TẬP ĐỌC: KÉO CO
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích,
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, .
- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TUẦN 16 Thứ Hai ngày 12 tháng 12 năm 2011 HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN TẬP ĐỌC: KÉO CO I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích, - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. Đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, ... - Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc. - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và THB: * Luyện đọc: - 3 HS đọc từng đoạn của bài. - HS đọc phần chú giải. - HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1? - Dựa vào phần đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co. + Đoạn 1 cho em biết điều gì ? - HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời. + Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? - HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời. - Ghi ý chính đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. * Đọc diễn cảm: - HS đọc bài - Hướng dẫn đoạn văn cần luyện đọc. - HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn văn và cả bài văn. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: - Trò chơi kéo co có gì vui ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát và lắng nghe. - 3 HS đọc theo trình tự. + Đoạn 1: kéo co bên ấy thắng. + Đoạn 2: Hội làng... người xem hội. + Đoạn 3: Làng Tích Sơn ...thắng cuộc - 1 HS đọc. - 2 HS đọc toàn bài. - HS lắng nghe. - HS đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi. + Đoạn 1 giới thiệu cách chơi kéo co. - Đoạn 2 giới thiệu về cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. + Lắng nghe và nhắc lại 2 HS. - HS đọc. Lớp đọc thầm, thảo luận và trả lời. - Kéo co là một trò chơi thú vị về thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. - HS đọc - HS luyện đọc theo cặp. - 3 - 5 HS thi đọc toàn bài. - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên. TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số. - Giải bài toán có lời văn - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - Lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - HS đọc đề bài. - HS tự tóm tắt và giải bài toán. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3(dành cho HS giỏi) - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài. lớp theo dõi nhận xét. - HS nghe giới thiệu. - 1 HS nêu yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài bạn, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc đề bài - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - HS cả lớp thực hiện. CHÍNH TẢ: KÉO CO I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng đoạn văn ; không mắc quá năm lỗi trong bài. - Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to và bút dạ, III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: - HS đọc đoạn văn. - Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ? * Hướng dẫn viết chữ khó: - HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Nghe viết chính tả: * Soát lỗi chấm bài: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: a/ HS đọc yêu cầu và mẫu. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có. - Nhận xét và kết luận lời giải đúng. - HS đọc các câu văn vừa hoàn chỉnh. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại một đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay một trò chơi mà em thích và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. + Diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng. - Các từ : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng, - HS đọc thành tiếng. - Trao đổi, thảo luận khi làm xong cử đại diện các nhóm lên dán phiếu của nhóm lên bảng. - Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có. - 2 HS đọc lại phiếu. Từ cần điền : nhảy dây - múa rối - giao bóng ( đối với bóng bàn, bóng chuyền ) - Thực hiện theo giáo viên dặn dò. BUỔI CHIỀU LỊCH SỬ : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng chống quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện: + Quyết tâm chống quân giặc của quân dân nhà trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên hồng, Hịch tướng sỹ, việc chiến sỹ thích vào tay 2 chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. + tài thao lược của các tướng sỹ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ đọng rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tấn công quyết liệt và dành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ trên sông bạch Đằng). - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PHT của HS. - Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : - Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê? - Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài : GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên. *Hoạt động cá nhân: - Cho HS đọc SGK từ “lúc đó..sát thát.” - GV phát PHT cho HS với nội dung Như SGV. - GV nhận xét, kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta. *Hoạt động cả lớp : - GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần xâm lược nước ta nữa”. - Cho cả lớp thảo luận: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ? ? KC chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? - Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này? * Hoạt đông cá nhân: GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. - GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này. 4. Củng cố : - Cho HS đọc phần bài học trong SGK. - Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông–Nguyên? 