Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Hoạt động 1: Nhận xét đánh giá theo thang điểm đã quy định.

Quy đinh nội dung đánh giá như sau:

+ Tổng hợp điểm 10 .

+ Điểm yếu.

 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.

-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.

- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.

- Phê bình HS bỏ tập thể dục giữa giờ.

- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.

HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.

 -Gọi HS góp vui tiết mục đã chuẩn bị .

 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.

 -Giáo dục HS tích cực học tập .

HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.

 -Chuyên cần , nghỉ học phải có lý do.

 -Duy trì tốt nề nếp học tập

 

doc 37 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
( Từ 20 / 10 / 2008 đến 24 / 10 / 2008 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
20/ 10
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Hai đường thẳng vuông góc
4
TĐ
Thưa chuyện với mẹ
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
Tiết kiệm thời giờ
3
LS
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ( bỏ chữ nhỏ,câu 1,2 )
BA
21/10
SÁNG
1
CT
Thợ rèn ( nghe viết )
2
T
Hai đường thẳng song song
3
KC
Được chứng kiến hoặc tham gia
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
22/ 10
SÁNG
1
TĐ
Điều ước của vua Mi- đát
2
MT
3
LT.C
MRVT : Ước mơ
4
T
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
CHIỀU
1
KH
Phòng tránh tai nạn đuối nước
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
23/ 10
SÁNG
1
TLV
Luyện tập phát triển câu chuyện
2
T
Vẽ hai đường thẳng song song
3
AV
4
KH
Ôn tập : Con người và sức khỏe
CHIỀU
1
TH
2
KT
Khâu đột mau ( tiết 1 )
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
24/10
SÁNG
1
LT.C
Động từ
2
TLV
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
3
T
Thực hành vẽ hình chữ nhật
4
ĐL
HĐ sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( Bộ phận )
CHIỀU
1
GDNGLL
Nguyên nhân,diễn biến bệnh sâu răng- Cách dự phòng.
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 18- 10- 2008
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 20 tháng 10 năm 2008
SINH HOẠT LỚP ( Tiết 9 )
 I . MỤC TIÊU
Giúp HS nhận xét , phê bình , xây dựng , đóng góp ý kiến cho kế hoạch tuần.
Rèn tính tự tin , mạnh dạn phát biểu ý kiến trước đám đông.
Tự giác nhận lỗi và sửa lỗi.
 II . CHUẨN BỊ
Nhận xét thông tin , kết qủa.
Kế hoạch hoạt động tuần sau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét đánh giá theo thang điểm đã quy định.
Quy đinh nội dung đánh giá như sau:
+ Tổng hợp điểm 10 .
+ Điểm yếu.
 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.
-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.
- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.
- Phê bình HS bỏ tập thể dục giữa giờ.
- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.
HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.
 -Gọi HS góp vui tiết mục đã chuẩn bị .
 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.
 -Giáo dục HS tích cực học tập .
HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.
 -Chuyên cần , nghỉ học phải có lý do.
 -Duy trì tốt nề nếp học tập
 - Đạo đức : Không chửi thề , đánh nhau . 
- Vệ sinh : Đi tiêu, tiểu phải dội nước. 
- Mang ca, bàn chải vào chiều thứ tư hàng tuần.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC:
Cả lớp hát một bài hát ngắn 
-Lắng nghe
-Lớp trưởng nhắc lại:
+ Kiểm tra vở báo bài.
+ Vở rèn chữ viết.
-Từng tổ lên báo cáo trước lớp.
 -Dựa vào các tiêu chí sau để nhận xét:
 -Chuyên cần , hăng hái xây dựng bài.
 -Lười học bài, nói chuyện nhiều trong giờ học.
- Nhận xét tình hình dọn vệ sinh lớp học ngày .
 -Biết giúp đỡ bạn trong học tập.
 -Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - HS khác cổ vũ cho các bạn.
 - Bình chọn nhóm trình bày hay. 
- Lắng nghe
- Vài HS nhắc lại
-Cả lớp hát tập thể
Toán (tiết 41)
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc . Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh .
	- Biết dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ê-ke , phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc .
 * HĐ 1: Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 * HĐ 2 : HD HS tìm hiểu bài
+ Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc .
- Vẽ hình chữ nhật ABCD ở bảng , cho thấy rõ 4 góc A , B , C , D đều là góc vuông .
- Kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng , tô màu hai đường thẳng đã kéo dài . Cho HS biết : Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau .
- Cho HS nhận xét : Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C . ( Kiểm tra lại bằng ê-ke )
- Dùng ê-ke vẽ góc vuông đỉnh O , cạnh OM , ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau như SGK .
- Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau : hai đường mép liền nhau của quyển vở ; hai cạnh liên tiếp của bảng đen , ô cửa sổ , cửa ra vào ê-ke 
 B
A
D
C
M
O
N
- Nêu nhận xét : Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O . 
 * HĐ 3 : Thực hành .
 Bài 1 : Cho HS phát biểu : Vì sao em nói đường thẳng HI và KI vuông góc nhau ?
Bài 2 : 
+ Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau .
Bài 3 : Cho HS dùng ê ke kiểm tra
- Nhận xét chốt lại kết quả
+ Tên cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau: 
