Bài soạn môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 23

Bài soạn môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 23

HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

 - Hiểu ND : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Tranh minh hoạ, băng giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Gọi 2 em lên bảng đọc bài thơ: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Nhận xét, chấm điểm.

2. Dạy - học bài mới : (30’)

2.1 Giới thiệu bài: (1’)

Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò của mỗi chúng ta. Hoa phượng có vẻ đẹp riêng: Chính vì vậy nhiều nhà thơ, nhác sĩ đã viết về hoa phượng.

 

docx 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
 Tiết 2 - Buổi sáng - Tập đọc (tiết 45)
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU 
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
	- Hiểu ND : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Tranh minh hoạ, băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng đọc bài thơ: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò của mỗi chúng ta. Hoa phượng có vẻ đẹp riêng: Chính vì vậy nhiều nhà thơ, nhác sĩ đã viết về hoa phượng. 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học.
a. Luyện đọc:
- 1 HS khá giỏi đọc bài.
- Bài được chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 3 đoạn
Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- YC HS đọc nối tiếp theo đoạn.
3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc dễ lẫn ?
 - Đoá, xoè ra, nỗi niềm bông phượng . hs phát âm lại: 
- 3HS đọc nối tiếp lần 2. 1 hs đọc mục chú giải
- HS đọc thầm 
- Chia lớp thành từng cặp, yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc bài theo cặp 
- Thi đọc trước lớp.
- GV đọc bài
b. Tìm hiểu bài:
- 1 hs đọc toàn bài.
- Đọc đoạn 1:
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “ Hoa học trò ” ?
- Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
- Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà gắn câu đối đỏ.
- YC HS đọc đoạn 3:
- Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
- Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Bài văn giúp em hiểu về điều gì ?
- Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
Giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
- Bài văn nói lên nội dung gì ?
Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
d. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
- hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Tìm chỗ nhấn giọng.
- Thi đọc diễn cảm.
Tìm chỗ ngắt nghỉ
- 2 hs đọc toàn bài.
HS - GV nhận xét:
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà đọc bài cho cả nhà cùng nghe.
 - GV nhận xét tiết học:
 Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 - Buổi sáng - Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 123 + 124) 
I. MỤC TIÊU 
	- Ghép 3 bài Luyện tập chung trang 123+ 124 +125 thành 2 bài luyện tập chung.
	- Biết so sánh hai phân số.
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
	Thực hiện làm được các bài tập: BT1, BT2 đầu trang 123; BT1 cuối trang 123.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp..
So sánh hai phân số: a) 79 và 911 	b) 811 và 118
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học: 
* Bài 1: ; = ?
 2 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
- YC hs tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở bài tập. 
914 < 1114 ; 425 < 423 ; 1415 < 1 ; 
89 = 2427 ; 2019 > 2027 ; 1 < 1514 
HS - GV nhận xét:
* Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết PS bé hơn 1, PS lớn hơn 1.
- Khi nào thì phân số bé hơn 1?
- Khi nào phân số lớn hơn 1?
- Phân số bé hơn 1 khi tử số bé hơn mẫu số.
- Phân số lớn hơn 1khi tử số lớn hơn mẫu số.
2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. nhận xét bài.
a) PS bé hơn 1.
a) 35< 1 
b) PS lớn hơn 1.
b) 53 > 1 
HS - GV nhận xét:
- Thực hiện theo nhóm đôi, các nhóm báo cáo kết quả.
* Bài 3: Viết các ps theo thứ tự từ bé đến lớn.( khuyến khích HS khá, giỏi làm hết bài 3)
a) Vì 5 < 7 < 11 nên 611 < 67 < 65.
Vậy các ps viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 611 ; 67 ; 65.
b) Rút gọn các ps ta có: 620 = 310 ; 912= 34 ; 1232 = 38.
Vì 4 < 8 < 10 nên 310 < 38 < 34.
Các ps viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 310; 38 ; 34.
