Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 7

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 7

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

 1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi, bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại, vằng vặc

 3. Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 4. GDHS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 20/10/2012	 Ngày giảng: Thứ 2/22/10/2012
Tiết 1: 
Sinh hoạt đầu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
========================================
Tiết 2: Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
	1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi, bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại, vằng vặc 
	3. Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
	4. GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp...
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài : Chị em tôi và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài
- Chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp 
- Nêu chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Đọc bài và TLCH
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nội dung của bài nói lên điều gì?
*Đọc diễn cảm: 
- HD giọng đọc
- Đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Bài văn cho thấy tình cảm của các anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Ở vương quốc Tương Lai”
1’
4’
1’
12’
10’
10’
2’
- Hát đầu giờ.
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 hs khá đọc
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Đọc CN-ĐT
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe 
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
+ Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
+ Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn .
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
+ Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. 
- Ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS trả lời.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
==============================================
Tiết 3: Toán 
LUYỆN TẬP(40)
 I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép cộng phép trừ, tìm một thành phần chưa biết của phép cộng phép trừ.
	2. Vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập. 
	- Giáo dục Hs lòng say mê và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Đặt tính rồi tính
 234567 - 45782
 894027 + 787428
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Luyện tập: 
Bài 1: Thử lại phép cộng(HĐCN)
- Viết lên bảng phép tính:
 2416 + 5164
- Y/c HS nhận xét bài của bạn.
- Vì sao?
* Nêu cách thử lại : Muốn kiểm tra một phép tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi 1 số hạng nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- Thử lại phép cộng trên.
- Làm phần b.
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Thử lại phép trừ(HĐCN)
- Viết lên bảng phép tính:
6839 - 482
- Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét, chữa bài.
- Vì sao?
* Nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thìphép tính làm đúng.
- Thử lại phép trừ trên.
- Làm phần b.
- Nx, chữa bài.
Bài 3: Tìm x(HĐCN)
- Làm bài cá nhân
- Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn thử lại phép trừ phép, cộng ta làm như thuế nào?
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập, hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1’
5’
1’
10’
10’
9’
3’
- Hát chuyển tiết
- 2 HS làm bài
- HS nghe 
- Đọc y/c
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS thực hiện phép tính 7580 - 2416 để thử lại.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, học sinh cả lớp làm vào vở.
- Đọc y/c
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- 2 HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS thực hiện phép tính: 6357 + 482 để thử lại.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, học sinh cả lớp làm vở
- Đọc y/c
- Đọc y/c
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
 + 707 = 3535
 = 3535 + 707
 = 4242
 + 262 = 4848
 = 4848 - 262
 = 4586
+ 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
=========================================
Tiết 4: 	 Đạo đức
Đ/C MIÊN DẠY
=========================================
Tiết 5: 	Địa lí
Bài 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
	1. Biết một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
	2. Dựa vào lược đồ bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh tìm được kiến thức.
	- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
	3. Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh, ảnh về nhà ở và tư liệu về Tây Nguyên
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Ở Tây Nguyên khí hậu có mấy mùa?
+ 1 HS nêu bài học
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b,Tìm hiểu bài:
1. Tây Nguyên – Nơi có nhiều dân tộc chung sống.
- Đọc mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
+ Trong những dân tộc trên những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào ở nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên trở nên giàu đẹp, Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
- KL: Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng nơi đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên:
- Đọc mục 2
- Hoạt động nhóm
- Dựa vào mục 2 và tranh ảnh để thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? 
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Nx, bổ sung.
3. Trang phục, lễ hội:
- Dựa vào mục 3 và tranh ảnh để trả lời các câu hỏi:
+ Người dân ở Tây Nguyên Nam, Nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình?
+ Lễ hội ở Tây nguyên thường được tổ chức khi nào?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc của Tây Nguyên?
+ Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những nạch cụ độc đáo nào?
- Nhận xét, rút ra bài học.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Nhận xét giờ học
- Về học bài, tập mô tả lại một số trang phục của người dân ở Tây Nguyên và chuẩn bị bài học sau:
 “Hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên” 
1’
5’
1’
9’
9’
8’
3’
- 2 HS theo dõi và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1HS đọc, theo dõi và trả lời câu hỏi theo y/c.
+ Những dân tộc sống ở Tây Nguyên như: Gia- rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng... một số dân tộc khác đến sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng...