 - Hình a: AE,ED ; ED,DC
 - Hình b: MN,NP ; NP,PQ
 Bài 4 : 
A
B
C
D
* HĐ 4 : Củng cố : (3’)- Nêu lại những nội dung vừa học .
 Dặn dò : (1’)- Làm các bài tập tiết 41 sách BT .
-Dùng êke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau không?
-HS dùng êke kiểm tra và nêu ý kiến
-HS phát biểu: Tên từng cặp vuông góc với nhau:+ BC và CD ; CD,DA; DA,AB
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không rồi trả lời .
Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau .
- Dùng ê-ke để xác định được trong mỗi hình , góc nào là góc vuông , từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó .
- Nêu được AD , AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau ; AD , CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau .
- Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC ; BC và CD .
Tập đọc ( tiết 17 )
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
	- Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đôi giày ba ta màu xanh .
	- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh , trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn . 
 3. Bài mới : (27’) Thưa chuyện với mẹ .
 * Hoạt động : Giới thiệu bài :
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
Luyện đọc :
- Có thể chia bài làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  để kiếm sống .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
-Hướng dẫn đọc từ khó
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc . 
Tìm hiểu bài .
-Từ “Thưa” có nghĩa là gì?
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì 
Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào 
Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con.
Ghi bảng nội dung bài
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
* 1 HS đọc đoạn 1 .
-Trình bày với người trên về một vấn đề nào đó.
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một nghề để kiếm sống , đỡ đần cho mẹ .
-Cương muốn thành thợ rèn giúp mẹ.
* 1 HS đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bị ai xúi . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình .
- Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng , chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường .
-Cương thuyết phục mẹ cho em học nghề.
* Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia đình 
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình cảm 
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
*Nêu nôïi dung bài: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình 
Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy  cây bông . 
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
* Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa gì ? 
Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối phân vai.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
CHIỀU :
Đạo đức (tiết 9)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
- Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .  ... ûa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Thực hành vẽ hình chữ nhật .
 * HĐ 1 : Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 * HĐ 2 : HD HS tìm hiểu bài
 +Hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật theo độ dài cạnh :
GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ
 M N
 Q P
Hỏi : 
-Các góc ở đỉnh của HCN MNPQ có là góc vuông không ?
-Nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình.
-Cho HS thực hành vẽ HCN theo độ dài cạnh cho trước
*GV nêu ví dụ :Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm , chiều rộng 2 cm .
- Vừa hướng dẫn , vừa vẽ mẫu ở bảng theo các bước như SGK : vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm , chiều rộng 2 dm :
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm .
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng DA = 2 dm .
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 dm .
+ Nối A với B , ta được hình chữ nhật ABCD .
-HS quan sát.
-Đều là góc vuông.
-Cạnh MN // PQ
 MQ// NP
-HS lên bảng vẽ- lớp vẽ nháp.
-HS vẽ từng bước như hướng dẫn
- Vẽ hình chữ nhật ABCD có DC = 4 cm , DA = 2 cm vào vở .
 * HĐ 3 : Thực hành .
Bài 1 : 
+ Theo dõi , quan sát , giúp đỡ từng em để vẽ cho đúng .
 Bài 2 : 
+ Cho HS biết : AC , BD là hai đường chéo hình chữ nhật 
* HĐ 4 :. Củng cố : (3’)- Tổ chức các nhóm thi đua vẽ hình chữ nhật ở bảng .
 Dặn dò : (1’)- Làm các bài tập tiết 45 sách BT .
a) Vẽ hình chữ nhật dài 5 cm , rộng 3 cm 
b) Tính chu vi hình chữ nhật :
 ( 5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
- Vẽ đúng hình chữ nhật ABCD dài 4 cm , rộng 3 cm .
- Đo độ dài đoạn thẳng AC và BD , ghi kết quả rồi nhận xét để thấy : AC = BD .
Địa lí (tiết 9 )
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác sức nước , khai thác rừng . Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
* GDBVMT : -Biết được ích lợi của sức nước , rừng .
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác sức nước , khai thác rừng .
- Bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ và trình bày về nội dung kiến thức đã học về HĐSX của người dân Tây Nguyên. .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Khai thác sức nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm sông ngòi và việc khai thác sức nước của đồng bào Tây Nguyên .
- Các nhóm làm việc theo những gợi ý sau :
+ Quan sát lược đồ hình 4 , kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ; những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào 
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động lớp , nhóm .
-Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- 3 HS lên chỉ 3 con sông : Xê-Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ ở bảng .
Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
- Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi sau :
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào việc quan sát tranh , ảnh và các từ gợi ý sau : 
- Lập bảng so sánh 2 loại rừng : 
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Vài em trả lời trước lớp .
- rừng rậm rạp , rừng thưa , rừng thường một loại cây , rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô , xanh quanh năm .
- rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
Hoạt động 3 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên (tt) .
MT : Giúp HS nắm giá trị của rừng và việc sản xuất đồ gỗ ở Tây Nguyên .
- Đọc mục 2 , quan sát hình 8 , 9 , 10 SGK và vốn hiểu biết của bản thân đểû trả lời các câu hỏi sau :
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+ Gỗ được dùng làm gì ?
+ Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ 
+ Thế nào là du canh , du cư ? 
* BVMT : + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên .
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
c). Củng cố : (3’)- Trình bày tóm tắt lại những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên . 
 d) Dặn dò : (1’)- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Du canh : hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt , vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác . Du cư : hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định
+ Do con người khai thác bừa bãi, hậu quả làm xói mòn đất, lũ lụt,
+ Không khai thác bừa bãi, phải trồng cây gây rừng.
CHIỀU :	 GDNGLL
VỆ SINH RĂNG MIỆNG 
Bài 1 : NGUYÊN NHÂN – DIỄN TIẾN BỆNH SÂU RĂNG-
CÁCH DỰ PHÒNG
MỤC TIÊU 
 Giúp các em HS hiểu do đâu mà có sâu răng, tiến trình phát triển của sâu răng và cách dự phòng.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh nguyên nhân , diễn tiến bệnh sâu răng – Dự phòng.
Mô hình chiếc răng sâu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Nguyên nhân bệnh sâu răng
-Cho HS xem hình ảnh : Một em bé đang buồn và mặt nhăn nhó vì bị đau răng . Hỏi
* Vì sao bạn ấy bị đau răng ?
+Kết luận : Không chải răng nên vi trùng có trong miệng mới lên men thức ăn , sinh ra axít làm tan men răng và tạo thành lỗ sâu trên răng.
-Cho HS xem mô hình răng bị sâu.
Hoạt động 2: Diễn tiến của bệnh sâu răng 
- Giải thích cho HS nghe diễn tiến của bệnh sâu răng từ nhẹ đến nặng:Có 4 giai đoạn .
1.Sâu men : Không đau khó phát hiện.
2.Sâu ngà : Lỗ sâu tiến đến ngà răng.
3.Viêm tủy : Nhiễm trùng tủy , đau nhức.
4.Tủy chết và biến chứng của tủy.
Hoạt động 3:Cách dự phòng 
Hỏi: - Để tránh sâu răng , tránh đau nhức, các em phải làm gì?
Kết luận: Điều trị sớm răng sâu và nên đi khám răng định kỳ.
*Hướng dẫn HS rút ghi nhớ :
+ Vi trùng + Đường, bột –Axít – Sâu răng.
+ Răng có 3 phần : - Men răng, ngà răng, tủy răng.
Hoạt động 4 :Củng cố ,dặn dò:
-Cho HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
-Nhận xét tiết học
- Quan sát tranh trả lời
- Vì bạn ấy thường ăn bánh kẹo mà không chịu chải răng .
-Lắng nghe
- Quan sát
-HS vừa nghe vừa quan sát hình
-Xem hình 1
- Xem hình 2
- Xem hình 3
- Xem hình 4
-Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ăn bánh kẹo qùa vặt
-Nhắc lại nhiều lần
Vài em đọc –HS khác nhẩm theo:
Răng em đau nhức
Là do sâu răng
Em luôn nhớ rằng
“Đừng ăn quà vặt
Siêng năng chải răng”
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TLV – LT.C
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại động từ trong câu văn, đoạn văn.
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự không gian .
 - Giáo dục HS có ý thức dùng những động từ hay, có nghĩa khi nói và viết; dùng đúng từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành
Bài 1 :Cho HS làm nhóm , a:Phân biệt nghĩa hai từ sau : mơ ước, mơ mộng.
 b.Đặt câu với mỗi từ trên.
- Nhận xét – chốt lại ý đúng.
a. Mơ ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Mơ mộng : Say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, thoát li thực tế.
Bài 2:Cho HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở
+ Tìm động từ ( trong các từ in đậm) ở từng cặp câu dưới đây:
a. Nhân dân thế giới mong muốn có hòa bình.
- Những mong muốn của nhân dân thế giới về hòa bình sẽ thành hiện thực.
b. Đề nghị cả lớp yên lặng.
- Đó là đề nghị hợp lí.
- Nhận xet 1- chốt lại ý đúng.
Bài 3 : Cho HS kể lại câu chuyện đầy đủ ý nghĩa hơn với cốt truyện cho sẵn.
- Nhận xét .
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại thế nào là động từ?
- Nhận xét tiết học.
- 4 nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét – bổ sung.
b. Đặt câu : 
- Từ nhỏ, chú Phạm Tuân đã mơ ước trở thành phi công vũ trụ.
- Cậu chỉ được cái hay mơ mộng.
- Hai em ngồi cạnh nhau trao đổi và làm bài vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét – sửa sai.
- Nhân dân thế giới mong muốn có hòa bình.
Đề nghị cả lớp yên lặng.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên kể.
- Nhận xét.
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09.doc