Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 30

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 30

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào , ca ngợi .

- Hiểu nội dung và ý nghĩa :Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK )

II/ Đồ dùng dạy học:

- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 : Cách ngôn : Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
Tuần 30
Tiết 59
Tập đọc : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT 
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 4 - 4 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào , ca ngợi . 
- Hiểu nội dung và ý nghĩa :Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK )
II/ Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi:
 2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- GV đọc : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng Ma-tan 
- Giong buồm, hạm đội, chỉ huy, mỏm cực, chiếc thuyền, 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Gợi ý trả lời câu hỏi: 
+ Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đưòng?
* Tìm từ láy có trong đoạn 1
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại ntn?
* HSG : Tìm câu theo mẫu Ai là gì / Ai làm gì ? trong đoạn 2, 3
+ Hạm đội của Ma-gien-lăng đã theo hành trình nào?
+ Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? 
 * HSG : Hãy nêu cảm nghĩ của em qua câu chuyện này ?
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài 
+ GV đọc mẫu đoạn văn 
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp 
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Y/c HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân.
- 2 HS 
+ Luân ghép hình
- Lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc - Cá nhân, đồng thanh
- 1 HS khá đọc
- Đọc từ rèn phát âm 
- Đọc thầm
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp đọc chú giải
- Theo dõi GV đọc mẫu 
+ Nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới 
+ Cạn thực ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng ra để ăn. Mỗi ngày có 3 người chết ném xác xuống biển 
+ Đoàn thám hiểm có 5 chiếc thuyền, đã bị mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng, chỉ còn lại 18 thuỷ thủ còn sống sót 
+ Châu Âu - Đại Tây Dương – châu Mỹ - Thái Bình Dương – châu Á - Ấn Độ Dương – châu Âu
+ Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình dương và nhiều vùng đất mới 
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt khó khăn để đạt mục đích đặt ra 
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm 
- 3 – 5 HS thi đọc 
Tuần 30
Tiết 146
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 4 - 4 - 2011
I/ Mục tiêu:Giúp HS:
- Thực hiện được các phép tính về phân số .
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành .
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số đó .
- BT 1 , 2, 3 .
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 145
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
 2.2 Hướng dẫn HS luyện tập
* HSG : Bài 367, 368, 247 Tuyển chọn 400 
Bài 1:- GV y/c HS tự làm bài 
- GV chữa bài trên lớp sau đó hỏi:
+ Cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số 
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2:- Y/c HS đọc đề bài 
- GV y/c HS làm bài
- GV chữa bài 
Bài 3:- GV gọi HS đọc đề 
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Y/c HS làm bài 
- GV chữa bài 
Bài 4: 
- Tiến hành tương tự như BT3 
Bài 5:
- Y/c HS làm bài 
- Y/c HS trả lời 
- GV chữa bài 
3. Củng cố dặn dò:(2') 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn lại các nội dung để kiểm tra bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
+ Luân vẽ con vật em thích
- Lắng nghe
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT
- 1 HS đọc 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT 
Chiều cao của HBH là: 
Diện tích của HBN là: 18 x 10 = 180 cm²
- 1 HS đọc 
+ Bài toán thuộc dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT 
Tổng số phần bằng nhau là
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong hàng là
63 : 7 x 5 = 45 (ô tô)
 Đáp số: 45 ô tô
- Làm bài tập 4
Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 2 = 7 phần
Tuổi của con là: 35 : 7 x 2 = 10 tuổi
 Đáp số : 10 tuổi
Khoanh B vào hình H cho biết số ô vuông đã đựoc tô màu, ở hình B có hay số ô đã được tô màu 
Tuần 30
Tiết 30
Kể chuyện : 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 4 - 4 - 2011
I/ Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý trong SGK , chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe , đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm .
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện) 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm trong truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện viễn tưởng, truyện thiếu nhi --Một tờ phiếu viết dàn ý bài KC .Trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
-Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 – 2 HS kể của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng 
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu của bài 
2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Dùng phấn màu gạch chân các từ: được nghe được đọc, du lịch, thám hiểm 
- Gọi HS đọc phần gợi ý 
- GV hướng dẫn HS hoạt động 
* Kể chuyện theo nhóm: 
- Gọi 1 HS đọc dán ý kể chuyện 
- Y/c HS kể trong nhóm 
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
- GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng: Nhắc cả lớp chăm chú nghe bạn kể đặt được câu hỏi cho bạn, chấm điểm cho bạn theo các tiêu chuẩn dã nêu
* Thi kể chuyện truớc lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- HS lắng nghe và hỏi lại lại kể những tình tiết về nội dung truyện 
+ Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể?
+ Bạn có thích nhân vật chính trong câu chuyện không? Vì sao?
