Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23 năm 2012

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23 năm 2012

Sáng

Toán:

Tiết 111. SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG (Tr.112)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:- Nắm được tên gọi theo vị trí, thành phần, kết quả phép chia (Số bị chia, số chia, thương).

 2. Kĩ năng: - Tìm được thương của phép chia.

 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập.

II. Đồ dùng dạy- học: Bảng con.

III. Các HĐ dạy- học:

1.Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bảng nhân 2

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

3.2. Tên gọi và thành phần của phép chia:

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 23 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2012
Sáng
Toán: 
Tiết 111. SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG (Tr.112)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Nắm được tên gọi theo vị trí, thành phần, kết quả phép chia (Số bị chia, số chia, thương).
 2. Kĩ năng: - Tìm được thương của phép chia.
 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng con.
III. Các HĐ dạy- học:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bảng nhân 2
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Tên gọi và thành phần của phép chia:
 * Ví dụ 1: 6 : 2 = ?
 6 : 2 = 3
Thương
Số chia
Số bị chia
6 : 2 ( cũng gọi là thương )
3.3. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp.
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân và điền kết quả vào SGK
- Đại diện HS nêu miệng kết quả thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân vào bảng con.
- Kiểm tra chỉnh sửa.
Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân vào SGK
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Đọc phép tính
- Nêu kết quả
- Nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
- Nêu ví dụ.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào sách, 1 em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.* KQ:
Phép chia
S.B.chia
S. chia
Thương
 8 : 2 = 4
10 : 2 = 5
14 : 2 = 7
18 : 2 = 9
20 : 2 = 10
 8
10
14
18
20
2
2
2
2
2
4
5
7
9
10
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con, giơ bảng cho GV kiểm tra.
- Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm vào sách , đại diện HS giỏi nêu miệng, lớp nhận xét.
* KQ:
Phép nhân
Phép chia
S B chia
Số chia
Thươ
ng
2 x 4 = 8
 8 : 2 = 4
 8
2
4
 8 : 4 = 2
 8
4
2
2 x 6 = 12
12 : 2 = 6
12
2
6
12 : 6 = 2
12
6
2
2 x 9 = 18
18 : 2 = 9
18
2
9
18 : 9 = 2
18
9
2
4. Củng cố: - Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về xem lại bài, làm bài trong VBT.
=================
Tập đọc
Tiết 67 + 68. BÁC SĨ SÓI (T. 41)
I. Mục tiêu: 
 	1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ mới:- Khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa 
để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại (Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
 	2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.
 	3. Thái độ: - Dũng cảm, bình tĩnh tự tin khi gặp khó khăn nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu luyện đọc, tranh vẽ ( SGK)
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài " Cò và Cuốc " – GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Cho hs nhận xét tranh.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- Đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn HS cách đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn dài
- Tổ chức cho HS đọc câu kết hợp luyện phát âm
- Tổ chức cho HS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn trong nhóm, trước lớp.
- Gắn bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS đọc đồng thanh.
3.3. Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy ngựa ?
 - Giải nghĩa từ: Thèm rỏ dãi.
+ Câu 2: Sói làm gì để lừa ngựa ?
+ Câu 3: Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
+ Câu 4: Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?(Dành cho HS khá giỏi)
 - giải nghĩa từ: cẳng, nhón chân.
+ Câu 5: Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý.
 * Chốt: ý chính: ( Mục I).
3.4. Luyện đọc lại:
- HD đọc phân vai: 3 vai (Người dẫn chuyện, Ngựa, Sói).
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe
* Đọc từng câu
- Đọc nối tiếp câu
- Luyện đọc từ khó
* Đọc đoạn trước lớp
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn
* Đọc đoạn trong nhóm
- Đọc trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- 3 nhóm đọc
- Lớp nhận xét
- Đọc đồng thanh
- Sói thèm rỏ dãi
- Sói giả làm bác sĩ để chữa bệnh cho Ngựa
- Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp
+ HS khá giỏi nêu.
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại gần sau Ngựa, lừa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm liền tung vó đá một cú trời giáng làm Sói bất ngửa bốn cẳng huơ lên trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- Sói và Ngựa; lừa người lại bị người lừa; Anh Ngựa thông minh.
- Đọc phân vai theo nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét
- 2 em đọc lại bài.
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học, hệ thống bài
5. Dặn dò: - Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau “Nội quy đảo khỉ” 
=================
Chiều
Đạo đức:
Tiết 23. LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T.1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - HS nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi gọi và nhận điện thoại, nhận điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn lễ phép, đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
 2. Kĩ năng: - Biết giữ phép lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.Biết xử lý một số tình huống đơn giản , thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
 3. Thái độ: - Đồng tình với những bạn có thái độ lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 1. GV: - Điện thoại.
 2. HS: - Điện thoại đồ chơi.
.III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nói lời yêu cầu đề nghị với bạn và cô giáo.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung bài.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp. 
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp sau đó mời 1 số cặp lên đóng vai trước lớp.
* Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
 Hoạt động 2: Sắp xếp các câu sau thành đoạn hội thoại.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm , mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Kết luận:Khi gọi điện thoại cần có thái độ lịch sự, giọng nói nhẹ nhàng.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
* Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, đặt máy nghe nhẹ nhàng, không nói chống không. Lịch sự khi gọi điện thoại là tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Đọc yêu cầu của bài tập 1
- Thảo luận theo nhóm 2.
- 3 cặp lên đóng vai, lớp nhận xét.
- Lắng nghe + ghi nhớ.
- Thảo luận theo nhóm 2.
- Từng nhóm trình bày, lớp nhận xét.
*- A lô ! Tôi nghe đây.
- Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai, cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.
- Cháu cầm máy chờ một lát nhé.
- Dạ, cháu cảm ơn bác !
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài học, giáo dục HS qua bài học
5. Dặn dò: Dặn HS thực hiện theo ND bài học.
=================
Ôn Tiếng Viết
BÁC SĨ SÓI 
I. Mục tiêu: 
 	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa 
để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại (Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
 	2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.
 	3. Thái độ: - Dũng cảm, bình tĩnh tự tin khi gặp khó khăn nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc: 
 Hướng dẫn HS cách đọc bài.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn trong nhóm, trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS đọc đồng thanh.
- HD đọc phân vai: 3 vai (Người dẫn chuyện, Ngựa, Sói).
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe
* Đọc đoạn trước lớp
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn
* Đọc đoạn trong nhóm
- Đọc trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- 3 nhóm đọc
- Lớp nhận xét
- Đọc đồng thanh
- Đọc phân vai theo nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét
- 2 em đọc lại bài.
3. Củng cố: - Nhận xét giờ học, hệ thống bài
4. Dặn dò: - Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau “Nội quy đảo khỉ” 
=================
Ôn Toán: 
SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Nắm được tên gọi theo vị trí, thành phần, kết quả phép chia (Số bị chia, số chia, thương).
 2. Kĩ năng: - Tìm được thương của phép chia.
 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: VBT (Tr.25).
III. Các HĐ dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp.
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân và điền kết quả vào SGK
- Đại diện HS nêu miệng kết quả thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Số?.
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân vào bảng con.
- Kiểm tra chỉnh sửa.
Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống
- Tổ chức cho HS thực hiện nhóm 4.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: Số?.
- Tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi.
- Yêu cầu HS so sánh.
- Nhận xét kết luận.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào sách, 1 em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.* KQ:
Phép chia
S.B.chia
S. chia
Thương
 6 : 2 = 3
12 : 2 = 6
18 : 2 = 9
10 : 2 = 5
20 : 2 = 10
6
12
18
10
20 
2
2
2
2
2
3
6
9
5
10
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con, giơ bảng cho GV kiểm tra.
- Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm vào sách , đại diện HS giỏi nêu miệng, lớp nhận xét.
- Thực hiện nhóm và nêu kết quả.
- Nêu.
3. Củng cố: Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về xem lại bài, làm bài trong VBT.
=================***&***==================
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Tập đọc: 
Tiết 69. NỘI QUY ĐẢO KHỈ (Tr.43)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa từ: nội quy, du lịch, bảo tồn, quản lý. iểu nội dung bài: Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy.
 2. Kĩ năng: - Đọc trơn toàn bài , ngắt nghỉ đúng, phân biệt giọng của người kể với lời nhân vật.
 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện nội quy ở mọi lúc mọi nơi.
II. Đồ dùng dạy- học:* GV: bảng phụ ghi câu luyện đọc , nội quy lớp học, trường học.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS đọc bài “bác sĩ Sói”
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- Đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn HS cách đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn dài.
- Tổ chức cho HS đọc câu kết hợp luyện phát âm
- Tổ chức cho HS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Gắn bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài
- Tổ chức cho HS đọc đoạn trong nhóm, trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt
- Tổ chức cho HS đọc đồng thanh.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 Câu 1+ 2: Nội quy đảo khỉ có mấy điều?.
 Câu 3: Vì sao đọc xong nội quy khỉ nâu lại khoái chí ?(Dành cho HS khá giỏi)
 - Giảng từ: khoải trí, thích thú.
+ Bài khuyên chúng ta điều gì?
3.4. Luyện đọc lại: 
- G ... c mừng.
+ Bài 5: Gấp, cắt, dán phong bì. 
- Thực hành theo nhóm.
+ HS khéo tay có thể gấp cắt dán được sản phẩm mới có sáng tạo.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét chéo.
4. Củng cố:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà thực hành thêm.
=================
Chiều
Ôn Tiếng Việt ( Luyện viết)
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Nghe- viết chính xác một đoạn trong bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
 2. Kĩ năng: - Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, trình bày bài viết sạch đẹp. 
 3. Thái độ: - Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe- viết
*) Hướng dẫn viết từ khó.
- Đọc từ khó: 
- Kiểm tra, chỉnh sửa.
*) Cho HS viết bài vào vở.
- Hướng dẫn viết đoạn văn.
- Theo dõi nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở, đọc từng câu cho HS viết bài.
*)Tổ chức cho HS bình chọn bài viết đẹp theo nhóm, lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết có tiến bộ.
- Viết bảng con, giơ bảng cho GV kiểm tra.
- Viết bài vào vở.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
3. Củng cố: Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: Dặn HS rèn luyện thêm chữ viết cho đẹp.
=================
Tự học
ÔN LUYỆN TOÁN
=================
Âm nhạc
Tiết 23 . HỌC HÁT BÀI: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
Nhạc: Pháp – Lời: Hoàng Anh
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát. 
 2. Kĩ năng: Hát kết hợp vài động tác vận động phụ họa.
 3. Thái độ: Biết bài hát Chú chim nhỏ dễ thương là bài hát của trẻ em Pháp. Lời Việt của tác giả Hoàng Anh.
II. Đồ dùng dạy học: Học sinh: Tập bài hát, vở.
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*)Hoạt động 1: Học hát bài: Chú chim nhỏ dễ thương.
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Trình bày mẫu bài hát
- Đặt câu hỏi cho HS nêu cảm nhận về tính chất bài hát.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu kết hợp vỗ tay đệm thao tiết tấu.
- Hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các nguyên âm (a, u, i).
- Hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Hướng dẫn, tổ chức cho hs tập hát lĩnh
xướng, hoà giọng.
- Nhận xét, sửa sai.
*)Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo.
- Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp chia đôi, theo tiết tấu lời ca.
Lại đây hỡi chú chim nhỏ sinh dễ thương này.
 P P P P 
 x x x x x x x x x x
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
- Nhận xét hướng dẫn, sửa sai.
- Lắng nghe, theo dõi.
- HS quan sát tranh.
- Lắng nghe cảm nhận.
- Trả lời theo cảm nhận.
- Đọc đồng thanh kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- Luyện giọng theo đàn và hướng dẫn.
- Tập hát theo đàn và hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện hát lĩnh xướng theo
hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe nhận xét lẫn nhau
- Theo dõi tập hát kết hợp vỗ tay đệm theo hướng dẫn.
- Thực hiện
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Theo dõi, nhận xét lẫn nhau.
4. Củng cố: - Giáo viên đặt câu hỏi mời học sinh trả lời rút ra nội dung tiết học. Giáo viên củng cố lại.
 	- Cả lớp hát và múa lại bài hát Chú chim nhỏ dễ thương và vận động phụ họa theo nhạc đệm.
5. Dặn dò: Nhắc học sinh về nhà ôn tập thuộc bài hát kết hợp vỗ tay đệm, vận động phụ hoạ.
=================***&***=================
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2012
Toán: 
Tiết 115. TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN (Tr. 116)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Biết cách tìm một thừa số của phép nhân.Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
 2. Kĩ năng: - Tìm được thừa số của phép nhân và áp dụng vào làm bài tập: Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b (với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chưa trong phạm vi bảng tính đã học)
	 - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 2).
 3. Thái độ: Tự giác , tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 1. GV: - Các tấm có 2 hình tròn.
 2. HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
*Hướng dẫn HS hiểu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
	6 : 3 = 2
 2 x 3 = 6 
	6 : 2 = 3
Thừa số Thừa số Tích
* Tìm thừa số chưa biết.
X x 2 = 8
 X = 8 : 2 
 X = 4
3 x X = 15
 X = 15 : 3 
 X = 5
* Kết luận: Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
3.3. Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
- Tổ chức cho HS thưc hiện cá nhân và nêu miệng kết quả nối tiếp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Tìm x : (theo mẫu)
- Nêu ý mẫu, hướng dẫn HS thực hiện.
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân vào vở.
- Chỉnh sửa, nhận xét.
Bài 3: Tìm Y(Dành cho HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân vào nháp. 
- Nhận xét, chữa bài cùng HS – GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
Bài 4:(Dành cho HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS đọc và làm bài vào nháp.
- Nhận xét, chữa bài cùng HS, GV ghi nhanh kết quả bài giải lên bảng.
- Quan sát các tấm bìa và nêu phép tính.
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Nêu cách tìm x.
- Rút ra kết luận.
- Đọc cá nhân , đồng thanh thuộc quy tắc.
- Thực hiện cá nhân và nối tiếp nêu miệng kết quả, lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu và nêu cách tìm x.
- Thực hiện cá nhân vào vở, 2 HS chữa bài trên bảng lớp, lớp nhận xét.
* KQ: 
X x 2 = 10
 X = 10 :2
 X = 5
X x 3 = 12
 X = 12 :3
 X = 4
- Nêu yêu cầu,làm bài vào nháp.
- 3 HS giỏi nêu kết quả thực hiện .
- Lớp nhận xét.
Y x 2 = 8
 Y = 8 : 2 
 Y = 4
Y x 3 = 15
 Y = 15 :3
 Y = 5
- Nêu yêu cầu và nêu tóm tắt.
- Làm vào nháp, 1 HS khá giỏi nêu miệng kết quả bài giải, lớp nhận xét.
 Tóm tắt.
 - 2 Học sinh : 1 bàn.
 - 20 học sinh: ...? bàn.
Bài giải:
20 HS ngồi số bàn là :
20 : 2 = 10 ( bàn )
 Đáp số : 10 bàn.
4. Củng cố: - Hệ thống bài.- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về làm các bài tập trong VBT. 
=================
Tập làm văn: 
Tiết 23. ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY (Tr.49)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nhớ được bảng Nội quy nhà trường và biết cách viết nội quy.
 2. Kĩ năng: Viết được nội quy của trường, lớp.
 3. Thái độ: Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và nơi công cộng. 
II. Đồ dùng dạy- học: * GV: Bản nội quy của trường.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh nói và đáp lời xin lỗi. 
	- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1+2 Bỏ theo điều chỉnh
Bài 3: Viết, đọc và chép lại 2 đến 3 điều nội quy của trường
- Cho học sinh nhắc lại một số điều trong Nội quy nhà trường TH Hòa Phú
- Treo bảng nội quy của trường
- Hướng dẫn cách viết nội quy
- Gọi 2-3 em đọc lại NQ.
- Lớp dọc đồng thanh và HTL
- 2 HS nêu lại yêu cầu
- Trao đổi theo bàn 
Nội quy trường học
1. Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn thực hiện điều lệ nội quy nhà trường.
2. Chăm chỉ học tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy, cô giáo.
3. Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch đẹp.
4. .....................
- HTL Nội quy nhà trường.
4. Củng cố: Hệ thống bài, giáo dục HS đáp lời khẳng định thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép, ghi nhớ và tuân theo nội quy của trường. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hành những điều vừa học.
=================
Tự nhiên và xã hội: 
Tiết 23. ÔN TẬP: XÃ HỘI (Tr. 48)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được một số kiến thức về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.
 2. Kĩ năng: Kể được về gia đình, trường học của em , nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
 3. Thái độ: Yêu quý gia đình, trường học, quê hương.
II. Đồ dùng dạy- học: * GV: Một số tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Kể về cuộc sống xung quanh gia đình em.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn ôn tập.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
+ Kể các việc thường làm của các thành viên trong gia đình em?
+ Kể tên các đồ dùng trong gia đình em theo 4 nhóm: đồ gỗ, đồ sứ, đồ thuỷ tinh, đồ sử dụng điện.
+ Chọn một đồ dùng trong gia đình nói cách sử dụng, bảo quản nó.
+ Kể về ngôi trường của bạn?
+ Kể tên các thành viên và công việc của từng thành viên trong nhà trường?
+ Bạn nên làm gì và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và trường học?
+ Kể tên các phương tiện giao thông và đường giao thông ở địa phương em?
+ Bạn sống ở huyện nào, tỉnh nào? Hãy kể về nghề nghiệp chính ở địa phương em?
- Lần lượt hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi.
- HS nêu so sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
4. Củng cố: Hệ thống bài, hướng dẫn liên hệ. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài.
=================
Thể dục:
 ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: "KẾT BẠN"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học đi nhanh chuyển sang chạy
- Ôn trò chơi: "Kết bạn".
2. Kỹ năng:
- Thực hiện bước chạy tương đối đúng.
- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi.
 3. Thỏi độ: Chú ‎y tự giác trong giờ học
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Kẻ sẵn các vạch cho chơi trò chơi, 1 còi
III. Nội dung - phương pháp:
1. Phần mở đầu:
- lớp trưởng tập hợp lớp.
 + Điểm danh.
 + Báo cáo sĩ số.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HD HS khởi động.
+ Xoay các khớp cổ tay cổ chân, đầu gối, hông.
- C¸n sù ®iÒu khiÓn
2. Phần cơ bản:
- Tổ chức cho HS ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng hay tay chống hông.
- Tập theo đội hình tổ.
- HD động tác Đi nhanh chuyển sang chạy:- GV làm mẫu giải thích động tác.
- Tập theo đội hình lớp.
- Tổ chức trò chơi: Kết bạn
- Chơi theo đội hình vòng tròn.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Cán sự điều khiển
- Nhận xét giao bài
- Tập bài TD PTC.
=================
Tự học
ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐÃ HỌC VỀ TOÁN
=================
Tự học
ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐÃ HỌC VỀ TẬP LÀM VĂN

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23 -OANH.doc