Bài 1 - cuối trang 123
- Nhắc lại dấu hiệu chi hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
- Nhắc lại dấu hiệu chi hết cho 5.
- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- Nhắc lại dấu hiệu chi hết cho 9.
- Các số có tổng các chữ chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Nhắc lại dấu hiệu chi hết cho 3.
- Các số có tổng các chữ chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
 3 em làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp làm bài vào vở.
a) 752 (hoặc 754; 756; 758) chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b) 750 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
Số vừa tìm được chia hết chia 3 vì có tổng các chữ số là 12 chia hết cho 3.
c) 756 chia hết cho 9.
Số vừa tìm được chia hết chia cho 2 và 3 vì có chữ số tận cùng là số chẵn, đồng thời tổng các chữ số là 18 chia hết cho 3.
HS - GV nhận xét:
756 chia hết cho 2; 3 và 9.
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 4 còn lại:
 Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5- Buổi sáng – Ôn Toán :
Ôn: Luyện tập
I. MỤC TIÊU 
 	- Rèn luyện rút gọn phân số, so sánh phân số, đặt tính rồi tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. YC HS làm các bài tập trong VBT .
GV giúp đỡ HS yếu.
Cả lớp các bài tập trong VBT
2. Đặt tính rồi tính.
a) 321987 + 473589 = 795576
b) 502789 + 621578 = 1124367
c) 975410 – 57368 = 918042
d) 486 x 708 = 344088
e) 172839 : 345 = 500 (dư 339)
3 .Tính giá trị của biểu thức:
a) 125 x 785 x 8 = 125 x 8 x 785 
= 1000 x 785 
= 785 000
b) 345 x 65 + 345 x 35=345 x (65 + 35)
= 345 x 100
= 34 500
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện từ và câu 
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU
 	 - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
	- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ; viết được bài văn có dùng dấu gạc ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dáu phần chú thích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	 Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi1 - 2 em lên bảng nêu 5 từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người và vẻ đẹp bên ngoài.
- Nhận xét, chấm điểm.
 	2. Dạy học bài mới.
	2.1 Giới thiệu bài:
 - Khi đọc các câu chuyện, các bài văn trước lời nói trực tiếp của nhân vật thường có dấu gì ? ( thường có dấu gạch ngang.)
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Hoạt động dạy học:
a) Nhận xét
* Bài 1: Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:
1 hs đọc đoạn văn.Cả lớp đọc thầm. Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
Đoạn a:
Thấy tôi rén đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai ?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật ( ông khách và cậu bé ) trong đối thoại.
Đoạn b:
Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Đoạn b: Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Đoạn c: 
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi 
- Khi điện đã vào quạt, tránh để quạt
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục 
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô 
Đoạn c: Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
HS - GV nhận xét:
* Bài 2: Theo em, trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì ?
HS - GV nhận xét:
b. Ghi nhớ:
GV yêu cầu hs đọc nối tiếp mục ghi nhớ trong sgk.
HS nối tiếp đọc mục ghi nhớ trong sgk.
c. Luyện tập:
* Bài 1: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu.
- Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
HS - GV nhận xét:
* Bài 2: Viết một đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
HS - GV nhận xét:
3. Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và vận dụng trong thực tế.
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2- Buổi chiều - Kể chuyện (tiết 23)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
 	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu cái thiện và cái ác.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	 - Một số chuyện viết về ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
 	 - Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng kể lại câu chuyện Vịt xấu xí.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
	Các em đã được nghe được đọc nhiều chuyện ca ngợi cái đẹp, phản cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác. Hôm nay, các em sẽ thi kể những câu chuyện đó.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Hoạt động dạy học:
a) Hướng dẫn hs kể chuyện:
HĐ 1: Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: 
GV ghi đề bài lên bảng, gạch chân dưới các từ quan trọng.
Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác. 
- Cho hs đọc các gợi ý.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý.
- Em chọn chuyện nào, ở đâu ?
- HS phát biểu.
KL: Các em có thể chọn các chuyện có trong gợi ý, các em cũng có thể chọn truyện cách ngoài sgk.
- Cho hs đọc gợi ý 1:
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm theo.
* Những chuyện nói về cái đẹp:
- HS đọc dàn ý câu chuyện.
* Những chuyện nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Một số hs nối tiếp nhau nêu tên chuyện mà mình sẽ kể cho cả lớp nghe.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhắc hs: 
- Trước khi kể, các em cần giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật trong chuyệ ... Trò chơi “ Đứng ngồi theo lệnh”.
 +Tập bài thể dục phát triển chung 1 lượt.
HĐ2: Phần cơ bản:
Lớp trưởng điều khiển học sinh thực hiện.
 a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
- Học kĩ thuật bật xa:
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn kết hợp làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa.
 GV nhận xét sửa chữa. 
- GV bao quát lớp, chú ý đảm bảo an toàn cho HS khi tập.
 Vài HS làm thử,
b.: Trò chơi vận động.
- GV nêu tên trò chơi: “Con sâu đo”.
 + Tập chính thức. Có thể cho HS tập theo tổ.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- GV lưu ý một số trường hợp phạm quy:
+ Di chuyển trước khi có lệnh hoặc người trước chưa về đến nơi.
Lắng nghe.
+ Bị ngồi xuống mặt đất.
- Một nhóm HS làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi.
+ Không thực hiện di chuyển theo quy định.
HS chơi, GV bao quát lớp.
HĐ4: Phần kết thúc.
- Tập động tác thả lỏng: chạy chậm, hít thở sâu.
- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
Học sinh tham gia trò chơi.
- Nhận xét, tổng kết tiết học.
Lắng nghe.
Tiết 1 – Buổi chiều – Khoa học
Bóng tối
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học , HS có thể :
- Nêu được bón tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Dự đoán được vị trí , hình dạng trong một ssố trường hợp đơn giản.
- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi .
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - GV : Đèn bàn.
HS : Đèn pin , một số vật cản sáng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi1 - 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp:
- Nhận xét, chấm điểm.
 	2. Dạy học bài mới.
	2.1 Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối.
MT : Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như sgk trang 93.
- Nêu dự đoán của mình. Có thể yêu cầu HS giải thích vì sao mình có dự đoán đó .
- Dựa vào dướng dẫn trang 93 , thảo luận nhóm để tìm hiểu về bóng tối .
- Các nhóm trình bày,nhóm khác nhận xét, bổ sung 
 + Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? Bóng của vật thay đổi khi nào?...
 Dự đoán ban đầu
 Kết quả
Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên nếu mặt chắn hình chữ nhật thì bóng tối quan sát được trên màn cũng là hình chữ nhật ,...
HĐ2: Trò chơi hoạt hình.
MT: Củng cố , vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
Cách tiến hành:
- Cho học sinh chơi trò chơi “Xem bóng đoán vật”.
- Chiếu bóng của vật lên tường , học sinh chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì ?
- Nếu là những vật khó đoán có thể xoay vật ở nhiều tư thế khác nhau giúp học sinh dễ đoán vật đó hơn .
- Khen ngợi những học sinh đoán nhanh và chính xác các vật.
HĐ3: Củng cố dặn dò.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung chính của bài học. Mục ghi nhớ sgk.
- GV nhận xét , tổng kết tiết học .
Tiết 2 - Buổi chiều- Toán 
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Trang 127) 
( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU 
 	 - Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- 3 Băng giấy, băng 1 chia làm 2 phần bằng nhau, băng 2 chia làm 3 phần bằng nhau, băng 3 chia làm 6 phần bằng nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng tính: 
a) 1620 + 1520 = 3120 b) 1012 + 1512 = 2512 
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học: 
a) Ví dụ: GV nêu vấn đề: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy 12 băng giấy, bạn An lấy 13 băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu?
- Ba băng giấy như thế nào với nhau?
- Như nhau ( bằng nhau, giống nhau )
+ Cắt lấy 12 băng giấy thứ nhất.
- HS cắt ( lấy 1 phần )
+ Cắt lấy 13 băng giấy thứ hai.
- HS cắt ( lấy 1 phần )
+ Hãy đặt 12 băng giấy và 13 băng giấy lên băng giấy thứ 3.
- Hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau?
- Cả hai bạn đã lấy đi 5 phần bằng nhau.
- Vậy hai bạn đã lấy đi mấy phần băng giấy ?
- Hai bạn đã lấy đi 56 băng giấy.
b. Hướng dẫn hs thực hiện phép cộng các ps khác ms.
- Muốn biết cả hai bạn đã lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta làm như thế nào ?
- Chúng ta làm phép tính cộng 12 + 13 
- Em có nhận xét gì về ms của hai ps này ?
- MS của hai ps này khác nhau.
- Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai ps này chúng ta cần làm gì trước ?
- Chúng ta cần quy đồng ms hai ps này sau đó mới thực hiện tính cộng.
- Quy tắc
- HS đọc quy tắc
c. Luyện tập.
* Bài 1: Tính.
2 em đọc đầu bài
- 4 hs làm bài vào bảng nhóm. Cả lớp làm bài vào vở.
a) 23 = 2 x 43 x 4 = 812 ; 34 = 3 x 34 x 3 = 912
Vậy 23 + 34 = 812 + 912 = 1712
b) 94 = 9 x 54 x 5 = 4520 ; 35 = 3 x 45 x 4 = 1220
HS - GV nhận xét:
Vậy 94 + 35 = 4520 + 1220 = 5720
c) 25 = 2 x 75 x 7 = 1435 ; 47 = 4 x 57 x 5 = 2035
Vậy 25 + 47 = 1435 + 2035 = 3435
* Bài 3: Đọc nội dung của bài tập.
GV HD tóm tắt:
- 1 hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm bài vào vở.
Giờ1: 38 quãng đường; giờ 2: 27 quãng đường
Bài giải
Hỏi cả hai giờ chạy được  quãng đường
Sau hai giờ ô-tô đi được là:
38 + 27 = 3756 ( quãng đường )
HS - GV nhận xét:
 Đáp số: 3756 quãng đường.
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
 Tiết 1 - Buổi sáng - Toán 
LUYỆN TẬP (Trang 128) 
I. MỤC TIÊU 
 	- Rút gọn được phân số.
	- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
	Giải được các bài tập: BT1; BT2 (a,b); BT3 (a,b)
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Băng giấy, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng nêu quy tắc cộng hai phân số.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học.
* Bài 1: Tính.
- 3 HS làm bài vào bảng phụ.Cả lớp làm bài vào vở 
- 3 hs đọc cách thực hiện phép tính, gv ghi bảng.
a) 23 + 53 = 2+53 = 73 .
HS - GV nhận xét:
b) 65 + 95 = 6+95 = 155 = 3.
c) 1227 + 727 + 827 = 12+7+827 = 2727 = 1.
* Bài 2:Tính. Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả 3 ý.
- 3 HS làm bài vào bảng phụ.Cả lớp làm bài vào vở. 
Nhận xét, đánh giá.
a) 34 + 27 = 2128 + 828 = 21+8 28 = 2928
b) 516 + 38 = 516 + 616 = 5+6 16 = 1116
c) 13 + 75 = 515 + 2115 = 21+5 15 = 2615
- Với các ps có ms chia hết cho nhau thì ta thực hiện như thế nào ?
- Ta có thể rút gọn 1 phân số hoặc nhân cả tử và mẫu số của phân số này với một số khác 0 để được phân số mới có mẫu số bằng phân số kia.
* Bài 3: Rút gọn rồi tính: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả 3 ý.
- 3 HS làm bài vào bảng phụ.Cả lớp làm bài vào vở. 
HS - GV nhận xét:
a) 315 + 25 = 15 + 25 = 2 + 1 5 = 35
b) 46 + 1827 = 23 + 23 = 2+2 3 = 43
c) 1525 + 621 = 35 + 37 = 2135 + 1535 = 3635
* Bài 4: Bài toán: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện .
Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng thực hiện.
Tóm tắt
Tập hát : 37 số ĐV chi đội.
Đá bóng: 25 số ĐV chi đội.
Cả hai hoạt động:  số ĐV chi đội.
Bài giải
Số phần ĐV tham gia vào cả hai hoạt động là: 
37 + 25 = 2935 (số ĐV chi đội)
Đáp số: 2935 số ĐV chi đội.
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập còn lại:
 Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2- Buổi sáng– Ôn Toán 
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
Rèn luyện cộng hai hay nhiều phân số bất kì khác mẫu số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT Toán.
Giải các bài tập trong VBT Toán.
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
2. Giải các bài tập sau:
Tính:
a) 36 + 35 = 1530 + 1830 = 3330 
b) 47 + 53 = 1221 + 3521 = 4721 
c) 42 + 34 + 45 = 4020 + 1520 + 1220 = 6720 
Tiết 3 – Buổi sáng – Ôn Luyện từ và câu
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU
 	Củng cố về dấu gạch ngang
	II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	VBT, Bài tập củng cố kiến thức kĩ năng Tiếng Việt 4 - Tập II.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong VBT Tiếng Việt tập II.
- Cá nhân làm các bài tập trong VBT Tiếng Việt tập II.
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong Bài tập củng cố kĩ năng Tiếng Việt tập II - tiết 2. 
- Cá nhân làm các bài tập trong Bài tập củng cố kĩ năng Tiếng Việt tập II. 
Chấm và chữa một số bài học sinh vướng mắc
Tiết 4 – Buổi sáng – Thể dục
 BẬT XA VÀ PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY
TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I. MỤC TIÊU
 Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
Trò chơi “ Con sâu đo ”. Yêu cầu biết cách chơi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Sân bãi, kẻ vạch chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Mở đầu.
Tập hợp lớp, phổ biến mục tiêu tiết học.
Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
Tập bài thể dục phát triển chung ( 2 lần x8 nhịp ).
 HĐ2: Phần cơ bản
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
- Ôn bật xa :
+ Tập bật nhảy nhẹ nhàng vài lần.
+ HS nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện .
+ HS tập bật xa theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển.
+ GV bao quát lớp . Hướng dẫn thêm cho HS yếu
GV tuyên dương những nhóm tập tốt.
 + Các nhóm thi bật xa với nhau .
 + GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu.
- Học phối hợp chạy, nhảy:
GV uốn nắn,sửa chữa 
 + 3 HS làm thử .
+ HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong đi ra khỏi hố cát, em tiếp mới được xuất phát.
 b) Trò chơi vận động.
Gv giới thiệu trò chơi “ Con sâu đo ”và hướng dẫn cách chơi.
Cho vài học sinh chơi thử , sửa chữa.
Chơi chính thức:
+ Tập hợp HS thành hai hàng dọc có số người bằng nhau.
+ Hai đội thi với nhau , đội nào di chuyển nhanh nhất , ít phạm quy thì chiến thắng.
GV nhận xét , đánh giá thi đua.
HĐ3: Phần kết thúc.
HS đi thường theo nhịp theo đội hình 2 hàng dọc.
GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học.
Nhận xét , dặn dò .
SINH HOẠT
I) Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng có ý kiến nhận xét các hoạt động trong tuần 23.
II) GV nhận xét chung:
1) Đạo đức: Có cố gắng trong rèn luyện, giữ gìn đạo đức, lối sống. Tuy nhiên cần chú ý rèn luyện nhiều hơn ở các tuần sau và nhất là ở một số em như: Hùng, Đào Đạt, Tuấn Anh.
2) Học tập: Cả lớp có tinh thần cố gắng học tập rất tốt.
3) Lao động: Duy trì lao động vệ sinh khu vực được phân công .
III) Phương hướng hoạt động tuần 24:
1. Giao bài tập về .
2. Nhắc nhở thời gian học tuần 24 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án 4 2011 - 2012 - TUẦN 23.docx