I/ Mục tiêu:
1. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
2. Hiểu ND : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III/ Hoạt động dạy học:
Tuần 20 : Cách ngôn : Đi đến nơi, về đến chốn Tuần 20 Tiết 39 Tập đọc : BỐN ANH TÀI Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 10 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: 1. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. 2. Hiểu ND : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS đọc thuộc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời trong SGK - Nhận xét cho điểm HS 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài : 2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Cẩu Khây, thuật lại, làng mạc - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Gọi HS đọc phần chú giải - GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài :- Yêu cầu HS đọc thầm bài + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn? + Yêu tinh thì có phép thuật gì đặc biệt? + Y/c HS thuật lại cuộc chiến của bốn anh em chống yêu tinh? + Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? * HSG : Tìm mẫu câu Ai làm gì ? + Ý nghĩa của câu chuyện này là gì? c. Đọc diễn cảm - Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm - GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Câu Khây - GV đọc mẫu, sau đó cho HS thi đọc diễn cảm cá nhân - GV nhắc các em có thể chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất trong bài - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn HS thích 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Y/c HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện Bốn anh tài cho người thân nghe - 4 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi - Nhận xét - Lắng nghe +Luân ghép hình - 1 HS đọc - HS đọc từ rèn phát âm - Đọc vỡ câu, vỡ đoạn - Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi + Anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ + Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc + 2 đến 3 nhóm trình bày trước nhóm. Các nhóm bổ sung cho đủ ý trong SGK + Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường + Vì biết đoàn kết và đồng tâm hiệp lực - Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây - 2 HS nhắc lại - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó tự luyện đọc - 3 đến 5 HS đọc diễn cảm - 5 đến 7 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất - HS đọc lại cả bài và nêu lại ý chính của bài Tuần 20 Tiết 96 Toán : PHÂN SỐ Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 10 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số. II/ Đồ dùng dạy học: - Các mô hình hoặc hình vẽ trong SGK II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS làm các bài tập của tiết 90 - GV chữa bài và nhận xét 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu 2.2 Giới thiệu phân số - GV treo lên bảng hình tròn chia làm 6 phân bằng nhau, trong đó 5 phân được tô màu như phân bài đọc của SGK 5 6 - Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. Viết là 5 6 - Y/c HS đọc và viết .Gọi là phân số . Có tử số là 5 . Mẫu số là 6 - Tương tự như các phân số khác 4 7 3 4 1 2 2.3 Luyện tập: Bài 1: - GV y/c HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình * HSG : Bài 66 Tuyển chọn 400 Bài 2: - GV treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng số như trong BT, gọi 2 HS lên bảng làm bài và y/c HS cả lớp làm bài vào VBT - Y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét Bài 3: - Bài tập y/c chúng ta làm gì? - GV gọi 3 HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết - GV nhận xét bài viết của các HS trên bảng, Y/c HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau Bài 4: GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kì cho nhau đọc - GV viết lên bảng các phân số, sau đó y/c HS đọc - GV nhận xét phân đọc của các phân số của HS 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng thực hiện y/c + Luân ghép hình - HS lắng nghe - HS quan sát hình - Lắng nghe - HS làm bài vào VBT - 6 HS lần lượt báo cáo trước lớp - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT - HS dưới lớp nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau - Viết phân số - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở, y/c viết đúng thứ tự như GV đọc - HS làm việc theo cặp - HS nối tiếp nhau đọc các phân số. GV viết lên bảng Tuần 20 Tiết 20 Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 10 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về một người có tài. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II/ Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết về những người có tài: Truyện cổ thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi - Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện + Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật + Mở đầu câu chuyện + Diễn biến câu chuyện + Kết thúc câu chuyện + Trao đổi cùng các bạn về nội ý nghĩa câu chuyện Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh bài KC: + Nội dung câu chuyện + Cách kể + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng y/c tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: - Gọi HS giới thiệu những chuyện mình đã mang tới lớp 2.2 Hướng dẫn kể chuyện: a) Tìm hiểu đề bài - Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe hoặc được học, nguời có tài - Hỏi: Những người ntn thì được mọi người công nhận là người có tài? + Lấy ví dụ một số người được gọi là người có tài + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? - Y/c HS thiệu nhận vật mình kể - Y/c HS đọc lại mục gợi ý 3. GV treo bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá b) Kể chuyện trong nhóm - Chia HS thành nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 4 HS - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Y/c HS kể theo đúng trình tự mục 3 c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện - Tổ chức cho HS thi kể - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - Bình chọn: Bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất? 2. Củng cố đặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng thực hiện y/c - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng - 3 HS nói tiếp nhau đọc từng mục của phần gợi ý - Có tài năng, sức khoẻ, trí tuệ hơn người + Lê Quý Đôn, Ác-si-mét, Cao Bá Quát, + HS trả lời - 3 đến 5 em giới thiệu trước lớp - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận nhận xét theo tiêu chí - HS thi kể + Luân lắng nghe bạn kể - Gọi bạn khác nhận xét - Bình chọn Tuần 20 Tiết 39 Tập làm văn : MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết) Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 11 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: - Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ một số đồ vật trong SGK; một số ảnh đồ vật, đồ chơi khác. Giấy, bút để làm kiểm tra - Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Gợi ý về cách ra đề - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS - Gọi HS đọc dàn ý lên bảng - GV nhắc HS viết bài theo cách mở bài gián tiếp hoặc kết bài mở rộng, lập dàn ý trước khi viết, viết nháp vào bài kiểm tra - Khi ra đề đảm bảo + Ra đề tả những đồ vật, đồ chơi gần gũi với trẻ em + Ra đề gắn với những kiến thức TLV + Nên ra ít nhất 3 đề để HS rộng rãi lựa chọn được đề bài mình thích 2. Củng cố dặn dò: - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được về những đổi mới đó - Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị giấy, bút của các thành viên trong tổ - 2 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe - HS làm bài Tuần 20 Tiết 97 Toán : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 11 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: Giúp HS nhận ra rằng: - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số : tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. II/ Đồ dùng dạy và học: Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ trong SGK II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 96 - GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2.2GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quuyết vấn đề - GV nêu: có 8 quả cam chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam? - Các số 8, 4, 2 được gọi là số gì? - GV nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? 3 4 - GV ghi lên bảng 3 : 4 = * GV kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số có tử số là số bị chia, mẫu số là số chia 2.2 Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp - GV nhận xét bài làm của HS Bài 2: - 1 HS đọc y/c của bài - GV y/c HS tự làm bài - GV chữa bài và cho điểm HS * HSG : Bài 68 Tuyển chọn 400 Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài - Qua bài tập a em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số ntn? - Gọi HS khác nhắc lại kết luận 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn - Lắng nghe + Luân nặn con vật em thích 8 : 4 = 2 (quả cam) - Là các số tự nhiên - Nghe tìm ra cách giải quyết vấn đề - HS lắng nghe - Vài học sinh nhắc lại - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT - 1 HS đọc đề - 1 HS lên bảng làm bài, HS c ... GV phân tích đề giúp HS nắm vững y/c, tìm đựoc nội dung cho bài giới thiệu - Y/c HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Y/c HS vè nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em - Sau tiết học, tổ chức cho HS treo các ảnh về sự đổi mới của