Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 - Trường tiểu học Chánh Lộ

Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 - Trường tiểu học Chánh Lộ

MÔN: TẬP ĐỌC

 “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞi

 I/ MỤC TIÊU:

 + Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Biếtđọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

*GDKNS

+Kỹ năng xác định giá trị

+Tự nhận thức bản thân

+Biết đặt mục tiêu cho bản thân

 +Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

II/ CHUẨN BỊ :

 + Tranh minh hoạ.

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 - Trường tiểu học Chánh Lộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 07 tháng 11 năm 2011
MÔN: TẬP ĐỌC 
 “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞi
 I/ MỤC TIÊU:
 + Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Biếtđọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
*GDKNS
+Kỹ năng xác định giá trị
+Tự nhận thức bản thân
+Biết đặt mục tiêu cho bản thân
 +Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II/ CHUẨN BỊ :
 + Tranh minh hoạ.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên
+Nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ?
 GV nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới:
Bài tập đọc “Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi hôm nay sẽ giúp các em biết về một nhà kinh doanh - một mhân vật nổi tiếng trong lịch sử VN
GV treo tranh giới thiệu: Đây là ông chủ công ty Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là vua tàu thuỷ.
GV ghi đề lên bảng.
Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau. GV chú ý chữa sai phát âm cho HS
Gọi HS đọc chú giải.
Gọi HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu.(chú ýtoàn bài đọc chậm rãi)
Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
Hỏi: 
+Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+Trứoc khi chạy tàu thuỷ, ông đã làm những công việc gì?
+Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí?
+Đoạn 1 và 2 cho biết điều gì?
Gọi HS đọc đoạn 3và4
Hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
+ Thành công của ông trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu người nứoc ngoài là gì?
+Theo em nhờ đâu mà ông đã thắng trong cuộc cạnh tranh?
Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế?
Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công?
+Em hiểu người cùng thời là gì?
Nội dung chính của phần này là gì?
+ Nội dung chính của bài là gì?
Đọc diễn cảm
Gọi 4 HS đọc nối tiếp.
+ Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 2.
+ HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét ghi điểm.
+ HS thi đọc toàn bài.
GV nhận xét.
3 Củng cố, dặn dò:
Hỏi :+ Qua bài em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
Nhận xét tiết học.
3 HS đọc
1 vài HS trả lời.
HS nhắc lại đề.
+ HS đọc nối tiếp nhau
Đoạn 1 :Bưởi mồ côi.cho ăn học
Đoạn 2: Năm 21 tuổi.nản chí..
Đoạn3:Bạch Thái Bưởi Trưng Nhị.
Đoạn 3 :Chỉ trong .người cùng thời.
1 HS đọc.
2 HS đọc.
2 HS đọc.lớp đọc thầm
+Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹgánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
+Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn , sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in ,khai thác mỏ.
+Chi tiết : có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí.
+Bạch Thái Bưởi là người có chí.
2 HS đọc. cả lớp đọc thầm
+Mở vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+Đã cho người đến các bến tàu diễn thuýet. Trên mỗi tàu ông dán dòng chữ”Người ta đi tàu ta”
+Thành công là khách đi tàu của ông ngày càng đông..Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tàu cho ông.Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu kĩ sư giỏi trông nom.
+Nhờ ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người VN.
+ Đều mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc VN.
+ Là người dành được thắng lợi to lớn,lập những thành tích phi thường, mang lại lợi ích cho quốc gia.
+ Nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh.
+ Người cùng thời là những người sống cùng thời đại với ông.
+ Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
+Ca ngợi Bạch Thái bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.
+ Gọi HS nhắc lại ý chính.
+ 4 HS đọc.
+ HS luyện đọc.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
+2 HS thi đọc toàn bài.
MÔN: TOÁN 
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
 I /MỤC TIÊU: 
 + Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
 + Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
II / CHUẨN BỊ:
 + Bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
GV chấm một số vở. Nhận xét
2 Bài mới:
Giời học hôm nay, các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
GV ghi đề lên bảng.
GV viết lên bảng hai biểu thức:
4x(3+5)và 4x3+4x5.
GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
GV nêu:Vậy ta có:
4x(3+5) = 4x3 +4x5.
GV chỉ vào biểu thức 4x(3+5)và nêu: 4 là một số.(3+5)là một tổng.Vậy biểu thức4x (3+5)có dạng tích của một số(4) nhân với một tổng(3+5)
GV yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phảidấu bằng(=).
 4x3+4x5
GV nêu: Tích 4x3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4x (3+5) nhân với một số hạng của tổng (3+5). Tích thứ hai 4x5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4x (3+5) nhân với số còn lại của tổng (3+5).
Như vậy biểu thức 4x3+4x5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4x (3+5) với các số hạng của tổng(3+5).
GV hỏi: Vậy khi thức hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào?
GV: Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thứca nhân với tổng(b+c).
Biểu thức a x (b+c) có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?.
GV nêu: Vậy ta có: ax (b+c) = a xb + a xc
Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng
Luyện tập:.
Baì 1: Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
Hỏi Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?.
HS tự làm bài.
GV nhận xét
Hỏi: Nếu a=4, b =5, c= 2 thì giá trị của hai biểu thức a x ( b + c)và a xb + a x c luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số?
Bài 2:
Đề yêu cầu gì?
GV : Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng.
HS tự làm bài
GV: Trong hai cách trên , cách nào thuận tiện hơn?
GV viết lên bảng 3 8 x6 +3 8 x 4
HS làm theo hai cách
GV: giảng cho HS hiểu cách thứ 2 có dạng là tổng của hai tích. Hai tích này có chung một thừa số là 38 vì thế ta đưa biểu thức về dạng một số nhân với tổng của các thừa số khác nhau của hai tích.
HS làm tiếp 
Bài 3:
Hỏi:Giá trị của hai biểu thức này thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào?
+Có nhận xét gì về các thừa số của các tích?
Bài 4: Đề yêu cầu gì?
+ HS đọc bài mẫu.
Hướng dẫn HS tính nhanh một số nhân với 11.
+ GV nhận xét ghi điểm.
3 Củng cố, dặn dò:
+ HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số.
Nhận xét, dặn dò
 2 hs lên bảng.
HS nhắc lại đề.
1 HS lên làm cả lớp làm bảng con.
4 x (3+5) =4 x8 = 32.
4 x3 + 4x 5= 12+20 =32
Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
+ Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
HS viết: a x (b + c)
+ HS viết a xb + a x c.
+ HS viết và đọc lại công thức trên
+ HS nêu như phần bài học trong SGK
+ Tính giá trị rồi viết vào chỗ trống.
+ Biểu thức a x(b + c) và biểu thức a xb + a x c.
1 HS lên bảng lớp làm vở.
+ Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
+ Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
1 HS lên bảng lớp làm vở
+Cách 1 thuận tiện hơn.
HS làm: 38x 6+38 x4=228+152=380
38 x6 +38 x4 = 38 x (6+4)
 = 38 x 10= 380
+Giá trị của chúng bằng nhau.
+ Có dạng là một tổng(3+5) nhân với một số(4)
+ Là tổng của hai tích.
Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh
+ HS làm vào vở
MÔN : KHOA HỌC 
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
TRONG THIÊN NHIÊN
 I / MỤC TIÊU :
 + Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên dưới dạng 
 sơ đồ.
 + Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
 GDBVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
 II / CHUẨN BỊ :
 + Tranh minh hoạ.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1 / Kiểm tra bài cũ:
Hỏi:+Mây được hình thành như thế nào?
+ Hãy nêu sự tạo thành tuyết?
+ Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?
GV nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:
GV ghi đề lên bảng
Hoạt động 1:
Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
HS quan sát tranh1 gv treo
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
+Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
Gọi đại diện trình bày HS bổ sung.
Hỏi: Em nào có thểviết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
GV nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2:
Em vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ GV treo hình 2. HS quan sát và vẽ.
GV nhận xét nhóm vẽ đẹp, đúng.
Hoạt động 3:
 Trò chơi: Đóng vai.
Tâm và Tùng đi học về nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị chảy ra đường.Theo em câu chuyện giữa hai bạn diễn ra như thế nào? ..Hãy đóng vai của hai bạn đó.
GDBVMT:Chúng ta cần có những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường sống trong lành
GV nhận xét.
3 Củng cố, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương.Dặn về nhà vẽ laị sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
3 HS trả lời
HS nhắc lại đề
HS thảo luận nhóm
+ Sơ đồ vẽ(HS trả lời)
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng bay hơi , ngưng tụ, mưa của nước.
+ Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụlại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.
HS lên vẽ:
Mây đen ------- -Mây trắng
 Mưa Hơi nước
 NƯỚC
 HS hoạt động nhóm đôi.
Thảo luận và vẽ sơ đồ, tô màu.
+ Các đôi lên trình bày . 
Yêu cầu tranh phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ.
Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
 I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.
**GDKNS: 
Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà cha mẹ dành cho con cháu .
Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà ,cha mẹ .
Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
SGK; đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng. Bài hát: Cho con - nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 4’
 KT phần ghi nhớ ... ận xét tiết học chuẩn bị bài sau.
HS thực hiện phép nhân
89 x 16 , 78x 32
HS nhắc lại đề.
3 HS lên bảng.lớp làm vào vở
17 x 86 = 1462, 428 x 39 = 16692
2057 x 23 = 47311
+ Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính.
HS tự làm vào vở
HS làm vào vở.
Đáp số: 108 000 (lần)
HS làm bài 4
Đáp số: 166600 (đồng)
HS làm bài5
Đáp số: 570 (HS)
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (tt)
 I/ MỤC TIÊU:
 + Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
 + Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đắc điểm tính chất.
II/ CHUẨN BỊ: 
 + Bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
Đặt câu với từ:quyết tâm, qquyết chí.
Nói ý nghĩa của câu tục ngữ: Lửa thử vàng gian nan thử sức.
GV nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới:
Hỏi Thế nào là tính từ?
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
GV ghi đề lên bảng
Tìm hiểu ví dụ:
Bài1 :
Gọi HS đọc 
HS trả lời.
+Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
GV:Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh hoặc từ láy trăng trắng,từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
Bài 2:
Gọi HS đọc
Gọi HS phát biểu
GV: kết luậnCó 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
+Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+Thêm các từ rất, quá, lắm.vào trước hoặc sau tính từ.
+Tạo ra phép so sánh.
Hỏi:Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Cho HS nêu ví dụ
Luyện tập:
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu
GV nhận xét, kết lời giải đúng
HS trả lời.
Bài 2
1 HS đọc.
HS tự làm bài
Nhận xét
3.Củng cố 
Nhận xét tiết học
2 HS đặt câu.
1 HS trả lời
+Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm , tính chất của sự vật,hoạt động, trạng thái.