- Nhận xét bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất 
Tích hợp GDBVMT: Học sinh kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi
 trường sống của các nước trên thế giới.
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe;đọc trước để chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 31
- HS kể chuyện. HS cả lớp theo dõi nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý 
- 4 HS cùng hoạt động trong nhóm
+Luân tham gia hoạt động nhóm 
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe hỏi lại bạn các tình tiết, hành động mà mình thích
- 5 – 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Tuần 30
Tiết 59
Tập làm văn : LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 5 - 4 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả qua con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở 
( BT 1 , BT2 ) ; bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình , hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó ( BT3 , BT4 ) . 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
-Một số tranh, ảnh chó, mèo
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I. Kiểm tra bài cũ: (5') 
II. Bài mới: (28') 
1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu bài học 
2. Luyện tập:
Bài 1, 2- Gọi HS đọc y/c của bài tập 
- Huớng dẫn HS xác định những bộ phận được quan sát và miêu tả
- GV dán lên bảng tờ giấy đã viết bài Đàn ngan mới nở 
- Gọi HS phát biểu – nói những câu miêu tả các em cho là hay 
Bài 3: Gọi HS đọc y/c bài 
- Kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước 
- Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?
- Y/c HS văn tắt vào vở kết quả quan sát, tả các đặc điểm ngoại hình của con chó hoặc mèo 
- Gọi HS phát biểu 
- GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh đông có nét riêng 
Bài 4: - Gọi HS đọc y/c của bài 
- Hướng dẫn: Dựa vào kết quả quan sát đã có tả (miệng) các hoạt động thường xuyên của con vật. Khi tả chỉ chọn những đặc điểm nổi bật 
- Y/c HS làm bài vào vở 
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào 2 cột trên bảng 
- Nhận xét khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả hoạt động của con vật 
3. Củng cố - dặn dò: (2') 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà dựa vào kết qủa quan sát hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của chó hoặc mèo và chuẩn bị bài sau. 
+ Luân vẽ con vật em thích
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp 
+ Hình dáng: Chỉ to hơn cái trứng một tí 
+ Bộ sông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn
+ 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- Bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi 
- HS phát biểu, miêu tả ngoại hình con vật trên kết quả quan sát 
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe
- Làm bài 
- 3 – 5 HS đọc bài làm của mình 
 Có một hôm, tôi đang nằm, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. Bỗng nhiên, nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi phốc một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong móng vuốt của mèo. Thật đáng đời cái giống ăn vụng!
- Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài 
Tuần 30
Tiết 147
Toán : 
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 5 - 4 - 2011
I/ Mục tiêu:Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu đựoc tỉ lệ bản đồ là gì ? (BT1, BT2 ) II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố (có ghi tỉ lệ bản đồ ở dưới)
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ: (5')
2. Bài mới: (28') 
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- GV treo bảng đồ Việt Nam, đọc các tỉ lệ bản đồ 
+ Các tỉ lệ 1 : 10000000 ; 1 : 500000  ghi trên các bảng đồ đó gọi là Tỉ lệ bản đồ 
+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 (nuớc VN đã thu nhỏ muời triệu lần)
+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết 
 2.3 Thực hành 
Bài 1: - Y/c HS ...  dung phần ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc thành tiếng
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp làm bài vào VBT 
b) Ôi! Trời rét quá!
c) Bạn Ngân chăm chỉ thật !
d) Bạn Giang học giỏi quá!
- Vài học sinh đọc bài làm của mình
- Lắng nghe 
a)Lan ơi, cậu giỏi thật!Bọn tớ cảm phục cậu vô cùng.
b)Ôi! Bạn vẫn nhớ đến ngày sinh nhật của mình à! Thật là hân hạnh được đón bạn hôm nay.
- Vài HS dán bài trên bảng lớp
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp 
Tuần 30
Tiết 150
Toán : 
THỰC HÀNH
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011
Ngày giảng : 8- 4 - 2011
I/ Mục tiêu:Giúp HS 
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng . ( BT1 HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây , bước chân ) . 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc  (để đo đoạn thẳng trên mặt đất) 
- Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất)
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Hướng dẫn thực hành tại lớp 
- Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK
2. Thực hành ngoài lớp
- GV chia lớp thành cac nhóm nhỏ 
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một loạt động tác khác nhau. 
Bài 1: Thực hành đo độ dài 
* Yêu cầu: HS dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ trong SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước 
* Giao việc: 
- Chẳng hạn:
+ Nhóm 1: đo chiều dài lớp học 
+ Nhóm 2: đo chiều rộng lớp học 
+ Nhóm 3: đo khoảng cách 2 cây ở sân trường 
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK 
* Hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận xét quả thực hành của mỗi nhóm 
Bài 2: Tập ước lượng độ bài 
- Cho HS thực hiện như bài 2 trong SGK 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khoảng 4 – 6 HS một nhóm
- Nhận nhiệm vụ và thực hành 
- HS dựa vào hình vẽ SGK rồi đo độ dài giữa 2 điểm 
- Mỗi HS ước lượng 10 bước đi xem được khoảng cách mấy mét, rồi dùng thước đo để kiểm tra lại 
 SINH HOẠT LỚP
I.Đánh giá các hoạt động tuần qua :
 - HS đi học chuyên cần, chỉ có vài em vắng có lí do.
 - Nề nếp lớp ổn định, sinh hoạt 15 phút đầu buổi tốt.
 - Học sinh tích cực truy bài đầu buổi, thực hiện đôi bạn học tập có kết quả.
 - Thuộc chủ đề, chủ điểm và các bài hát múa của các tháng.
 - Nề nếp xếp hàng ra vào lớp, phát biểu xây dựng bài tốt.
 - Vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
 - Đa số các em chuẩn bị bài đầy khi đến lớp, trong giờ học phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
II. Công tác tuần đến :
 - Khắc phục tồn tại tuần qua.
 - Phân chia, kiểm tra đôi bạn học tập.
- Tiếp tục phát huy những việc đã làm được.
- Củng cố lại quy trình SHĐ.
- Tích cực phụ đạo HSY, tăng cường bồi dưỡng HSG.
- Sinh hoạt Đội theo kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra đôi bạn học tập.
TĂNG TIẾT : Ngày giảng : Chiều thứ 4 /6 /4/2010
 Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về :
 - Câu khiến
 - Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
* GV giới thiệu, nêu y/c mục tiêu tiết học.
* Hoạt động1: Ôn luyện lí thuyết (7ph)
- Nêu tác dụng của câu khiến.
- Nêu các cách đặt câu khiến
- Giải nghĩa các từ: du lịch, thám hiểm
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Câu nói nào là phù hợp, lịch sự ở những tình huống sau:
 * Mượn bạn cục tẩy
 a. Ê, đưa tẩy đây! 
 b.Nam cho mình mượn cục tẩy nhé!
 * Nhờ anh hoặc chị đưa đi học vì sợ muộn giờ
 a. Đưa em đi học ngay, muộn rồi!
 b. Anh ơi! Đèo em đi học với. Em muộn giờ học rồi.
*Nhờ em bé lấy cốc nước
 a. Lấy cho cốc nước!
 b. Em lấy giúp chị cốc nước.
Bài 2: Đặt câu khiến theo yêu cầu sau:
 a) Hỏi bác hàng xóm địa chỉ đến nhà bạn Lan
 b) Nhờ bố hoặc mẹ bạn Lan cho nói chuyện điện thoại với bạn Lan
c) Hỏi chú công an đường ra bến ô tô
Bài 3: Dành cho học sinh khá, giỏi:
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu khiến.
 *Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8ph)
Gạch dưới những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch trong đoạn văn sau:
 Có những người du lich không thích ở trong khách sạn bình thường. Họ muốn được ăn uống, đọc sách, nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ. Tại Vát-te-rát,Thuỵ Điển, có một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 13m.Khách sạn này chỉ có duy nhất một phòng nghỉ. Muốn leo lên phòng nghỉ, bạn phải ngồi trên một chiếc ghế gỗ gần giống như xích đu để người ta kéo bạn lên. Giá phòng nghỉ khoảng hơn sáu triệu đồng một người một ngày. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: (2ph)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn: Về nhà ôn luyện các bài học trên..
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS làm vào bảng con
HS làm vào vở
-HS đọc yêu cầu
- Cả lớp th/gia, nhóm nào tìm nhanh và đúng thì thắng. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nhận biết cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh từ để miêu tả.
 - Luyện tập tìm từ hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh con chim; con gà trống. 
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.(1ph)
* Hoạt động1: Nhận xét đoạn văn (10ph)
 Chim Chích Bông
 Chích Bông là con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ Chích Bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc đất hay trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu.
* Bài văn miêu tả những bộ phận nào của chim chích bông, tả hoạt động gì của chích bông?
*Bài văn đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào, đã kết hợp tả hình dáng và hoạt động của chích bông ra sao?
GV chốt.
* Hoạt động 2: Luyện tập hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả. 
*GV treo tranh gà trống cho HS quan sát- sau đó làm vào vở. 
 Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào đoạn văn miêu tả Chú gà trống sau:
 Chú có bộ lông.., cổ, mào. Bộ giò chú., được điểm xuyết bằng cặp cựa Với cặp đùi. , chú bước điĐể làm duyên với bọn gà mái, chú còn trang điểm cho mình một chiếc đuôi Gà trống rất hào hiệp, chú sẵn sàng nhườngChẳng những hào hiệp mà chú ta là một con vật dũng cảm Vào mỗi buổi sáng tinh mơ
 GV chấm, nhận xét- Chốt ý.
 *Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: (2ph)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Tìm đọc thêm các đoạn văn miêu tả con vật
- HS lắng nghe.
-HS đọc đoạn văn.
-Trao đổi nhóm đôi
- Bài văn miêu tả hai chân,hai cái cánh, cặp mỏ, hoạt động bắt sâu của chim
- Trao đổi nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
-HS quan sát tranh- làm bài vào vở.
- HS lắng nghe và bổ sung
-HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN.
I-Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được cách miêu tả các bộ phận của con vật.
- Luyện viết một đoạn văn tả con vật mà em yêu thích.
- Hiểu cách làm và biết vận dụng những từ ngữ để miêu tả đúng trong câu văn.
II- Hoạt đông dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1- Giới thiệu: Nêu mục tiêu y/c bài học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập:
Câu 1: Em hãy đọc bài Con sóc và điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
Con sóc.
 Chú sóc có bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đó là loại sóc bụng đỏ. Chú sóc béo múp,lông nhẵn mượt, đuôi xù như cái chuỗi phất trần và hai mắt tinh nhanh. Con vật không đứng yên một chỗ lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy, lắm lúc chỉ nhìn thấy cái đuôi phất phất. Chú sóc bụng đỏ khá dạn người. Có lúc, chú ở trên cây, hai mắt đen láy nhìn chúng tôi, mấy sợi ria mép mấp máy hóm hĩnh.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hính dáng:
..
Bộ lông:
Cái đuôi:
Hai mắt:
.
 -GV nhận xét và tuyên dương . .
Câu 2: Em hãy đọc bảng kê khai thông tin của một cá nhân dưới đây, gạch những chỗ viết sai và sửa lại cho đúng.
 Kê khai
-Họ và tên : Lê Thị Phương mai 
-Giới tính : Nam
-Ngày sinh: 18- 6 - 1995.
-Nơi sinh : Bắc Ninh.
-Nơi ở hiện nay: Số nhà 36 phố vọng Hà, quận Hoàn Kiếm ,Hà nội.
-Họ tên bố: Nguyễn văn Bình.
-Nghề nghiệp: Công nhân.
-Họ têm mẹ: Nguyễn thị phương.
Nghề nghiệp:Tiểu thương.
 Câu 3:Lựa chọn thông tin dưới đây để điền 
vào thẻ học sinh.
a- Hà Nội.
b- Tiểu học Kim Đồng.
c- Lê Duy Anh.
d- 30- 9- 1995.
đ- 4 B.
-GV treo pa nô lên bảng , y/c hs lên chọn và điền vào .
-Tổng kết tiết học . 
-Nhận xét tiết học.
-1 -3 hs đọc đoạn văn , lớp đọc thầm theo và nhân xét theo nhóm 6.
- Các nhóm đính kết quả lên bảng .
- Hs nhận xét và chọn nhóm nhận xét đủ nhất.
- hs làm cá nhân .
-1 hs lên bảng làm .
-Lớp nhận xét và chữa bài tập.
-Hs hoạt động nhóm đôi rồi làm cá nhân.
-1 hs lên bảng làm.
Toán : THỰC HÀNH VẼ THEO TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về cách tính tỉ lệ bản đồ và thực hành vẽ hình theo tỉ lệ đã cho.
- Vận dụng kiến thức được học trong thực hành.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2,3.
* Học sinh: - Bảng con, vở làm bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
- Các em đã học Toán bài gì?
- Chốt ý
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1: Bản đồ địa chính xã A có tỉ lệ . Khu đất nhà Hoàng hình chữ nhật có chiều rộng 50m. Hỏi trên bản đồ đó chiều rộng khu đất nhà Hoàng được vẽ có chiều rộng bao nhiêu xăngtimét?
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh làm vào bảng con, 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
 Bài 2: Một bản đồ có tỉ lệ thì quãng đường thực dài 100km sẽ được vẽ dài bao nhiêu xăngtimét?
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
 Bài 3: Một phòng học có chiều dài 8m, chiều rộng 6m. Hãy vẽ sơ đồ phòng học đó theo tỉ lệ 1:200.
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm vào vở, một học sinh lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Hoạt động 3: - Nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài làm
- 1 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh làm bảng
- Lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh làm bảng
- Lớp làm vở
- Nhận xét
- 1 học sinh đọc
- 1 học sinh tóm tắt và giải trên bảng
- Lớp làm vở

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc