thang. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng lập dàn ý một bài văn miêu tả đồ vật với đầy đủ 3 phần.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý chung của bài văn tả cái cặp.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Lập dàn ý tả cái cặp đựng sách vở đi học của em.
2. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập
H: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?
H: Phần mở bài có nội dung gì? Phần kết bài có nội dung gì? Phần thân bài tả gì?
 * Hoạt động 2:Tìm hiểu đề bài
GV gọi HS đọc đề bài.
Đề bài yêu cầu gì?
GV gạch chân các từ trọng tâm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
- Em hãy quan sát cái cặp thật kĩ , sau khi đã tìm được các ý, em sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định, lập thành một dàn bài. 
- GV cho HS xem dàn bài chung tả cái cặp để HS có thể dựa vào đó làm dàn bài chi tiết tả cái cặp.
( GV treo bảng phụ)
1. Mở bài: Giới thiệu vắn tắt về cái cặp sách của em.( Ai mua cho em? Vào dịp nào)
2. Thân bài:
a/ Tả bao quát:
- Cặp của em là loại cặp gì? ( có quai đeo hay quai để xách, hoặc có cả quai đeo, quai xách; có mấy ngăn; cỡ to hay vừa hoặc nhỏ)
- Hình dạng cặp như thế nào? (hình vuông, hình chữ nhật..)
Chất liệu làm cặp là gì? ( da, giả da, vải bạt, ni lông)
- Màu sắc của cặp (màu đen, nâu, vàng, xanh hay đỏ)
b / Tả các bộ phận cụ thể( tả từ ngoài vào trong)
- Quai xách? (dày hay mỏng); Dây đeo ? (dài hay ngắn)
- Nắp cặp? (có mấy khóa; khóa làm bằng gì; sự hoạt động đóng mở của khóa)
- Mặt ngoài của cặp? ( có hình trang trí gì không; cách trình bày hình, chữ à màu sắc ra sao; các mép góc còn mới hay đã sờn)
- Các bộ phận bên trong của cặp? ( có mấy ngăn, rộng hẹp ra sao, ngăn được lót bằng thứ vải hoặc da gì, sức chứa của mỗi ngăn nhiều ít như thế nào)
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cái cặp sách ( VD: nó là người bạn thân thiết, gần gũi/ nó chia sẻ với em bao nỗi vui buồn/ em luôn giữ gìn cặp sạch đẹp)
Hoạt động 3: HS làm bài
 - GV cho HS làm bài vào vở.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi một vài HS đọc dàn bài của mình.
 - GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
 - Thu bài, chấm 1 số bài và nhận xét. Tuyên dương những em có sáng tạo trong bài làm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà dựa vào dàn ý viết bài văn miêu tả cái cặp.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Lập dàn ý tả cái cặp của em.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to dàn bài chung tả cái cặp- cả lớp đọc thầm
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét dàn bài của bạn, bổ sung
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- HS tiếp tục hoàn thành bài còn lại của buổi sáng.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính và tính:
a) 34272 : 357 b) 34055 : 245
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 ( 20375 + 12589 ) : 123 x 315 : 4
Bài 3: Người ta phải dùng 265 chuyến xe để chở 1113 tấn hàng. Hỏi mỗi chuyến xe chở được bao nhiêu tạ hàng?
- Nhận xét 
Bài 4: (Dành cho học sinh khá,giỏi) Tìm x:
a) 238 x ( X – 429) = 166124
b) X x 25 + X x 140 – 12581 = 48139 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Làm lại các bài sai
- Ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- HS tự làm vào vở
- HS làm bảng con
a) 96 b) 139
- HS làm vào vở
a) ( 20375 + 12589) : 123 x 315 : 4
= 32964 : 123 x 315 : 4
= 268 x 315 : 4
= 84420 : 4
= 21105
- HS đổi vở chấm chéo.
 - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm vào vở. 
 Giải
 Đổi 1113 tấn = 11130 tạ
Mỗi chuyến xe chở được là:
 11130 : 265 = 42 ( tạ )
 Đáp số: 42 tạ
a)238 x ( X – 429) = 166124
 X – 429 = 166124 : 238
 X – 429 = 698
 X = 698 + 429
 X = 1127
b)X x 25 + X x 140 – 12581 = 48139 
X x (25 + 140) – 12581 = 48139 
X x 165– 12581 = 48139 
X x 165 = 48139 + 12581 
X x 165 = 60720
X = 60720 : 165
X = 368

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc