Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 23 đến tuần 35

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 23 đến tuần 35

Tập đọc

HOA HỌC TRÒ

 I. MỤC TIÊU:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư phù hợp với nội dung bài.

- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút tả tài tình của tác giả. Hiểu ý nghĩa của hoa phượng.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Một cành phượng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết

 ? Nêu nội dung chính của bài thơ

 B. Bài mới:

 - Giới thiệu bài

* HĐ1: Hướng dẫn đọc

 - 1HS đọc toàn bài

 - HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài

 - GV sửa lỗi về cách đọc

+ giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó trong bài: phần tử, tin thắm , vô tâm

 - HS luyện đọc theo cặp

 - GV đọc diễn cảm bài

 

doc 288 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 23 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
	I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư phù hợp với nội dung bài.
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút tả tài tình 	của tác giả. Hiểu ý nghĩa của hoa phượng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Một cành phượng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết
 ? Nêu nội dung chính của bài thơ
 B. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài
* HĐ1: Hướng dẫn đọc
 - 1HS đọc toàn bài
 - HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài
 - GV sửa lỗi về cách đọc
+ giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó trong bài: phần tử, tin thắm , vô tâm
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - GV đọc diễn cảm bài 
* HĐ2: Tìm hiểu bài
 ? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là " hoa học trò"
 ? Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt
	 ? Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian như thế nào
	* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
	 - 3 HS đọc nối tiếp ba đoạn của bài
	 - GV đọc mẫu bài.
	 - HS luyện đọc theo cặp.
Tiết 2:	Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về :
- So sánh 2 phân số.
- Tính chất cơ bản của phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
HĐ1: Củng cố kiến thức:
- HS nhắc lại các cách để so sánh các phân số (Cùng mẫu số, cùng 	tử số, so sánh phân số với 1...).
- Cách tìm các phân số bằng nhau. ( Tính chất cơ bản của phân số) HĐ2: Luyện tập.
- HS nêu yêu cầu nội dung các bài tập. Gv giải thích cách giải.
( Lưu ý HS BTb của BT4).
 ( Gợi ý để HS tách các số ở tử số và ở mẫu số để tính gọn hơn).
* HS làm BT – Gv theo dõi.
* Gv kiểm tra và chấm bài một số em – nhận xét.
* Chữa bài ở bảng.
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
Tiết 3:	Chính tả ( Nhớ - viết )
CHỢ TẾT
I.MỤC TIÊU: 
	- HS nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ “ Chợ Tết ”.
	- Làm đúng các bài tập ( Vở BT).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
	HĐ1: Giới thiệu bài viết – nêu y/c nội dung tiết học.
	HĐ2: HD HS nhớ – viết.	
	1. HS mở (SGK) – Gọi một HS đọc thuộc 11 dòng thơ cần viết chính tả.
	- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ.
	- Gv nhắc HS cách trình bày, chú ý những âm, vần dễ viết sai, chú ý các dấu trong bài.
	2. HS gấp SGK – nhớ lại 11 dòng thơ- tự viết bài.
	- HS tự khảo bài.
	- Gv chấm bài một số em – nhận xét bổ sung.
	HĐ3: HD HS làm bài tập chính tả:
	- HS đọc ND, y/c các bài tập – Gv nêu gợi ý cho HS cách làm bài.
	- Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét.
	- Gv bổ sung và chữa bài ở bảng.
	3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
Tiết 4:	Khoa học
ÁNH SÁNG
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
	- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
	- Xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền 	qua.
	- Làm thí nghiệm để chứng minh ánh sáng truyền qua đường thẳng.
	- Hiểu : Mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
II. CHUẨN BỊ : Đèn pin.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	HĐ1: Tìm hiểu:
	 Các vật tự phát sáng ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
	* HS quan sát hình 1,2 (SGK). và liên hệ từ nhận biết thực tế cuộc sống. 	Nêu được một số tự phát sáng và vật được chiếu sáng.
	* Ban ngày: Mặt trời ( vật phát sáng).
	- Vật được chiếu sáng : Nhà cửa, cây cối, ruộng vườn, gương.....
	* Ban đêm: Ngọn đèn điện ( chỉ có dòng điện chạy qua).
	- Vật được chiếu sáng : Mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng; 	cái gương, bàn ghế, nhà cửa.....)
	HĐ2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.
	- Tổ chức cho HS trò chơi và làm thí nghiệm ( SGV).
	=> Kết luận : Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
	HĐ3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật.
	- HS làm thí nghiệm (SGK). Nêu kết quả : Lớp nhận xét bổ sung.
	- Gv kết luận : Một số vật mà ánh sáng có thể truyền qua: Nhựa 	trong, thuỷ tinh.....
	HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào?
	- HS đọc mục 3 ( Tìm hiểu thí nghiệm) và trả lời các câu hỏi.
	=> Rút ra kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó 	truyền tới mắt. ( Lưu ý HS kích thước của vật và khoảng cách của 	vật tới mắt).
IV. CỦNG CỐ BÀI - NHẬN XÉT – DẶN DÒ. 
Buổi chiều
Tiết 1:	Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: 
	- Các công trình công cộng là tài sản chung của mọi người trong xã hội.
	- Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ.
	- Biết được những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
	HĐ1: Thảo luận nhóm : Tình huống (SGK).
	- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả : Lớp nhận xét bổ sung.
	Gv kết luận (SGV).-
	HĐ2: Thảo luận nhóm BT2 (SGK).
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả : Lớp nhận xét bổ sung.
	Gv nhận xét từng tranh : 
	Tranh 1,3 ( sai );	
	Tranh 2,4 ( Đúng ).
	HĐ3: Xử lý tình huống BT2 (SGK).
	- Các nhóm thảo luận theo từng nội dung.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung.
	Gv kết luận về từng tình huống (SGV).
	=> Rút ra bài ghi nhớ (SGK). 
	- Gọi HS đọc lại.
	HĐ4: HS làm BT4 ( Vở BT). Nêu các công trình công cộng có ở địa 	phương em.
	? Nêu ích lợi của từng công trình.
	- Gv củng cố và kết luận (SGK).
III. CỦNG CỐ – NHẬN XÉT – DẶN DÒ.
Tiết 2:	Hướng dẫn thực hành
LUYỆN VIẾT: HOA HỌC TRÒ
I.MỤC TIÊU : 
	- Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn 2 của bài .
 - Rèn luyện cách viết chữ đúng cỡ chữ , đúng mẫu chữ theo quy định 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Gv nêu yêu cầu tiếthọc 
	GV đọc đoạn viết, hai em đọc lại bài
	? Nêu nội dung bài văn 
 	 	*HĐ1: GV đọc bài, y/c HS viết 
 	 GV lưu ý HS cách trình bày bài viết, chú ý khi viết một số từ khó như: 	nỗi niềm, mát rượi, xoè, phơi phới. Chú ý viết hoa ở các chữ cái đầu câu. 
	 	GV đọc bài cho HS viết . 
 	 GV đọc bài HS soát lỗi và chấm bài tay đôi cho các em chú ý số HS 	viết yếu 	
	- HD HS cách chữa lỗi và chấm bài bạn, nhận xét bài viết của bạn 
	- GV chấm bài của các em viết yếu và tổ 1.
 	*HĐ2: HS nhắc lại các kiến thức vừa nhận biết qua bài viết 
III. CỦNG CỐ , DẶN DÒ.
	- Đối với những HS viết sai nhiều GV cần nắn lại nét chữ hoặc các dấu 	hoặc các âm HS hay nhầm lẫn. 
	- Y/c HS luyện viết ở nhà
Tiết	3:	Luyện Âm nhạc
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Tiết	4:	Luyện Mỹ thuật 
(GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY)
Tiết 1:	Thể dục
BẬT XA – TRÒ CHƠI “ CON SÂU ĐO ”
I. MỤC TIÊU:
	- Học kỷ thuật bật xa. Y/c HS biết cách thực hiện động tác.
	- Tổ chức trò chơi ‘Con sâu đo ”. Y/c biết cách chơi.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
	1. Phần mở đầu : 
	- HS ra sân tập hợp - Gv nêu y/c giờ học.
	- Khởi động tay, chân; chạy chậm quanh sân –Tập bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản :
	a. Bài tập rèn luyện thể dục cơ bản.
	- Học kỷ thuật bật xa..
	- Gv nêu tên bài tập – HD, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà ( tại chỗ ), cách bật xa ( Gv làm mẫu 2-3 lần)
	- Gọi 1 số HS khá lên thực hiện ( Bật thử).
	- HD HS luyện tập.
	- HD HS thao tác tập lấy đà và bật nhảy ( từ gần -> xa).
	( HS luyện tập lần lượt từng em theo thứ tự xếp hàng theo tổ )
	- Gv quan sát – sửa sai.
	b. Tổ chức trò chơi: “ Con sâu đo ”. 
	( Gv nêu tên trò chơi – HD cách chơi )
	- Tổ chức cho HS chơi.
	3. Phần kết thúc: 
	HS làm một sốp động tác thả lỏng, GV nhận xét và đánh giá tiết học.
III. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò.-
Tiết 2:	Toán
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập củng cố về: 
	- Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9 ; Khái niệm ban đầu của phân số; 	Tổ chức cơ bản của phân số; rút gọn phân số. Quy đồng mẫu số 2 	phân số, so sánh các phân số.
	- Một số đặc điểm của hình bình hành, hình chữ nhật.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	1. Kiểm tra : Cho HS lên bảng chữa BT4 (SGK).
	( Lưu ý HS : Có thể tách các tích số ở tử số hoặc mẫu số để được kết 	quả =1)
	2. HD luyện tập.
	HĐ1: Củng cố kiến thức:
	- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3 và 9.
	- Cách rút gọn phân số; các cách để so sánh phân số; quy đồng mẫu số.
	- Cách tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.
	HĐ2: Luyện tập.
	- HS nêu y/c BT- HD cách làm.
	( Lưu ý HS từng bước làm BT4: so sánh 2 phân số cùng tử số, sau đó 	lấy 1 trong 2 phân số có cùng tử số quy đồng mẫu số với phân số còn 	lại và so sánh tiếp, sau đó xếp theo thứ tự).
	- HS làm BT – Gv theo dõi.
	- Kiểm tra và chấm bài một số em – Nhận xét.
	- Chữa bài.
	3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
	Tiết 3:	 Luyện từ và câu
DẤU GẠCH NGANG
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
	- Sử dụng đúng dấu gạch ngang khi viết.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
	1. Giới thiệu bài.
	2. Phần nhận xét .
	a. HS đọc nội dung BT1.
	? Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
	- Gv ghi vắn tắt lên bảng.
	b. HS đọc y/c BT2.
	- Y/c suy nghĩ – Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng câu.
	- HS nêu kết quả- Lớp nhận xét . Gv bổ sung kết luận ( SGV).
	=> Rút ra phần ghi nhớ (SGK).
	- Gọi HS nhắc lại.
	3. Luyện tâp.
	- HS nêu y/c nội dung các bài tập- HD HS làm bài.
	- HS làm bài tập – Gv theo dõi.
	- Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét.
	Gv bổ sung và kết luận ( SGV).
	4. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò.
Tiết 4:	Lịch sử
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết : 
	- Các tác phẩm thơ, văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu 	biểu dưới thời Hậu Lê đó là : Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung 	khái quát của các tác phẩm, các công trình đó.
	- Thời Hậu Lê : văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước 	và phát triển rực rỡ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
	HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và nội dung của các tác phẩm 	văn 	thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
	- HS đọc và nghiên cứu bài (SGK). làm việc cá nhân.
	- GV kẻ bảng- HD y/c HS tìm các tác giả, tác phẩm và nội dung của 	các tác phẩm thơ văn tiêu biểu thời Hậu Lê.
	- HS nêu kết quả- Lớp nhận xét – Gv bổ sung kết luận (SGV).
	HĐ2: Tìm hiểu về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở 	thời Hậu Lê.
	- Gv dán phiếu (bìa) lên bảng, y/c HS tìm tác giả và công trình khoa 	học, còn nội dung Gv đã cung cấp sắp ở cột cuối.
	- HS thảo luận- Đọc SGK- nghiên cứu.
	- Nêu kết quả - Gv nhận xét bổ sung- ghi vào các cột ở phiếu.
	* HS nêu được sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê.
	=> Rút ra bài học (SGK).
	- Gọi HS đọc lại.
	3. Củng cố bài : HS củng cố kiến thức ( nêu kết quả ở vở BT).
	Nhận xét – dặn dò.
Buổi chiều
Tiết 1:	Luyện Tiếng Việt
CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO
I . MỤC TIÊU: 
 	 - Củng cố về chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể Ai thế nào
 	- HS biét cách tìm chủ n ... - Ôn tập về giải toán: Tổng - tỷ; Tổng- hiệu; Hiệu- tỷ; Tìm phân số của một số.
	* HS xem lại các bài tập đã làm trong VBT và vở luyện Toán.
	* GV Hướng dẫn HS cách làm bài thi như:
	- Đọc kỹ đề bài.
	- Làm nháp trước khi làm vào giấy thi.
	- Trình bày cẩn thận, tránh tẩy xoá,..
	- Các lưu ý khi vẽ sơ đồ ( Nếu có )
Buổi chiều	 Khoa học
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố hệ thống các kiến thức đã học giúp HS ôn tập chuẩn bị KTĐK.
	- Hướng dẫn HS cách làm bài thi trên giấy kiểm tra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. GV nêu yêu cầu tiết ôn tập:
	GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi bằng cách GV nêu câu hỏi, HS thảo luận 	và trả lời:
	1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn
	2. Cách chống ô nhiễm không khí : thu gom và xử lí phân, rác hợp lí giảm lượng 	khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi , khói đun bếp, bảo 	vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,.
	3. Một số biện pháp chống ồn :
	- Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng . 
	- Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai. 
	4. Vật dẫn nhiệt và cách nhiệt
	a. Vật dẫn nhiệt: Kim loại như đồng, bạc, vàng, 
	b. Vật cách nhiệt : Giấy, gỗ, báo, nhựa, ..
	5. Sơ đồ sự chuyển thể của nước
	Nước ở thể rắn
 Nước ở thể lỏng	 Nước ở thể lỏng
	Hơi nước
 6. Điều kiện để thực vật sống và phát triển: 
 Thực vật cần có đủ nước ,ánh sáng, không khí và chất khoáng thì mới sống và phát 	triển bình thường.
 7. Sơ đồ trao đổi khí trong quang hợp của thực vật:
 Hấp thụ	 Thải ra
 Khí các- bô- níc	 Khí ô-xi
 8. Sơ đồ trao đổi khí trong hô hấp của thực vật:
 Hấp thụ	 Thải ra
 Khí ô-xi	 Khí các- bô- níc
 9. Sơ đồ trao đổi thức ăn của thực vật và động vật
 Hấp thụ	 Thải ra
 Khí các- bô- níc	 Khí ô-xi
 Nước	 Hơi nước
 Các chất khoáng	 Các chất khoáng khác 
 10. Điều kiện để động vật sống và phát triển bình thường
 Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát 	triển bình thường.
 11. Sơ đồ trao đổi chất ở động vật
Động vật
Hấp thụ	Thải ra
Khí ô-xi	Động vật	Khí các- bô- níc
Nước	Nước tiểu
Các chất hữu cơ trong thức ăn	Các chất thải
 12. Chuỗi thức ăn là gì : Mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên . 	Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
 13. Sơ đồ về mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên
 Lá ngô	Châu chấu	Ếch
 Cỏ 	 Bò 	 Người
 Các loài tảo	 Cá	 Người
 * GV Hướng dẫn HS cách làm bài thi như:
 - Đọc kỹ đề bài.
 - Trình bày cẩn thận, tránh tẩy xoá,..
 - Các lưu ý khi vẽ sơ đồ ( Nếu có )
Địa lý
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố hệ thống các kiến thức đã học giúp HS ôn tập chuẩn bị KTĐK.
	- Hướng dẫn HS cách làm bài thi trên giấy kiểm tra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. GV nêu yêu cầu tiết ôn tập:
	GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi bằng cách GV nêu câu hỏi, HS thảo luận 	và trả lời:
	Câu 1: nêu các đặc điểm chính của các vùng đã học
Địa danh
Đặc điểm địa hình
Các dân tộc sinh sống
Lễ hội
Dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Dây là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, có nhiều thung lũng hẹp và sâu. 
Thái, Dao, Mông 
Hội chơi núi xuân, hội xuống đồng..
Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh,
Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng, Kinh, Tày, Nùng..
Hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,..
ĐB Bắc Bộ
ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là bờ biển.Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do phù sa sông Hồng bồi đắp nên.đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê ngăn lũ.
Kinh
Hội Lim, hội Chùa Hương, hội Gióng,..
ĐB Nam Bộ
ĐBNB nằm ở phía Nam của nước ta. Đây làg đồng bằng lớn nhất của nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần được cải tạo.
Kinh, Khơ -me, Chăm, Hoa.
Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ông,.
ĐBDH miền Trung
ĐBDH miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. 
Kinh, Chăm
Lễ rước cá Ông, lễ mừng năm mới, lễ hội Tháp Bà, các hoạt động văn nghệ, thể thao như múa , hát, bơi thuyền, 
	Câu 2: Nêu các đặc điểm tiêu biểu của một số thành phố đã học:
	a. Thành phố Hồ Chí Minh: Nằm bên sông Sài Gòn. Đây là thành phố và là 	trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước.Các sản phẩm công nghiệp của thành 	phố rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
	b. Cần Thơ: Cần Thơ nằm bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. 	Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học 	quan trọng. Đây là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng 	sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
	c.Huế: Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và từng là kinh đô 	của nước ta thời Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình 	kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
	d. Đà Nẵng:Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao 	thông 	ở ĐB duyên hải miền Trung. Đà Nẵng còn là trung tâm công nghiệp và là 	nơi hấp dẫn khách du lịch.
	e. Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ. 	Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xanh; rừng thông, thác nước và biệt thự. Đà Lạt là 	thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
	g. Hà Nội: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng 	chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.
	Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của 	nước ta.
	Câu 3: Nêu một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta:
	- Đánh bắt cá. 	- Khai thác muối
	- Khai thác dầu mỏ và khí đốt.	- Khai thác cát trắng.
	Câu 4: Vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta:
	- Điều hoà khí hậu 	.	
	- Cung cấp nguồn tài nguyên quí giá : dầu mỏ, khí đốt, muối, cát trắng, tôm cá và 	các loại hải sản quí hiếm khác như: ngọc trai ,đồi mồi , hải sâm,
	- Là nơi du lịch nghỉ mát.
	- Là đường giao thông quan trọng.
	* GV Hướng dẫn HS cách làm bài thi như:
	- Đọc kỹ đề bài.Trình bày cẩn thận, tránh tẩy xoá,.
Lịch sử
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố hệ thống các kiến thức đã học giúp HS ôn tập chuẩn bị KTĐK.
	- Hướng dẫn HS cách làm bài thi trên giấy kiểm tra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. GV nêu yêu cầu tiết ôn tập:
	GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi bằng cách GV nêu câu hỏi, HS thảo luận 	và trả lời:
	Câu 1: Tình hình nước ta cuối đời Trần
	- Vua quan ăn chơi sa đoạ. Những kẻ cóp quyền thế ngang nhiên vơ vét của nhân 	dân để làm giàu. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
Thái độ của nhân dân ta: 
	- Bất bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tỳ 	đã nổi dậy đấu tranh.
	- Một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 tên quan lấn 	át quyền vua, coi thường phép nước.
	Nạn ngoại xâm: Phía Nam, quân Chăm pa luôn quấy nhiễu, phía Bắc quân nhà 	Minh hạch sách đủ điều.
	Câu 2: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê:
	a. Tổ chức trường học: lập lại Quốc Tử Giám, xây dựng nhà Thái Học, xây dựng 	chỗ ở cho học sinh trong trường, mở thư viện chung cho toàn quốc.
	b. Người học : Trường thu nhận con cháu vua quan và con em thường dân nếu học 	giỏi.
	c. Nội dung học tập:Là giáo lý Nho giáo.
	d. Nền nếp thi cử: Cứ ba năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở 	kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn Tiến sĩ.
	Câu 3: Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê:
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông, Hội Tao đàn
Các tác phẩm thơ
Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.
Nguyễn Trãi
Ức Trai thi tập
Nói lên niềm tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
Lí Tử Tấn, Nguyễn Húc
Các bài thơ
Nói lên niềm tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
Câu 4: Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê:
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Ngô Sỹ Liên
Đại việt sử kí toàn thư
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
Nguyễn Trãi
Lam Sơn thực lục
Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi
Dư địa chí
Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của dất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân ta
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
Kiến thức toán học
Câu 5: Các sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê:
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 968
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Năm 981
Kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Năm 1075- 1077
Kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ hai
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
Lần 1: Năm 1258
Lần 2: Năm 1285 
Lần 3: Năm 1287- 1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
Năm 1428
Chiến thắng Chi Lăng
	Câu 6: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
	a. Nông nghiệp: Ban hành chiếu khiếu nông: Lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê 	phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
	b.Thương nghiệp: Đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để hai 	nước tự do trao đổi hàng hoá. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn 	bán.
	c. Giáo dục: Ban hành chiếu lập học. Cho dich sách chữ Hán ra chữ Nôm là chữ 	chính thức của quốc gia.
	Câu 7: Những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ 	quyền hành cho ai là:
	Các vua Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu. Bỏ chức tể tướng.Tự mình điều hành 	mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.
	Câu 8: Tổ chức quân đội nhà Nguyễn:
	Gồm nhiều thứ quân: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh.. Có các trạm ngựa nối liền 	từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
	Câu 9: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long năm 1786
	Câu 10: Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 
	* GV Hướng dẫn HS cách làm bài thi như:
	- Đọc kỹ đề bài.
	- Trình bày cẩn thận, tránh tẩy xoá,..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 den 35 L4.doc