Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2012

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2012

Tiết 2:

TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

-KT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

-KN: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

+ HS: SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: 
Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2012
Tiết 2:
TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục tiêu:
-KT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
-KN: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	- Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
+ HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2-3 hs đọc bài Ga-vơ- rốt ngoài chiến lũy và trả lời câu hỏi trong SGK.
Nhận xét -ghi điểm từng hs.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu nội dung bài học.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc cả bài.
-Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
-GV sửa lỗi phát âm đúng tên riêng Cô –péc-ních, Ga –li-lê. HD ngắt giọng cho từng HS.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu, HS chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? 
+ Ga-li-lê viết sách đề làm gì ? 
+Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
+Lòng dũng cảm của Cô–péc-ních và Ga–li–lê thể hiện ở chỗ nào ?
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
- HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài 
-Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người thân câu chuyện trên.
-2-3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi SGK 
-Quan sát và lắng nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 1.
+ HS trả lời –lớp bổ sung nhận xét 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô–péc–ních đã chứng minh ngược lại 
+ Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc –ních .
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội.
+Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán của Chúa Trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ .
-Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
+3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 2-3 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
Tiết 4:
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- KT:	- Biết cách thực hiện các phép tính với phân số .
- Biết cách giải bài toán có lời văn. 
- KN: Làm thành thạo các bài tập 1, 2, 3. HSG bài 4.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Phiếu học tập.
+ HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.KTBC: 
 -Gọi 2 HS lên bảng giải BT.
 -Kiểm tra BT về nhà của một số HS.
 -GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Nêu mục đích yêu cầu bài học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: HD HS chọn phép tính đúng khi làm bài. 
 -Yêu cầu HS kiểm tra rồi trình bày kết quả.
 -GV chữa bài – nhận xét.
Bài 2:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở. 
 -HS tự làm theo cách thuận tiện nhất. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: 
 -GV yêu cầu HS đọc -GV yêu cầu HS làm bài, HD HS chọn MSC hợp lí.
 -GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4 : GV yêu cầu HS đọc, GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
Bài 5: HS nêu các bước giải và giải bài toán theo HD của GV.
 - Hs làm bài .
 -GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng giải theo y/c của GV 
-HS đem BT theo yêu cầu của GV 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS đọc bài và tính kết quả.
-3 HS lên bảng giải – lớp làm vào vở 
-HS nhận xét 
a. sai b. sai c. đúng d. sai 
-HS đọc bài, 1 HS lên bảng – lớp làm vào vở HS tính theo mẫu. 
-Nhận xét- chữa bài .
Đáp án 
a/ ; b/ ; c/ 
-1 HS lên bảng làm bài
-HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét 
a/ 
Tương tự HD HS tính câu b ,c
-1 HS lên bảng làm bài, 
-HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét
Bước giải:
+Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. 
+Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước. 
-HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét.
+cách giải :
+Tìm số cà phê lấy ra lần sau 
+Tìm số cà phê lấy ra cả hai lần 
+ Tìm số cà phê còn lại ở trong kho.
-HS cả lớp 
Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tiết 1:
TẬP ĐỌC: CON SẺ
I. Mục tiêu
 - KN: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung. Bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm .
 - KT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ già.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2-3 hs đọc bài: Dù sao trái đất vẫn quay và trả lời câu hỏi: 
+Lòng dũng cảm của Cô-péc –níc và Ga –li- lê thể hiện ở chỗ nào? 
- Nhận xét -ghi điểm từng HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu nội dung bài học.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc cả bài.
-Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trên đường đi con chó thấy gì ? Nó định làm gì ?
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi ? 
+Hình ảnh con sẻ mẹ lao từ trên cây xuống đất để cứu con được miêu tả như thế nào?
+Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì?
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ? 
-HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài 
-Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người thân câu chuyện trên.
- 2-3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Quan sát và lắng nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-Luyện đọc theo Gv hướng dẫn.
-1HS đọc
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 1.
+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
+ Đột nhiên một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
+ Con sẻ già lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, nhảy hai, ba bước về cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con, .
+Đó là sức mạnh tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên.
+Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người phải cảm phục. 
-Vài hs nêu nội dung của bài.
+ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ già.
+3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
-2-3 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3-5 hs thi đọc diễn cảm.
-HS cả lớp.
Tiết 2
TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 3
Tiết 3:
TOÁN T: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các phép tính với phân số .
 - Biết cách giải bài toán có lời văn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. : 3 - : 3 +
b. : x +: 2
 Bài 2: Tìm x :
a. x: = : b. : x x = 
Bài 3: Tổng của hai phân số là , hiệu của hai phân số là . Tìm hai phân số đó.
Bài 4: Tích của hai phân số tối giản có mẫu số khác 1 là . Tìm tổng của hai phân số đó.
 * Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
HS tự làm bài.
Hai HS lên bảng chữa bài.
GV củng cố về cộng, trừ, nhân, chia phân số
HS tự làm bài, GV chấm bài một số HS.
HS tự làm bài sau đó chữa bài
- GV HD, HS làm bài vào vở.
Tiết 4:
 TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu
 - KT: HS thực hành viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK.
 - KN: Bài viết đủ ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên, rõ ràng.
II. Chuẩn bị
+ GV:	-Bảng lớp ghi đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật 
-Mở bài: + Giới thiệu bao quát cây cối .
-Thân bài: + Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
-Kết bài: + Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
+ HS: chuẩn bị một số ảnh một số cây cối . -Bút – giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
 1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích yêu cầu bài học:Tiết học hôm nay thầy sẽ cùng các em viết hoàn chỉnh một bài văn miêutả cây cối.
 b.Hướng dẫn gợi ý đề bài: 
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài -lớp theo dõi
-Gọi HS nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả 
-HS đọc thầm bài 4 đề bài – chọn 1 trong 4 đề mà mình thích.
+ Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em (mở bài theo cách gián tiếp) 
+Đề 2: Hãy tả một cái cây mà do chính tay em vun trồng. (kết bài theo kiểu mở rộng)
+ Đề 3: Hãy tả loài hoa mà em thích nhất. (mở bài theo cách gián tiếp)
+ Đề 4 : Hãy tả một luống rau hoặc vườn rau . (kết bài theo kiểu mở rộng)
-GV nhắc nhở HS nên lập dàn ý trước khi viết hoặc tham khảo bài viết trước và làm vào giấy kiểm tra. 
-GV thu chấm nhận xét 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét chung về bài làm của HS. 
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
-1HS đọc thành tiếng. HS lớp theo dõi.
+ 2 hS trình bày dàn ý.
-HS dọc thầm đề bài 
+HS Suy n ... hĩ, hướng dẫn hs chuyển câu kể: Nhà vua hoàn kiếm lại cho Long vương thành câu khiến theo 4 cách nêu SGK. 
-HS làm bài và phát biểu ý kiến. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận về lời giải đúng.
*Phần ghi nhớ: 
-Gọi 2-3 hs đọc nội dung Ghi nhớ SGK
-Yêu cầu 2 HS lấy ví dụ minh họa.
*Phần luyện tập :
Bài 1: 
-1 HS đọc yêu cầu của BT1
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp phối hợp với ND SGK.
-GV phát giấy –mời hs viết 1 câu kể trong BT1. 
-Gọi HS nối tiếp đọc kết quả – chuyển thành câu khiến.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
-Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời và làm vào vở.
-Gọi HS nối tiếp nhau báo cáo.
-GV khen ngợi những HS đặt câu đúng.
Bài 3-4 : 
-Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. 
-GV lưu ý : đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị mong muốn.
-HS nối tiếp nhau đặt câu – làm vào vở và trình bày kết quả.
-GV chốt ý – nhận xét 
3.Củng cố – dặn dò 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS làm lại bài, về nhà học bài viết vào vở 5 câu khiến, chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. 
-HS khác nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng 
-Lớp đọc thầm trao đổi theo cặp trả lời.
-Chốt lời giải đúng 
Cách 1 :
Nhà vua
hãy (nên, phải, đừng, chớ )
hoàn gươm lại cho Long vương 
Cách 2 : 
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long vương 
đi./thôi./ nào. 
Cách 3 :
Xin/ mong 
nhà vua hoàn kiếm cho Long vương.
Cách 4 :GV cho hs đọc lại nguyên văn câu kể trên, chuyển câu đó thành câu khiến chỉ nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS đọc.
- 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm 
- HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu. 
-Viết vào phiếu. 
- HS phát biểu – lớp bổ sung nhận xét. 
- HS đọc bài – lớp đọc thầm 
- HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu viết vào vở 
-HS phát biểu – lớp bổ sung nhận xét 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập, thực hiện tương tự BT trên.
-Đọc câu của mình, HS khác nhận xét.
Tiết 8:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói – nghe : 
+ KT:	 -Chọn được câu chuiyện đã tham gia( hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm, theo gợi ý trong SGK.
 	-Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng thành một câu chuyện.
-Lới kể tự nhiên, chân thực , kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
-Hiểu được nội dung chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
+ KN: Kể chuyện hay hấp dẫn.
II. Chuẩn bị 
+ GV:	-Đề bài viết sẵn trên bảng lớp- tranh ảnh ( sưu tầm ) 
 	-Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài kể chuyện.
+ HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
-Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm .
- Nhật xét về HS kể chuyện và cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Tiết kể chuyện lần trước, các em đã giới thiệu với các bạn câu chuyện về lòng dũng cảm. Hôm nay, các em được kể về lòng dũng cảm của những người có thực đang sống xung quanh các em.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
-Phân tích đề bài: Dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia).
*Gợi ý kể chuyện : Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 1-2-3-4 .
-Lớp theo dõi SGK, HS chọn 1 trong 2 và 3, 4. 
-GV gợi ý thêm một số câu chuyện về lòng dũng cảm – hs tham khảo – Hd HS kể theo hướng đó.
 * Kể trong nhóm:
-Gọi HS đọc lại dàn ý trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
-Nhận xét HS kể, HS hỏi và ghi điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS kể trước lớp.
-Lắng nghe .
-1HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc nối tiếp thành tiếng các gợi ý - Lớp đọc thầm.
+Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện cụ thể mà em đã chứng kiến hoặc tham gia 
-1HS đọc.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
-Bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người KC lôi cuốn nhất.
Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2012
Tiết 4:
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. 
 - Tính được diện tích hình thoi.
II. Chuẩn bị
GV: SGK.
HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Diện tích hình thoi
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2.Bài mới 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi 
- Yêu cầu HS củng cố kĩ năng tính nhân các số tự nhiên
- GV kết luận
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
Bài tập 4
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
-Giúp HS nhận dạng hình các đặc điểm của hình thoi
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- HS sửa bài
- HS nhận xét
-HS tự làm bài
-HS đọc kết quả bài làm
-HS nhận xét
-HS giải
 Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ): 2 = 70 (c)
 Đáp số : 70 c
-HS đọc kĩ đề bài
-HS xem hình SGK
-HS thực hành trên giấy
Tiết 5:
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu
 - HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,  ). Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài văn theo sự hướng dẫn của GV.
 - HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. 
 - Biết tham gia sữa lỗi chung; biết sữa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
 -Thấy được bài văn hay .
II. Chuẩn bị
- GV: Bút – giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp 
- HS: Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi ( chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 -GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
 b.Hướng dẫn nhân xét về kết quả bài làm 
 -GV viết đề bài lên bảng 
 -Gọi HS nhắc lại 
 -Nêu nhận xét 
 -GV nêu một số ưu điểm bài viết cuả Hs 
 Xác định đúng đề bài ( tả cây cối), kiểu bài 
(miêu tả); bố cục; ý, diễn ý, sự sáng tạo; chính tả hình thức trình bày bài văn, 
 -GV nêu những HS viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần mở bài, kết bài hay 
+Những thiếu sót hạn chế. Nêu một vài VD cụ thể, tránh nêu tên Hs.
+ Thông báo điểm số cụ thể 
-Gv trả bài cho Hs
1.HD HS chữa bài 
-HD HS chữa lỗi :
-GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc. -Giao việc cho các em :
+ Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
+ Viết những lỗi vào phiếu học tập trong bài làm theo từng loại ( lỗi chinh tả, từ, câu, diễn đạt, ý và sửa lỗi )
 + Đổi bài làm, đổi phiếu bạn bên cạnh để soát lỗi. Soát lại những việc sửa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra hs làm việc 
2. HD chữa lỗi chung :
+ GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
+ Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. HS trao đổi bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu ( nếu sai). HS chép bài vào vở.
3. HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay 
-GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay (hoặc ngoài lớp sưu tầm được)
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
4 . Củng cố dăn dò :
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
-HS đọc lại đề bài 
-HS lớp theo dõi lắng nghe 
-HS lắng nghe 
-HS lắng nghe 
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- HS theo dõi 
- Thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-Trao đổi thảo luận, rút kinh nghiệm.
Tiết 5:
Tiếng việt : Luyện tập tóm tắt tin tức
1)Mục tiêu : Giúp HS ôn tập củng cố về tóm tắt tin tức 
 Viết tin nhắn một cách thành thạo 
2) Hoạt động dạy học :
Bài 1 :Em hãy tóm tắt tin tức sau bằng 1 hoặc hai câu :
Hội thi chó quốc tế
 Một hội thi lớn nhất dành cho loài cún trên khắp thế giới vừa đợc tổ chức vào tháng 3/2005 ở Bớc-min- ham ,miền Trung nớc Anh . Cuộc thi kéo dài trong 4 ngày .Ban giám khảo đã phải cật lực để chấm thi cho hơn 21.000 "thĩ sinh " bốn chân ,dại diện cho 178 giống chó khác nhau trên khắp nớc anh .trong đó có 723 "thí sinh ' ngoại đến từ 26 nớc . có tất cả 35 màn thi mà các chú cúm phải trải qua . Nào thi chạy ,thi trang điểm đẹp , thi khả năng hiểu chủ ,thi cứu ngời bị nạn ,thi đánh hơi bom mìn .
 (Báo Nhi đồng )
Bài 2:
 Em hãy viết một tin về hoạt động của lớp em để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
Bài 3: Đọc đoạn mở bài sau và ghi tên kiểu mở bài cho phù hợp :
 Từ xa nhìn lại ,trờng em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát .Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặng .Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp .Nhưng to nhất ,đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường . 
Bài 4: Em hãy viết đoạn mở bài bằng cách gián tiếp để miêu tả một cây bóng mát theo gợi ý: 
 Giới thiệu tên cây ,xuát xứ của cây , vị trí của cây , giới thiệu thông qua tình cảm của em hoạc của người khác đối với cây .
3)Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học .
 -Bài 4 nếu HS nào cha làm xong thì về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài .
Tiết 6,7:
TOÁN: CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN SỐ.
I. Mục tiêu: - Thực hiện các phép tính với phân số một cách thành thạo.
 - Biết cách giải bài toán có lời văn. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm:
Cho các phân số: 
Các phân số trên viết theo thứ tự tăng dần là:...................................................
b. Trong các phân số trên , các phân số bé hơn 1 là:....................................
c. Trong các phân số trên , các phân số lớn hơn 2 là:....................................
Một bể chưa có nước, nếu vòi thứ nhất chảy một mình thì sau 12 giờ sẽ đầy bể, nếu vòi thứ hai chảy một mình thì sau 18 giờ sẽ đầy bể. Hỏi khi trong bể đã có bể nước và cho hai vòi cùng chảy vào bể thì sau bao nhiêu giờ sẽ có bể nước.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27(2).doc