+ Những dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên như: Gia- rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng... một số dân tộc khác đến sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng...
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng nhưng đều chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
+ Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang chung sức xây dựng Tây Nguyên ngày càng đổi mới.
- HS nhắc lại.
- HS đọc tên các cao nguyên: Đắc Lắk, Kom tum, Di Linh, Lâm Viên 
- HS hoạt động theo nhóm đôi: Trình bày một số đặc điểm của nhà rông ở Tây nguyên. 
+ Mỗi buôn thường có một nhà rông.
+ Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhà rông có mái dốc đứng, trang trí rất đẹp.
+ Nhà rông càng to, đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS đọc , quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Nam thường quấn khố, nữ thường mặc váy.
+ Trang phục truyền thống trong các ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang nhiều đồ trang sức bằng kim loại...
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới...
+ Họ thường múa hát, uống rượu cần, vui chơi...
+ Họ dùng nhiều nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ rưng, đàn Krông - pút, cồng, chiêng...
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Trả lời.
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ
=============================================
Ngày soạn: 21/10/2012	 Ngày giảng: Thứ 3/23/10/2012
Tiết 1:	 
	 Thể dục
Đ/C CHÚ DẠY
Tiết 2: 	Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ(41)
I. Mục tiêu:
	1. Nhận biết biểu thức có chứa hai chữ, giá trị của biểu thức có chứ hai chữ.
	2. Tính được giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
	3. Giáo dục HS lòng say mê và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Chép ví dụ, kẻ sẵn bảng ở phần ví dụ lên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt độ ... c tiêu :
1. Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
	2. Rèn kỹ năng viết đúng tên, tên người, tên địa lí Việt Nam trong văn bản.
	3. GD ý thức và thói quen viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lý Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bản đồ địa lý Việt Nam, giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? Cho ví dụ?.
 - Gọi 1 HS lên viết tên của mình và địa chỉ gia đình?
- N.xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, HD làm bài tập: 
Bài 1: Viết lại cho đúng các 
- Chia nhóm.
- Gọi 3 nhóm lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Gọi HS nxét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
+ Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2: Viết tên một số xã, 
- Treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng và giao nhiệm vụ cho Hs thảo luận.
- Phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thảo luận và làm bài.
- Dán phiếu và trình bày => Nhận xét.
+ Tên các tỉnh: 
+ Tên các Thành phố:
+ Các danh lam thắng cảnh:
+ Các di tích lịch sử:
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Nêu quy tắc viết hoa tên riêng?
- Nhận xét giờ học. Nhắc chuẩn bị bài học sau, xem trước bài tập 3. 
1’
4’
1’
13’
16’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS lên bảng trả lời theo y/c.
- 1 HS lên bảng viết.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện trình bày.
- Nxét, chữa bài.
* Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng hải, Mã Vĩ, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Than, Phúc Kiến, Hàng Mã, ..... 
- 1, 2 HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
+ Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ của Hà Nội.
- HS đọc to y/c, cả lớp theo dõi.
- Quan sát bản đồ.
- HĐ nhóm 4.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
VD: + Vùng Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình.
+ Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
+ Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk.
+ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ...
+ Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở...
+ Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh...
+ Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào, Nhà tù Sơn La
+ 2, 3 HS nêu và ghi nhớ cách viết hoa.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
===================================
Tiết 4:
Thể dục
Đ/C CHÚ DẠY
===================================
Ngày soạn: 24/10/2012	Ngày giảng: Thứ 6/26/10/2012
Tiết 1: 	Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
	1. Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
	2. Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
	3. GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung bài: 
*Ví dụ : 
- Treo bảng số.
- Thực hiện tính giá trị của biểu thức (a+b)+c và a+ (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
+ So sánh giá trị của biểu thức (a+b) +c với giá trị của biểu thức a+ (b+c) khi a = 4, b = 5, c =6 ?
- Tương tự với các phần còn lại:
+ Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) +c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a+(b+c) ? 
- Vậy ta có thể viết: 
 (a+b) +c=a+ (b+c)
- Chỉ vào bảng và nêu:
* (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a+b)+c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba, số hạng thứ ba ở đây là c. 
* Xét biểu thức a+ (b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b), còn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a+b)+c 
*KL: (SGK)
*Luyện tập 
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- HD: 4367 + 199 + 501= 
- Làm bài cá nhân
+ Vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn cách làm cộng từ trái qua phải ? 
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: 
- PT, HD:  
- Làm bài cá nhân
- Nx, chữa bài.
4. Củng cố – dặn dò: 
+ Nhăc lại tính chất kết hợp của phép công ?
- Nx tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học và chuẩn bị bài sau. 
1’
4’
1’
13’
8’
9’
4’
- Hát đầu giờ.
+ Tính giá trị của biểu thức a x b x c
Với : a= 7; b= 4, c =2.
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- Đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng, mỗi học sinh tính một trường hợp để hoàn thành bảng sau (SGK) 
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
- Khi ta thay thì giá trị của biểu thức (a+b) +c luôn bằng giá trị của biểu thức a+ (b+c)
- Học sinh đọc công thức. 
- Học sinh nhắc lại 
- Đọc y/c - (HĐCN)
+ 4367+199+501=4367+(199+501) 
 = 4367 + 700 = 5067.
- Nối tiếp 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
a, 4400+2148+252=4400+(2148+252)
 =4400 + 2400=6800
b, .
+ Kết quả bước một là số tròn trăm. Bước hai làm nhanh và thuận tiện hơn.
- Đọc đầu bài - (HĐCN – Bảng, vở)
- Một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
 Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó là: 
 7.500.000+86.956.000+14.500.000 =176.950.000 (Đồng)
 Đáp số:176.950.000(Đồng) 
+ 2, 3 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
===============================================
Tiết 2: 	 Khoa học
Đ/C MIÊN DẠY
===============================================
Tiết 3: 	 Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Bước đàu làm quen với phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
2. Sắp xếp được các sự việc theo đúng trình tự, thời gian. Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.
3. Có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”.
- N.xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, HD làm bài tập: 
- Treo bảng phụ.
- Đọc đề bài.
- Gạch chân dưới những từ quan trọng của đề:
 Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Đọc gợi ý
- Làm bài, kể chuyện trong nhóm.
- Kể truyện.
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện ước mơ đó như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Làm vào vở BT.
- Nxét, chấm điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố, nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Sửa lại câu chuyện đã viết và kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
1’
5’
1’
29’
4’
- Cả lớp hát, lấy sách vở.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- Ghi đầu bài vào vở.
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- HS kể trong nhóm, sau đó cử đại diện kể thi.
+ Mẹ em đi công tác xa, bố mẹ ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy là tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em khen em là đứa con hiếu thảo và cho em ba điều ước...
+ Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm, điều thứ hai em mong con người thoát khỏ bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kỹ sư giỏi góp sức xây dựng đất nước.
+ Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
+ Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- HS viết vào vở.
- Nộp vài hs đọc bài viết.
- Lắng nghe - Ghi nhớ.
============================================
Tiết 4: 	Kĩ thuật
Bài 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG 
MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 	1. Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 	2. Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
3. Có ý thức làm, biết áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Mẫu khâu, một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải.
- HS: hai mảnh vải, chỉ khâu, kim, kéo, thước, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ đồ dùng của H.s.
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài:
*Hoạt động 1: Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Quan sát mẫu mẫu khâu.
- Nêu nhận xét và nêu lại các bước khâu.
- Y/c HS thực hành khâu.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả 
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét đánh giá kết quả
4. Củng cố dặn dò:
- HD - HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu.
- CB bài sau" Khâu đột thưa"
- Nhận xét tiết học
1’
5’
1’
19’
6’
3’
- Hs quan sát và nhận xét vật mẫu.
- Bước 1: Vạch dấu đường khâu
- Bước 2: Khâu lược 
- Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá.
===========================================
Tiết 5: 	Sinh hoạt lớp tuần 7
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS.
	- Phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt còn hạn chế.
II. Lên lớp:
1. Tổ chức: Hát
2. Nhận định tình hình chung của lớp:
	- Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm. Đầu giờ trật tự truy bài
	- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức tự học còn ỷ lại, chưa biết trình bày vở.
	- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 Tuyên dương: Hơn, Cương, Lương,.... Phê bình: Nam, Hữu, Tiến,
3. Phương hướng:
	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lập thành tích chào mừng ngày 20- 11.
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhưng nhược điểm còn tồn tại.
————————————————————————
NHẬN XÉT:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 7.doc