địa phuơng mà GV và HS đã sưu tầm. - Lắng nghe - Lắng nghe + Luân nặn con vật em thích - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, trao đổi trình bày và sữa bài cho nhau - 6 HS trình bày trước lớp. Cả llớp theo dõi - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe + Thực hành giới thiệu trong nhóm + Thi giới thiệu trước lớp + Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất Tuần 20 Tiết 40 Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 14 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao( BT1; BT2 ) nắm được một thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ ( BT3, BT4 ) II/ Đồ dùng dạy học: - Bút dạ một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3 - VBT Tiếng Việt tập 2 nếu có III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật của tổ em và chỉ rõ các câu kể Ai làm gì? - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm 2. Dạy và học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc y/c và nội dung - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS làm việc trong nhóm - Y/c đại diện của 2 nhóm đán phiếu lên bảng - Các nhóm khác bổ sung - Y/c HS đọc lại các từ tìm được trên bảng và viết bài Bài 2: - Gọi HS đọc y/c bài tập - Dán 4 tờ giấy lên bảng. Y/c các nhóm thi tiếp sức viết tên các môn thể thao lên bảng - Nhận xét Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài tập - Y/c HS trao đổi theo cặp để hoàn chỉnh các thành ngữ - Y/c HS đọc các câu thành ngữ và viết bài vào vở - Y/c HS đặt các câu thành ngữ mà em thích Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài + Khi nào thì người “không ăn không ngủ được”? + Người “ăn được ngủ được” là người ntn? + “Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì? + Câu tục ngữ này nói lên điều gì? - GV kết luận 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc lòg các câu thành ngữ, tục ngữ và chuẩn bị bài sau - 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình - Lắng nghe + Luân ghép hình - 2 HS đọc thành tiếng - 4 HS tạo thành nhóm cùng nhau trao đổi tìm từ và viết vào giấy - 2 HS đọc thành tiếng. Viết các từ vào vở - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm y/c trong SGK - 1 HS đọc - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh các câu thành ngữ - 2 HS đọc thành tiếng, HS dưới lớp nhẩm cho thuộc và viết vào vở - Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp - 2 HS đọc thành tiếng đề bài trong SGK + Khi bị ốm, yếu, già cả thì không ăn không ngủ được + Là người hoàn toàn khoẻ mạnh + Nghĩa là người có sức khoẻ tốt, sống sung sướng như tiên + Nói lên có sức khoẻ thì sống sung sướng như tiên. Không có sức khoẻ thì sẽ lo lắng về nhiều thứ Tuần 20 Tiết 100 Toán : PHÂN SỐ BẰNG NHAU Ngày soạn : 8 – 1 – 2011 Ngày giảng : 14 – 1 - 2011 I/ Mục tiêu:Giúp HS: - Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. II/ Đồ dùng dạy học: - Các băng giấy hoặc hình vẽ trong SGK II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99. - GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2.2 Nhận biết hai phân số bằng nhau - GV hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy (như hình vẽ của SGK) và nêu các câu hỏi để khi trả lời HS nhận ra được + Hai băng giấy này bằng nhau 3 4 + Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần, tức là tô màu băng giấy 6 8 + Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần và đã tô màu 6 phần, tức là tô băng giấy 2.3 Luyện tập - thực hành Bài 1: - GV y/c HS tự làm bài - GV y/c HS dọc lại phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập - GV nhận xét Bài 2: - GV y/c HS tự làm bài, sau đó nêu nhận xét cả hai phần a) và b) như SGK * HSG : bài 4 VBT Bài 3: - Gọi HS đọc y/c của bài tập - GV y/c HS tự làm bài, sau đó đọc bài trước lớp - GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn - Lắng nghe - Lắng nghe và nhận ra được 2 băng giấy như thế nào - HS cả lớp làm bài vào VBT - 2 HS nêu trước lớp - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT a) 18 : 3 = 6 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 b) 81 : 9 = 9 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9 - 1 HS đọc đề - Làm bài vào VBT SINH HOẠT LỚP I/ Đánh giá cá hoạt độngcủa tuần qua: - Lớp đi học chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ, phần đông các em đều học bài và làm bài ở nhà tương đối tốt. Việc truy bài đầu giờ có tiến triển tốt. - Vẫn còn vài em hay nói chuyện riêng trong lớp: - Việc phát biểu xây dựng bài vẫn còn trầm, chỉ hoạt động ở một số em. II/ Công tác tuần đến: - Khắc phục những tồn tại tuần qua - Kiểm tra các bảng nhân, chia. (HSY). - Tích cực bồi dưỡng HSG TĂNG TIẾT : Chiều thứ tư : Nghỉ Chiều thứ năm 13 – 1 - 2011 Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: Giúp HS: -Tìm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? -Viết đoạn văn sử dụng câu kể Ai làm gì?. -Mở rộng vốn từ: Tài năng. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV giới thiệu, nêu y/c mục tiêu tiết luyện. *Hướng dẫn luyện tập * Hoạt động 1: Ôn tập câu kể Ai làm gì? 1/Đâu là bộ phận chủ ngữ của câu “ Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là”? a.Chim b.Chim đậu c.Chim đậu chen nhau d.Cây mắm, cây chà là 2/ Viết tiếp vào chỗ trống để thành câu có mô hình Ai làm gì? a/ Cả lớp em b/ Đêm giao thừa, cả nhà em * Hoạt động 2: Ôn MRVT: Tài năng Bài 1: Cho các từ sau: Tài giỏi, tài ba, tài liệu, tài chính, tài khoản, tài đức,tài trí, tài sản, trọng tài, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, đề tài, gia tài, tiền tài, tài hoa, tài tử, tài nguyên. Xếp các từ sau thành hai loại: a. Tài có nghĩa là “năng lực cao” b. Tài không có nghĩa là “năng lực cao” Bài 2:Đặt câu với một trong các thành ngữ sau: a) Tài hèn đức mọn. b) Tài cao đức trọn. c) Tài cao học rộng. *Hoạt động 3:Dành cho học sinh khá, giỏi Bài 1:Viết một đoạn văn ngắn từ 5- 7 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào ngày nghỉ cuối tuần. * Đối với học sinh trung bình, các em có thể viết một số câu. * 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà ôn luyện thêm. - HS lắng nghe. - HS viết vào b/c và nêu -HS trả lời. -HS làm vở. - HS làm vào vở. -HS lắng nghe, thực hiện Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: - Ôn về câu kể Ai làm gì? - Ôn mở rông vốn từ Sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học. * Hoạt động1: Ôn tập câu kể Ai làm gì?. Bài 1: Đoạn văn sau có mấy câu kể Ai làm gì? Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. Mẹ nấu chè hạt sen. Bà ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức. a. 2 câu b. 3 câu c. 4 câu d. 5 câu * Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai làm gì? trên +Hoạt động 2: Ôn MRVT: Sức khoẻ. 1. Những hoạt động nào làm cho con người khoẻ mạnh? a. tập thể dục b. chơi bóng chuyền c. bơi d. nghỉ mát e. nhảy dây g. khiêu vũ h. uống rượu, bia i. xem đá bóng qua đêm 2. Các từ ngữ nào nói về vẻ bên ngoài của một người khoẻ mạnh? a. rắn rỏi b. săn chắc c. mảnh khảnh d. xương xương e.lực lưỡng g. vạm vỡ h. lêu đêu i. cường tráng 3. Hãy xếp 30 từ sau thành hai nhóm: Vạm vỡ, lực lưỡng, tập thể dục, tập luyện, đi bộ, cân đối, rắn rỏi, chơi thể thoa, đá bóng, chạy, rắn chắc, săn sóc, chơi bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, chắc nịch, cường tráng, nhảy xa, nhảy cao, đá cầu, cầu trượt, dẻo dai, nhanh nhẹn, chơi bóng, nghỉ mát, du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, đấu cờ. 4. Dành cho học sinh khá, giỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một người khoe mạnh. * Đối với học sinh trung bình, các em có thể viết hai câu. * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò : - Nhận xét tiết học.- Ôn lại nội dung đã được luyện. - HS lắng nghe. -HS làm vào bảng con. -HS làm bài ở vở. - HS lắng nghe và thực hiện. Bài 3: HS đọc và dựa vào nghĩa để phân nhóm từ: *Nhóm 1: Từ ngữ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe Tập thể dục, tập luyện, đi bộ, chơi thể thao, đá bóng, chạy, chơi bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, nhảy xa, nhảy cao, đấu vật, cầu trượt, chơi bóng, nghỉ mát, du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, đấu cờ. *Nhóm 2: Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn. Toán : LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu: Củng cố kiến thức đã học về phân số và phép chia số tự nhiên Làm được các bài toán về phân số và phép chia số tự nhiên Giáo dục cho HS có ý thức trong khi làm bài tập. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Bài 1: Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: * Đọc các phân số sau: - * Bài 2: Viết các phân số sau. + Năm phần mười lăm. + Mười chín phần hai mươi lăm. + Ba trăm hai mươi bảy nghìn tám trăm sáu mươi phần nghìn. * Bài 3: Trong các phân số sau phân số nào bé hơn 1, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bằng 1?: * Bài 4: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số: 8: 11 1: 7 3:3 4:9 17 :9 205 :189 * Bài 5: Mỗi đoạn thẳng dưới đây được chia thành các phần có độ dài bằng nhau. Viết phân số thích hợp và phần đã chia đoạn. ( GV vẽ bảng lớp) + Dựa và hai hình vẽ trên em hay cho biết những điểm nào nằm giữa hai đoạn thẳng, nằm chính giữa hai đoạn thẳng. *Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tuyên dương nhắc nhở. - Về nhà làm bài tập trong vở bài tập toán. - HS làm miệng - HS viết - Các phân số <1 là: >1 là: =1 là: - HS lên bảng viết.
Tài liệu đính kèm: