Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23

hoa học trò (sgk/tr 43).

1-mục tiêu :

- hs đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm

- rèn kĩ năng đọc hiểu : + từ ngữ : phượng, phần tử.

+ nội dung: tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng loài hoa gắn với những kỷ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

- giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

2. chuẩn bị : bảng phụ hướng dẫn đọc.

3 .hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011.
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
Hoa học trò (SGK/tr 43).
1-Mục tiêu : 
- HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ ngữ : phượng, phần tử....
+ Nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng loài hoa gắn với những kỷ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài : Chợ Tết
TLCH trong bài.
HS đọc thuộc đoạn, bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: (qua tranh).
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó.
Giọng đọc : (như phần yêu cầu).
Bài đọc có ba đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
**Nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng : cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời...
GV đọc toàn bài.
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
Câu hỏi 1 :
Câu hỏi 2 : 
Câu hỏi 3 : 
- Nêu ý nghĩa của bài đọc?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
*Sửa lỗi phát âm : cả một loạt, đỏ rực, tán hoa lớn, ngon lành, lá me non...
*Câu: Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- ..phượng là loài cây quen thuộc, gần gũi với lứa tuổi học trò...
- ...hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả một loạt, một vùng...gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui,..phượng nơ mạnh mẽ, bất ngờ....
-..đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên.
- Mục 1.
HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn : “Phượng không phải là một đoá...đậu khít nhau”.
** Thi đọc diễn cảm toàn bài.
HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
– Chuẩn bị bài : Bè xuôi sông La.
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung(SGK/tr 123)
I - Mục tiêu :
 - Củng cố về rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các phân số trong các trường hợp khác nhau, so sánh phân số với 1.
- Rèn kĩ năng thực hành rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số, tính nhanh vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong trường hợp đơn giản.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II Hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra : Kết hợp luyện tập.
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ 
học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính : 
GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt các yêu cầu, chữa bài.
Bài 1 : < , < , = ?
GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
Bài 2 : Với các số tự nhiên 3, 5, hãy viết các phân số lớn hơn 1, bé hơn 1.
GV cho HS lên bảng chữa bài, củng cố so sánh phân số với 1.
Bài 1 a,c cuối trang: Tìm chữ số thích hợp vào chỗ trống....
(Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5,và 9).
HSKG điền tất cả những chữ số có thể tìm được.
Bài 3 HSKG : Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
a, ; ; b, ; và 
Bài 4 HSKG: Tính : 
a, b, 
(HSKG tính nhanh bài toán này)
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hiện lần lượt các yêu cầu, chữa bài.
VD : < ( Hai phân số cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn sẽ lớn hơn)
a, Phân số bé hơn 1 là : 
b, Phân số lớn hơn 1 là : 
HS làm trong vở, lên bảng chữa bài.
a, 752, 754, 756, 758 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b, 750 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
a, < < (Củng cố so sánh hai phân số cùng tử số) 
VD : ==
C. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung (tiếp).
Tiết 4: Lịch sử
Văn học và khoa học thời Hậu Lê 
I - Mục tiêu :
- HS biết đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước, biết một số tác phẩm thơ văn và công trình khoa học tiêu biểu của một số tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
- Rèn kĩ năng thực hành : nhận biết kiến thức lịch sử từ ngữ liệu lịch sử và tranh ảnh.
- Giáo dục ý thức học tập, coi trọng sự học.
II - Chuẩn bị : Hình minh hoạ SGK/tr 51.
III - Hoạt động dạy học chủ yếu : 
1.Kiểm tra : Nội dung bài Trường học thời Hậu Lê.
2. Bài mới : a, Giới thiệu bài : Chuyển từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính :
HĐ 1 : Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê.
GV cho HS đọc thông tin SGK/tr 51 , thảo luận, trả lời câu hỏi 1.
- Kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
Tác giả
Tác phẩm
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo
Lý Tử Tấn....
Các tác phẩm thơ
* GV kết luận và nêu một số nét về nội dung tác phẩm Bình Ngô đại cáo : Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tọc.
HĐ 2 : Tìm hiểu một số công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi SGK/tr 52, hỏi đáp theo cặp.
- Nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của công trình đó dưới thời Hậu Lê?
Tác giả
Công trình khoa học
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử kí toàn thư.
* GV kết luận, nêu một số nét về các công trình khoa học lớn thời Hâu Lê.
VD : Đại Việt sử kí toàn thư : Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
- Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là nhà văn tiêu biểu cho gian đoạn này?
- ...những tác phẩm lớn có giá trị, số lượng tác phẩm nhiều..
* Kết luận : SGK/tr 52.
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài. Chuẩn bị bài sau : Ôn tập.
Tiết 5: Đạo đức
Bài 11 : Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu:HS có khả năng:
- Biết được vì sao phải bảo vệ , giữ gìn các công trình công cộng.
 -Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng
TI Đồ dùng dạy học
- SGK đạo đức 4.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa mầu xanh, đỏ vàng
III . hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải lịch sự với mọi người?
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Nhận xét, đánh giá.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
2. Tìm hiểu bài:
* HĐ1: Thảo luận nhóm 
-MT: +các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
-Tiến hành : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận, trình bày, trao đổi , nhận xét
- GV chốt lại 
*HĐ2: Làm việc theo nhóm đôi
-MT: Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
-Tiến hành : GV giao nhiệm vụ thảo luận, trình bày, trao đổi , nhận xét
- GV chốt lại 
*HĐ3: xử lí tình huống
-MT: -Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ ,giữ gìn.
-Tiến hành: GV giao nhiệm vụ thảo luận, xử lí tình huống
- GV chốt lại 
-GV dán ghi nhớ
3 .Củng cố - dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài
- Đánh giá nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
-HS trả lời
-HS nhận xét
+ HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi ,bổ sung 
 -Nhà văn hoá là một công trình công cộng..Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn ,không được vẽ bậy.
-Các nhóm thảo luận
+Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi ,bổ sung 
Tranh1;3:sai 
 Tranh 2;4:đúng
-Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi ,bổ sung 
a)Cần báo cho người lớn..
b)Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông
-2HS đọc ghi nhớ .
 Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011.
Tiết 1: Thể dục.
Bài 45: Bật xa
Trò chơi: Con sâu đo
I Mục tiêu:
-Học kỹ thuật bật xa: HS biết được cách thực hiện động tác bật xa tại chố tương đối đúng.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy để bật xa.
-Trò chơi: Con sâu đo: HS biết được cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II - Địa điểm, phương tiện:
-Sân trường: Vệ sinh sạch sẽ an toàn.
-Còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị...
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
T
Phương pháp tổ chức
1 Phần mở đầu:
-Tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Tập bài thể dục.
-Trò chơi: Đúng ngồi theo lệnh.
-Chạy trên địa hình tự nhiên.
2 Phần cơ bản:
a/ Bài tập: RLTTCB.
*Học kỹ thuật bật xa.
b/ Trò chơi vận động.
-Trò chơi: Con sâu đo
3 Phần kết thúc:
-Chạy chậm thả lỏng.
-Hệ thống bài.
-Đánh giá nhận xét.
6’
18’
6’
5’
-Tập trung lớp theo đội hình hàng ngang nghe GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Tập bài thể dục 1 lần.
-HS chơi trò chơi.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
-Kỹ thuật bật xa: GV nêu tên, giải thích, kết hợp làm mẫu: 
+ Từ TTCB đưa 2 tay ra trước lên cao kết hợp rướn thân 2 bàn chân kiễng.
+ Vung 2 tay từ cao xuống thấp ra sau khuỵu gối 2 chân chạm đất thân trên ngả ra trước.
+ 2 bàn chân đạp mạnh xuống đát kết hợp với đánh tay lấy đà để bật người rời khỏi mặt đất lên cao ra trước. -HS bật thử rồi tập chính thức.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, đảm bảo an toàn.
-GV nêu tên trò chơi:
Cách chơi: HS bò bằng 2 tay và 2 chân về phía trước, hàng nào có em cuối cùng qua đích trước hàng đó thắng cuộc.
-Cho 1 nhóm làm mẫu – HS quan sát.
-HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
-GV làm trọng tài phân thắng bại.
-Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
-HS nhắc lại nội dung bài.
-GV nhận xét đánh giá giờ học.
-Giao bài tập về nhà.
Tiết 2: Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán 
Luyện tập chung (SGK/tr 124)
I.Mục tiêu: 
- Củng cố về dấu hiệu chia hết, biểu diễn phân số, so sánh phân số, phân số bằng nhau, đặc điểm của hình bình hành, cách tính diện tích hình bình hành.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Kết hợp cùng luyện tập.
HS thực hiện yêu cầu của GV.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt các bài tập , chấm, chữa bài, củng cố kiến thức đã học.
Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề bài, lập phân số theo yêu cầu.
- Số học sinh của cả lớp là bao nhiêu?
Bài 3: Phân số nào bằng phân số ?....
GV cho HS lên bảng chữa bài, giải thích cách làm.
Bài 4HSKG : Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. ... bảo vệ cây cối.
2. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh hoạ cho bài 2.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
* Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học .
I Nhận xét : GV cho HS đọc, phân tích thực hiên yêu cầu của bài tập trong phần nhận xét.
Bài 1 : Đọc thầm bài Cây gạo, thảo luận theo yêu cầu bài 2, 3.
Bài 2+ 3 : Một HS đọc toàn bài, HS xác định đoạn, nội dung từng đoạn trong bài văn Cây gạo ( TV 4 /tr 32)
II Ghi nhớ : SGK/tr 53.
HS KG so sánh đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật với đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
III Luyện tập:
Bài 1 : Đọc bài Cây trám đen, xác định đoạn văn và nội dung của từng đoạn.
(Cách tiến hành như bài 1 phần nhận xét song cho HS làm việc cá nhân).
Bài 2 : Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một lại cây em biết.
GV cho HS lựa chọn đối tượng miêu tả, nêu lợi ích của loại cây, GV đặt câu hỏi cho HS nói miệng một, hai lần, viết vào vở, hai HS viết vào bảng nhóm, chữa bài.
HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn.
Đoạn 1 : “Cây gạo...nom thật đẹp” : Tả cây gạo già đến mùa hoa.
Đoạn 2 : “ Hết mùa hoa...về thăm quê mẹ” : Tả cây gạo già hết mùa hoa.
Đoạn 3 : Phần còn lại : Tả cây gạo già khi quả chín.
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Mỗi đoạn văn đều có một nội dung nhất định, hết đoạn văn cần chấm xuống dòng.
+ Đoạn 1 : “ở đầu bản tôi...chừng một gang” : Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
+ Đoạn 2 : “Trám đen có hai loại...không chạm hạt” : Hai loại trám đen : trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đoạn 3 : “Cùi trám đen...với xôi hay cốm” : ích lợi của quả trám đen.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại : Tình cảm của người tả đối với cây trám đen.
VD : Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngon, vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau mỗi bữa ăn được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
4. Củng cố dặn dò : - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. 
- Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập quan sát cây cối.
 Tiết2: Toán
Luyện tập (Trang 128)
I Mục tiêu : Giúp HS :
-Củng cố về phép cộng các phân số , rút gọn được phân số.
-Rèn kỹ năng trình bày lời giải bài toán có lời văn .
-GD HS chăm chỉ học tập .
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở bài tập .
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học `
A Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài tập làm thêm tiết 115
-Nhận xét cho điểm .
B Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – HD HS làm bài tập .
*Bài 1 ( 128)
-GV YC HS tự làm bài .
-GV YC HS đọc KQ bài làm của mình 
-GV nhận xét cho điểm .
*Bài 2 a,b(128)
-Gọi HS đọc yêu cầu .
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV chữa bài .
*Bài 3 a,b(128)
-Gọi HS nêu YC của bài .
-Cho HS nêu cách tính .
-Cho HS chữa bài .
-GV nhận xét bài của HS .
*Bài 4 HSKG(128)
-GV YC HS đọc đề bài .
-Cho HS làm bài .
-Chữa bài cho HS .
C Củng cố Dặn dò :
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau .
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-HS làm bài vào vở .
-1 HS đọc KQ .
-HS lớp nhận xét .
-2HS làm bảng .
-HS lớp làm bài , đổi vở KT kết quả .
a) 3 + 2 = 21 + 8 = 21+8 = 29
 4 7 28 28 28 28 ....
b) 5 + 3 = 5 + 6 = 11
 16 8 16 16 16
HS làm BT .
b) 4 + 18 = 2 + 2 = 4 
 6 27 3 3 3
-HS nêu cách tính .
-HS đọc và tóm tắt bài , giải ;
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là
 3 + 2 = 29 (số đội viên)
 7 5 35
 Đáp số : 29 số đội viên 
 35
Tiết 3: Địa lí
Thành phố Hồ chí Minh (SGK / tr 127)
1. Mục tiêu: 
- HS biết vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam, đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
- Rèn kĩ năng thực hành, xác định đối tượng địa lí trên bản đồ, dựa vào tranh ảnh, bản đồ tìm ra kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết.
2. Chuẩn bị: Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra : nội dung bài 20.
* Nội dung chính : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 1 : Tìm hiểu thành phố Hồ Chí Minh thành phố lớn nhất cả nước.
GV cho HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ, làm việc cá nhân với tranh ảnh và thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Thành phố nằm bên sông nào?
- Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
-Thành phố được mang tên bác từ khi nào?
- Thành phố tiếp giáp với những tỉnh nào?
- Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng các phương tiện giao thông nào? 
GV cho HS KG so sánh về diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh so với các thành phố khác (qua bảng số liệu).
- Sài Gòn.
- Trên ba trăm năm tuổi.
- Từ năm 1976.
HS chỉ trên bản đồ các tỉnh tiếp giáp.
- Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Dương.
-..đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ.
- Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân lớn nhất cả nước.
HĐ 2 : Tìm hiểu thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế, khoa học lớn của cả nước.
GV cho HS đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình minh hoạ, thảo luận và trả 
lời câu hỏi.
- Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh?
- Nêu những dẫn chứng cho thấy thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hoá lớn của cả nước?
-..điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất...
- ..hoạt động thương mại phát triển, ...sân bay quốc tế, cảng Sài Gòn...
** GV kết luận : “Thành phố Hồ Chí Minh...và xuất khẩu” (SGK/tr 130).
4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài : Thành phố Cần Thơ.
Tiết 4: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: 
- Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 23, đề ra phương hướng hoạt động tuần 24.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh .
2. Văn nghệ đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung)
3. Nội dung: 
a, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Tham gia vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Khuyên góp, ủng hộ sách vở cho bạn Hùng cùng lớp không may bố mất sớm.
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : 
- Kĩ năng làm toán của học sinh còn hạn chế nhất là kĩ năng trình bày phân số.
- Chất lượng vở sạch chữ đẹp đi xuống : ( loại C).
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
Vẽ tranh theo chủ đề : Ngày xuân
1. Mục tiêu: - HS biết lựa chọn hình ảnh và vẽ được một bức tranh theo đúng chủ đề : Ngày xuân.
- Rèn kĩ năng thực hành vẽ tranh, tập thể hiện cảm xúc qua tranh vẽ, tô màu theo ý thích tạo thành bức tranh đẹp, sinh động.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Mùa xuân.
- Kể tên một số bài hát nói về mùa xuân.
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
** Vẽ tranh theo chủ đề : Ngày xuân.
GV gợi ý cách tìm chọn nội dung thể hiện đúng chủ đề.
- Tranh vẽ về chủ đề nào?
- Em định thể hiện nội dung gì?
- Hình ảnh nào là chính?
** Tổng kết, đánh giá, : GV cùng HS lựa chọn bức vẽ đẹp, trưng bày.
HĐ 2 : Nhận xét giờ học.
HS tổ chức HĐ tập thể, giới thiệu 
chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát theo chủ đề, nêu cảm nhận về bài hát đó.
- Xuân đã về.
- Mùng tuổi mẹ....
HS vẽ tranh theo chủ đề, trưng bày, nhận xét, BGK lựa chọn bức vẽ đẹp, trao giải.
VD : 
- Vẽ về vườn hoa mùa xuân, vẽ về ngày Tết, vẽ về lễ hội... 
- Hình ảnh các hoạt động lễ hội là chính (hình ảnh người đi chơi xuân...)
HS nhận xét tranh vẽ của bạn về nội dung, cách thể hiện , bố cục tranh, màu sắc.....
Tiết 4: Mĩ Thuật
Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người đơn giản
1. Mục tiêu:- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của nặn tạo dáng, quan tâm tìm hiểu hoạ động của con người.
2. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh hoạ hoạt động của con người, bài nặn của HS năm trước, đất nặn.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài : (qua tranh ảnh)
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Quan sát , nhận xét:
GV giới thiệu bài nặn của học sinh năm trước, giới thiệu hình minh hoạ SGK/tr 79, nhận xét :
- Dáng người đang làm gì?
- Tỉ lệ các bộ phận theo dáng người?
- Chất liệu?
HĐ 2 : Hướng dẫn cách nặn dáng người?
GV thao tác minh hoạ các bước nặn cho HS quan sát, nhận biết cách nặn.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành.
GV cho HS thực hành nặn tạo dáng người theo ý thích, GV hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
HĐ 4 : Đánh giá, nhận xét:
GV nêu các tiêu chí đánh giá, tổ chức cho HS trưng bày bài nặn, đánh giá, nhận xét.
HS báo cáo kết quả chuẩn bị, kết quả bài vẽ tiết trước.
HS quan sát, nghe, xác định yêu cầu của bài học.
HS quan sát, thảo luận, thực hiện yêu cầu của GV.
- Dáng người đang đá bóng, quét sân, hát...
- Thân chiếm tỉ lệ lớn nhất, đầu dáng tròn...
- đất nặn.
HS quan sát, kết hợp hướng dẫn SGK, nêu các bước nặn tạo dáng người :
- Nhào, bóp cho đất nặn mềm dẻo.
- Nặn các bộ phận : dầu , mình, chân, tay...
HS thực hành.
HS trưng bày các phẩm theo nhóm kết hợp , nhận xét, đánh giá theo các mức độ : Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
– Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí : Tìm hiểu về kiểu chũ nét đều.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 23.doc