5. Tổng kết - Dặn dò: - Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng cảu dân tộc; chuẩn bị trước bài : “Nước ta cuối thời Trần”. - Nhận xét tiết học. - HS cả lớp . - HS hỏi đáp nhau - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần (đã trình bày trong SGK). - Dựa vào kết quả làm việc ở trên, HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần. - HS nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc. - Cả lớp thảo luận, và trả lời - Sau 3 lần thất bại, quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững. - Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc. - HS kể. - 2 HS đọc. - HS trả lời. - HS cả lớp. LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU: Rèn cho HS kỹ năng thực hiện kỹ năng tính chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số, tìm số trung bình và tính chu vi ,diện tích hình chữ nhật . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Soạn bài tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1 : tính a) 8750 : 35 23520 : 56 11780 : 42 b) 2996 : 28 2420 : 12 13870 : 45 Bài 2 : Giải toán Một máy bơm nước trong 1 giờ 12 phút bơm được 97200 lít. hỏi trung bình trong 1 phút bơm được bao nhiêu lít nước ? - HS đọc đề, nhận dạng toán, nêu cách thực hiện. - Cho HS làm vở bài tập. Bài 3 : - Một mảnh đất hình chữ nhật có nữa chu vi là 307 m. Chiều dài hơn chiều rông là 97 m. Hỏi chu vi, diện tích mảnh đất đó là bao nhiêu ? - Cho HS tìm hiểu đề, nhận dạng toán, nêu cách giải điển hình. - HS làm vở. - Chấm bài – nhận xét 3. Nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học. - Thực hiện vào bảng con. - 2 em ; -2-3 em đối đáp tìm hiểu đề. - Thực hiện giải cá nhân. - Thực hiện theo nhóm 2 em. - HS thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe. LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được một số từ nói về các trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sưu tầm dề bài. - bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1. Xếp tên các trò chơi dưới đây phù hợp với sự ưa thích của các bạn: a. Đá cầu, nhảy dây , cướp cờ, Thả diều, múa sư tử, rước đèn ông sao, bịt mắt bắt dê, đánh chuyền, trồng nụ trồng hoa, kéo co. 1. Trò chơi bạn nam ưa thích : 2. Trò chơi bạn nư ưa thích: 3. Trò chơi cả bạn nam và bạn nữ ưa thích : - GV chữa bài – củng cố Bài 2. Nối tên trò chơi với động tác cần thiết khi chơi. Đá cầu nhanh mắt Bịt mắt bắt dê nhanh chân Nhảy dây nhanh tay Đánh chuyền thính tai - GV chữa bài. Chốt lại lời giải đúng. 3. Nhận xét tiết học: - Nhận xét tiết học. - Về nhà sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ. - Chuẩn bị bài sau. - HS đọc đề bài. - HS làm bài. - Chữa bài – nhận xét. - HS đọc đề bài. - HS làm bài. - Chữa bài – nhận xét. - HS cả lớp ... ghi nhớ. - HS đặt các câu kể. - Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay. d. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Chia nhóm, yêu cầu HS tự làm bài. - Kết luận về lời giải đúng. Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung, tự làm bài - Gọi HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, sửa lỗi, diễn đạt và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi. - Về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà em thích nhất. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS viết các câu thành ngữ, tục ngữ. - 2 HS lên bảng đọc. - HS lắng nghe. - HS đọc câu văn GV viết trên bảng. - Thảo luận và trả lời câu hỏi. - Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để : + Giới thiệu về Bu - ra - ti – nô. + Miêu tả Bu - ra - ti – nô. + Kể lại sự việc liên quan đến Bu - ra - ti – nô. + Cuối mỗi câu có dấu chấm. + HS lắng nghe. - HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. + HS phát biểu bổ sung. + Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. + Cuối câu kể có dấu chấm. - 2 HS đọc. - HS đọc câu mình đặt. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động nhóm theo cặp. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc. Tự viết bài vào vở. - 5 đến 7 HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện. - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên. ĐỊA LÍ: THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nộ là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ). HS khá, giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, về đường phố...). - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN. - Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : - Người dân ở ĐB Bắc Bộ có những nghề thủ công nào ? - Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm. - Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Phát triển bài : Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ: *Hoạt động cả lớp: - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó: + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội . + Trả lời các câu hỏi: ? Hà Nội giáp với những tỉnh nào ? ? Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ? ? Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ? GV nhận xét, kết luận. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển: *Hoạt động nhóm: - HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý: + Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ? + Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) + khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố ) + Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội . - GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước: * Hoạt động nhóm: Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi : - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính trị. + Trung tâm kinh tế lớn. + Trung tâm văn hóa, khoa học. - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. GV nhận xét và kể thêm như SGV. 4. Củng cố : - GV cho HS đọc bài học trong khung. - GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài. 5. Tổng kết - Dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau: “Thành phố Hải Phòng”. - HS chuẩn bị. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát bản đồ. - HS lên chỉ bản đồ. - HS trả lời câu hỏi : + Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên. + Đường sắt, đường ô tô + Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường thủy - HS nhận xét. - Các nhóm trao đổi thảo luận. - HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát bản đồ. - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc bài. - HS chơi trò chơi. - HS cả lớp. KHOA HỌC : KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I. MỤC TIÊU: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... - Có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Hình minh họa SGK. Nước vôi trong, các ống hút nhỏ. - Học sinh: SGK Khoa học. Dụng cụ làm thí nghiệm. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ + Em hãy nêu một số tính chất của không khí? + Làm thế nào để có thể biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới * Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí. - GV chia nhóm, kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm. - Gọi HS đọc to phần thí nghiệm trang 66. - Yêu cầu các nhóm đọc kỹ cách làm thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không? - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. + Tại sao khi úp cốc vào 1 lúc nến lại bị tắt? + Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em hãy giải thích? + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết? - Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào? - GV kết luận. * Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. - GV chia nhóm, yêu cầu HS làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng và giải thích. - Gọi 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. - GV hỏi: Em biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc? * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 4, 5 SGK trang 67 thảo luận, TLCH: + Theo em, trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ? - GV kết luận. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập. - 2 HS lên bảng. - Chia nhóm. - Đọc. - Trong nhóm có ý kiến là đúng, có ý kiến là không đúng. - Làm thí nghiệm. - Hướng dẫn HS trả lời như SGV. - Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy. - Làm thí nghiệm. - Quan sát và thảo luận về hiện tượng xảy ra. - Trình bày: Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc. - Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật; Khi ta đun bếp; Khí thải của các nhà máy; Khói của ô tô, xe máy; Quá trình phân hủy rác thải;... - Quan sát, thảo luận và trả lời: - Hướng dẫn HS trả lời như SGV - Đọc. BUỔI CHIỀU TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc hoặc trò chơi của địa phương mình. - Nhận xét - Ghi điểm từng học sinh. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : - HS đọc đề bài. - Gọi HS đọc gợi ý. - Gọi HS đọc lại dàn ý của mình. Xây dựng dàn ý + Em chọn cách mở bài nào? - Hãy đọc mở bài của em ? - Gọi HS đọc thân bài của mình. + Em chọn kết bài theo hướng nào? + Hãy đọc phần kết bài của em ? Viết bài - HS tự viết bài vào vở. - GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS nào cảm thấy bài của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới. - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS thực hiện. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. - 1 HS đọc. - 2 HS đọc dàn ý. + 2 HS trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài dán tiếp. + HS giỏi đọc. + 2 HS trình bày: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. - Về nhà thực hiện theo lời dặn của GV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ÔN LUYỆN CÂU KỂ MỤC TIÊU: - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ. Sưu tầm đề bài. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: ? Thế nào là câu kể? - Nhận xét từng HS và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn dưới đây. Nói rõ tác dụng của các câu kể tìm được. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Theo Thanh Tịnh - Nhận xét, sửa lỗi, diễn đạt và cho điểm từng HS. Bài 2: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể? Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. Răng em đau phải không? Ôi, răng đau quá! Em về nhà đi. - Kết luận về lời giải đúng. 3. Củng cố – dặn dò: - Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu kể? - Về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà em thích nhất. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc đoạn văn GV viết trên bảng. - 2 HS cùng bàn thảo luận. - HS đọc yêu cầu và nội dung, tự làm bài - Gọi HS trình bày trước lớp. + HS phát biểu bổ sung - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS tự làm bài. - HS cả lớp thực hiện. - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên. HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI (Hoạt động ngoài trời)
Tài liệu đính kèm: