Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học An Lập

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học An Lập

TẬP ĐỌC

Tiết 65: Vương quốc vắng nụ cười

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

 - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

 - Có ý thức học tập tốt.

 - Ngồi học đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, bảng phụ.

 HS: SGK TV 4

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới.

a. HĐ 1: Luyện đọc:

 - HS đọc bài và chia đoạn.

 - HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài. GV kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài, sửa lỗi phát âm cho học sinh.

 - HS luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài, rút ra cách đọc.

 - GV đọc lại bài văn.

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Sáng	tập đọc 
Tiết 65: Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
 	- Hiểu nội dung bài: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
	- Có ý thức học tập tốt.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, bảng phụ.
 	HS: SGK TV 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Luyện đọc:
	- HS đọc bài và chia đoạn.	
	- HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài. GV kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài, sửa lỗi phát âm cho học sinh.
	- HS luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài, rút ra cách đọc. 
	- GV đọc lại bài văn. 
b. HĐ 2: Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau:
	+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện cười ở đâu? 
 (ở nhà vua, ở quan ngự uyển, ở chính mình)
	+ Vì sao những chuyện ấy lại buồn cười? 
 (vì những chuyện cười đầy bất ngờ và trái với tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính hạt cơm, quan coi vườn ngự uyển lại dấu quả táo đang cắn dở trong túi áo)
	+ Bí mật của tiếng cười là gì?
 (Tiếng cười như có phép màu làm cho mọi gương mặt đều rạng ngời, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.)
	- HS nêu nội dung chính của bài. GV nhận xét và ghi bảng.
c. HĐ 2: Luyện đọc diễn cảm 
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
	- HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn.
	- HS luyện đọc theo nhóm, thi đọc diễn cảm.
	- GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- GVnhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết 33: Dành cho địa phương (tiết 2)
Làm vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Thực hành làm vệ sinh môi trường.
 	- Có ý thức tham gia làm vệ sinh trong trường, đường làng, vệ sinh trong đền Vua Bà.
	- Có thói quen giữ vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học 
- Các dụng cụ lao động vệ sinh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ
	- Kể tên một số biển báo giao thông mà em đã được học?
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Tìm hiểu vì sao tham gia làm vệ sinh môi trường
- GV hỏi HS lí do em tham gi làm vệ sinh môi trường là gì?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV
- GV nhận xét và kết luận.
* Kết luận: Muốn cho môi trường của chúng ta luôn sạch đẹp thì mọi người dân không phân biệt già trẻ lớn bé đều phẩi có ỹ thức giữ vệ sinh môi trường chung và đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm...
b. HĐ 2: HS thực hành làm vệ sinh môi trường.
 - Gv trập hợp lớp dưới sân trường và phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
 	+ Tổ 1 làm vệ sinh từ cổng trường ra đến đường vào trường.
 	+ Tổ 2 làm vệ sinh từ cổng trường vào đến đường vào chùa.
 	+ Tổ 3 quét dọn vệ sinh trong chùa
	- Các tổ nhận nhiệm vụ phân công và thực hiện dọn vệ sinh.
	- GV quan sát lớp và cùng tham gia làm vệ sinh
c. HĐ 3: Đánh giá kết quả
	- GV cùng lớp trưởng kiểm tra lại toàn bộ phần việc của các tổ.
	- GV nhận xétt buổi làm vệ sinh của từng tổ
	- GV nhận xét đánh giá chung, tuyên dương những tổ và cá nhân có ý thức tốt
	- HS thu dọn dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân.
3. Nhận xét, dặn dò: - Gv nhận xét chung, dặn HS về nhà tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện tốt việc làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Chiều lịch sử
Tiết 33: Tổng kết
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang - Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang - Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hâụ Lê, thời Nguyễn.
 	- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
	- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
	- Ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 	GV: Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học
	HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Thống kê lịch sử 
 	- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (được che kín phần nội dung ) 
 	- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê. VD:
 	+ Giai đoạn lịch sử đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
 	+ Giai đoạn này bắt đầu từ khi nào và kéo dài đến bao giờ?
 	+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
 	+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
 	- GV cho HS phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị, cho HS đọc lại 
 	- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác
	- GV kết luận chung.
b. HĐ 2: Thi kể chuyện lịch sử 
 	- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX 
 	- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về các nhân vật trên 
 	- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
 	- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên. 
 - GV kết luận chung
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn có ý thức học tập tốt. 
luyện từ và câu
Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – yêu đời
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Hiểu được nghĩa của từ lạc quan, biết xắp xếp đúng các từ có tiếng lạc thành hai nhóm có nghĩa, xếp các từ cho trước có tiếng quan thành 3 nhóm có nghĩa; biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan yêu đời, không nản chí trước khó khăn.
	- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ. 
 HS: vở BT TV, SGK TV 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1:
 	- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 	- GV gọi HS trình bày bài trên phiếu
 	- GV nhận xét và chữa bài:
 	* Kết quả: 
Câu
Nghĩa
Lạc quan là liều thuốc bổ
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp 
Chú ấy sống rất lạc quan 
Tình hình đội tuyển rất lạc quan
Có triển vọng tốt đẹp 
* Bài 2: 
 	- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 	- HS trình bày bày làm, nhận xét.
 	- GV nhận xét và chấm chữa bài.
 	* Kết quả: 
 	- Những từ trong đó lạc có nghĩa là vui mừng là: lạc quan, lạc thú
 	- Những từ trong đó lạc có nghĩa là rớt lại “sai”: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
* Bài 3
 	- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 	- HS trình bày bày làm, nhận xét.
 	- GV nhận xét và chấm chữa bài.
	* Kết quả: 
 	- Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại” là: quan quân
 	- Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem” : lạc quan.
 	- Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó” : quan hệ, quan tâm.
* Bài 4: - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 4 để giải thích câu thành ngữ.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và kết luận chung.
 	* Kết quả: Sông có khúc người có lúc: Gặp khó khăn là chuyện thường tình không nên nản chí.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Sáng	khoa học
Tiết 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 	- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
 	- Có ý thức học tập tốt.
	- Ngòi học đúng tư thế.
ii. đồ dùng dạy học 
 	GV: Hình trang 130, 131 SGK
 	HS: SGK khoa học, bút chì, giấy A4
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: 
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong TN
* Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
* Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK và thực hiện yêu cầu:
	+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
	+ Nói về ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
 - GV giảng cho HS hiểu, nếu các em không trả lời được câu hỏi trên GV có thể gợi ý: Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên. Trong hình 1 trang 130:
+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
	- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
	+ “Thức ăn” của cây ngô là gì?
	+ Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
b. HĐ 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
* Cách tiến hành: 
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi: 
	+ Thức ăn của châu chấu là gì? (Lá ngô)
	+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì? (Cây ngô là thức ăn của châu chấu)
	+ Thức ăn của ếch là gì? (Châu chấu)
	+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì? (Châu chấu là thức ăn của ếch).
	- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
	- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
	- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
	- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
	- Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, KL chung.
	- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Chính tả (nhớ – viết)
Tiết 33: Ngắm trăng – Không đề
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhớ – viết đúng bài chính tả. Biết trình bày hai bài thơ ngắn theo hai thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ và thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n
	- Có ý thức viết bài, rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
	- Ngòi học, ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 	GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. 
 	HS: Vở CT, vở BT TV, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết.
	- HS đọc hai bài chính tả Ngắm trăng và Không đề. 
	- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài chính tả, viết các một số từ khó vào bảng con.
	- Cho học nhắc lại dung của hai bài viết: Hai bài thơ nói lên ti ...  dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
b. HĐ 2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
	- HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:
	+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
	+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
	+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
	+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
	- HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
	- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
	- GV cho HS kể về những loại hải sản (cá, tôm, cua...) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
 	- GV nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. VD: đánh bắt cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khi vận chuyển trên biển....
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều khoa học
Tiết 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 	- Thể hiện được mói quan hệ về thức ăn giữa sinh vật khác bằng sơ đồ.
 	- Có ý thức học tập tốt.
	- Ngồi học đúng tư thế.
ii. Đồ dùng dạy học
 	GV: Hình trang 132, 133 SGK
 	HS: giấy A4, bút chì
iii. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
a. HĐ 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Tiến hành: 
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132 SGK thông qua các câu hỏi:
	+ Thức ăn của bò là gì? (Cỏ)
	+ Giữa bò và cỏ có quan hệ gì? (Cỏ là thức ăn của bò)
	+ Phân bò được phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ? (Chất khoáng)
	+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? (Phân bò là thức ăn của cỏ)
	- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
	- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
	- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
	- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
	* KL: Phân bò cỏ Bò
b. HĐ2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên, nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Tiến hành:
	- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK và thực hiện yêu cầu:
	+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
	+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
	- HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo gợi ý trên.
	- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
	- GV gọi một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên.
	- GV giảng thêm: Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác.
	- GV yêu cầu cả lớp:
	+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn?
	+ Chuỗi thức ăn là gì?
	- HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét, KL:
 	- Những mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
 	- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố sinh vật liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Sáng Tập làm văn 
Tiết 66: Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Biết điền điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1).
	- Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện khi đã nhận được tiền gửi.
	- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
	- Ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, SGK 
 - HS: vở bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới.
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* Bài 1: 
	- Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- Gv treo tờ Thư chuyển tiền đã phô tô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền:
	+ Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điệ chuyển tiền về quê biếu bà . Như vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
	- GV lưu ý HS: Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước cột phải phía trên thư chuyển tiền là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện, các em lưu ý không ghi mục đó. Các em phải ghi đầy đủ nội dung ở mặt trước thư.
	- Gọi một HS khá đọc mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe.
	- Yêu cầu HS tự làm.
	- HS đọc thư của mình, các bạn nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: 
	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền 
	- Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận được tiền các em cần điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:
	+Số chứng minh thư của mình.
	+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình
	+ Kiểm tra lại số tiền
	+ Kí đã nhận được đủ số tiền gửi đến vào ngày tháng năm nào? tại địa chỉ nào?
3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau
Chiều	Tiếng việt (ôn)
Ôn: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức đã học về trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
 - Vận dụng kiến thức đã học làm được các bài tập theo yêu cầu.
 - Có ý thức học tập tốt.
 - Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Sách bài tập LTVC, bảng phụ.
 HS; Vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
 - GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
* Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau:
 a) Muốn đạt được kết quả tốt trong kì thi sắp tới, chúng ta phải cố gắng hơn nữa.
 b) Vì Tổ quốc, vì nhân dân, anh Nguyễn Văn Trỗi đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
 c) Để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng ta cần cố gắng lao động, học tập, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 d) Muốn có sức khoẻ dồi dào, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.
 - HS tự làm bài vào vở BT rồi trình bày bài, lớp nhận xét. Gv nhận xét, KL:
 * Các trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu trên là:
 a) Muốn đạt được kết quả tốt trong kì thi sắp tới
 b) Vì Tổ quốc, vì nhân dân
 c) Để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
 d) Muốn có sức khoẻ dồi dào
* Bài 2: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào chỗ trống trong các câu sau:
 a) .................., em rất tích cực làm các bài tập toán, thường xuyên đọc bào Toán tuổi thơ.
 b) .................., trường em vừa sửa chữa, nâng cấp các phòng học.
 c) .................., lớp em tổ chức một số buổi lao động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
 d) .................., em thường xuyên tham gia các buổi lao động tập thể, quét dọn đường làng, ngõ xóm.
 - HS trao đổi nhóm bàn rồi làm bài vào vở BT. 1 nhóm làm bài vào bảng phụ rồi đính bài, trình bày bài, nhận xét.
 - GV nhận xét, KL. VD: Các trạng ngữ cần điền là:
 a) Để học tốt môn Toán, 
 b) Để tạo điều kiện tốt cho việc dạy học
 c) Để hưởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
 d) Để góp phần làm trong sạch môi trường
* Bài 3: Viết đoạn văn nói về hoạt động làm sạch đẹ môi trường của học sinh lớp em, trường em. Trong đoạn văn có chứa trạng ngữ chỉ mục đích.
 - HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở BT.
 - một số HS trình bày bài, lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
Tiết 33: Kiểm điểm hoạt động tuần 33
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
* Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
	- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
	- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
	- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
	- Đánh giá xếp loại các tổ. 
	- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
	- Về học tập:
	- Về đạo đức:
	- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
	- Về các hoạt động khác.
	* Tuyên dương: 
	* Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
	- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
	- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
 - Tích cực ôn luyện chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra định kì lần 4.
3/ Nhận xét, dặn dò:
	- Nhắc nhở HS chuẩn sách vở, đồ dùng học tập cho tuần 34
An toàn giao thông
 Bài 3: Đi xe đạp an toàn
 ..................................................................
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Sinh hoạt
 Tiết 33 Kiểm điểm hoạt động tuần 33
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà.
Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương:
 Phê bình: 
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
- Đi học đều và đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, chuẩn bị ôn tập tốt cho KTĐK lần 3.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Tập đều đẹp bài thể dục 
- Chăm sóc tốt 4 bồn hoa được phân công và trồng cây ở khu vườn trường.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 34)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33(1).doc