HS nhắc lại đề.
1 HS đọc
HS thảo luận nhóm đôi.
a-Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường.
b- Tờ giấy này trăng trắng:mức độ trắng ít.
c-Tờ giấy này trắng tinh:mức độ trắng cao.
+Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng, ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng, ở mức độ trắng cao thì dùng từ ghép trắng tinh.
1 HS đọc
HS trao đổi nhóm đôi.
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách;
+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng=rất trắng.
+Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn ,nhất với tính từ trắng=trắng hơn, trắng nhất.
2 HS đọc ghi nhớ.
Hs làm vở
Hs trình bày
MÔN: LỊCH SỬ 
 CHÙA THỜI LÝ
 I / MỤC TIÊU:
 Sau bài học HS nêu được:
 + Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Chùa là công trình kiến trúc đẹp, là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn 
 hoá của cộng đồng.
 + Mô tả được ngôi chùa,
 GDBVMT:Cần có ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha.Có hành vi thái độ đúng đắn, biết giữ gìn cảnh quan môi trường khi đến thăm chùa
 II / CHUẨN BỊ :
 Tranh minh hoạ, bảng phụ.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1 Kiểm tra bài cũ:
HS trả lời 2 câu hỏi cuối của bài trước
GV nhận xét.
2 Bài mới:
GV giới thiệu ghi đề lên bảng.
Hoạt động 1:
Đạo Phật du nhập vào nước ta
Yêu cầu HS đọc từ : Đạo Phật..thịnh đạt
Hỏi:+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giời và có giáo lý như thế nào?
+ Vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật?
GV tổng kết.
Hoạt động 2:
Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý:
HS thảo luận nhóm 6
Những sự việc nào cho biết dưới thời Lý , đạo Phật rất thịnh đạt?
+ Đại diện nhóm trả lời
GV kết luận: Dưới thời Lý đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo(tôn giáo của quốc gia)
Hoạt động 3:
Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân:
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời:
+Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của dân ta như thế nào?
GD
+ Khi đến thăm chùa thời Lý em cần phải làm gì để bảo vệ cảnh quan của ngôi chùa?
Hoạt động 4:
Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý
Các tổ trưng bày các tranh ảnh sưu tầm đượcvề các ngôi chùa thời Lý.
HS lần lượt trình bày thuyết minh .
GV nhận xét tuyên dương
3 Củng cố, dặn dò:
+ Theo em những ngôi chùa thời Lý còn lại đến ngày nay có giá trị gì đối với văn hoá dân tộc ta?
+ Em biết gì về sự khác nhau giữa chùa và đình?
GV nhận xét , dặn dò bài sau.
2 HS trả lời.
HS nhắc lại đề.
1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
+ Đạo Phật du nhập vào nước ta rất sớm. Đạo khuyên người ta phải biết thương yêu đồng loại , biết giúp đỡ, người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật.
+ Vì giáo lý của đạo Phật rất phù hợp với lối sống và cách nghĩ của dân ta nên được dân ta tiếp nhận và nghe theo.
HS thảo luận nhóm
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
+ Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031 triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà văn, là nơi tế lễ của đạo Phật, và cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã,. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp vui chơi.
Giữ vệ sinh môi trường,không bẻ cây..
HS trưng bày tư liệu sưu tầm được
Nếu không có tư liệu HS mô tả cảnh chùaMột Cột, chùa Dâu
Luyện tập TV/12/2
Chủ điểm:CÓ CHÍ THÌ NÊN
 I/ MỤC TIÊU:Giúp HS củng cố về:
1- Củng cố về các chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Có chí thì nên, MRVT: Trung thực ,tự trọng.
2-HS biết viết đoạn kêt bài mở rộng dựa vào kết bài không mở rộng 
3- Gd HS chăm chỉ học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Bảng phụ, vở thực hành.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra VTH của HS
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết luyện tập.
 b/ Dạy bài mới:
* Hoạt động 1:Làm bài tập 1:
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
-Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi từ 7-10 phút để hoàn thành bài tập.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các cặp nối tiếp nêu đáp án của nhóm mình.
- GV kết luận ý đúng để HS ghi bài vào vở.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành bài tập.
- HS làm bài cá nhân
 Nghĩa
 Tục ngữ
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
Sống trong sạch
Gặp khó khăn không nản chí
a)Môi hở răng lạnh
x
b)Máu chảy ruột mềm
x
c)Đói cho sạch rách cho thơm
x
d)Thua keo này gầy keo khác
x
e) Lá lành đùm lá rách
x
g)Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
x
h)Giấy rách phái giữ lấy lề
x
i)Thất bại là mẹ thành công 
x
* Hoạt động 2:Làm bài tập 2:
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
 - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ.
 - HS thảo luận nhóm 4 từ 7-10 phút để xếp các truyện vào nóm thích hợp. 
 * Bước 2: Làm việc cả lớp
 -Gv tổ chức cả lớp nhận xét và đánh giá
-HS trình bày kết quả trước lớp.
Những truyện có kết bài ko mở rộng
 	 	 - Dế Nhỏ và Ngựa Mù.-
 	 - Can vua.
 	 	 - Ông lão nhân hậu
.
Những truyện có kết bài mở rộng
 - Bài kiểm tra kì lạ
 - Hai tấm huy chương
 - Những vết đinh.
 - Tiếng hát buổi sơm mai
. - Đồng tiền vàng
4- Củng cố:
- Gv cho HS đọc lại một vài đoạn văn viết tốt.
- GDHS chăm chỉ học tậpđể đạt kết quả tốt trong học tập
Luyện tập Sử Dịa
CHÙA THỜI LÝ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I/ MỤC TIÊU:Học xong bài này, HS biết:
Lịch sử
 - Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 - Chùa là công trình kiến trúc đẹp
 Địa lý
-Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông.
-Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
-Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.,tranh ảnh về đền, chùa thời Lý
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên:
* Phần Lịch sử :
Bài 1/16 
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Theo dõi hoạt động, nhận xét, sửa sai.
Bài 2/16
- Quan sát tranh và làm bài
- Theo dõi , giúp đỡ hoạt động, nhận xét, sửa sai .
Bài 3,/17
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Theo dõi hoạt động, chấm vở 10 em, nhận xét, sửa sai
* Phần Địa lí :
Bài 1/23 
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Theo dõi hoạt động, nhận xét, sửa sai.
Bài 2/23
- Điền từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp.
- Theo dõi , giúp đỡ hoạt động, nhận xét, sửa sai .
Bài 3,/24
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Theo dõi hoạt động, chấm vở 10 em, nhận xét, sửa sai.
Hoạt động của học sinh :
- 1 em đọc yêu cầu của đề. Một số em nối tiếp nhau nêu câu trả lời .
- Cả lớp nhận xét ghi vào vở bài tập.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
- Cả lớp lập nhóm đôi,tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành bài tập.
- Một số nhóm trình bày . Cả lớp theo dõi, góp ý đúng.
- Cả lớp hoạt động cá nhân, thực hiện hoàn thành bài tập.
- 10 em hoàn thành xong sớm nộp bài.
- Cả lớp nghe nhận xét, sửa sai.
- 1 em đọc yêu cầu của đề. Một số em nối tiếp nhau nêu câu trả lời .
- Cả lớp nhận xét ghi vào vở bài tập.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
- Cả lớp lập nhóm đôi, hoàn thành bài tập.
Đồng bằng Bắc Bọ có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển. Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nươc ta.
- 2-3 nhóm trình bày . Cả lớp theo dõi, góp ý đúng.
- Cả lớp thực hiện ghi nội dung vào sách bài tập .
- Cả lớp hoạt động cá nhân, thực hiện hoàn thành bài tập.
- 10 em hoàn thành xong sớm nộp bài.
- Cả lớp nghe nhận xét, sửa sai.
 4- Củng cố, dặn dò:
 - Dặn về nhà sửa lỗi sai ở SBT. - Chuẩn bị bài mới
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
 I . MỤC TIÊU:
 - Đánh giá hoạt động tuần 12
 - Vạch kế hoạch tuần 13 
 II. LÊN LỚP:
1)Tổng kết hoạt động tuần 12
Lớp trưởng báo cáo
Các tổ bổ sung ý kiến
GVCN nhận xét chung:
 + Đa số thực hiện đúng nội quy của lớp
 + Đi học đúng giờ
 + Giữ gìn thân thể sạch sẽ, tác phong đúng quy định.
 + Duy trì việc đọc báo
 + Tồn tại trong tuần:
- Một số em còn đùa nghịch khi trời mưa.
- Tập thể dục xuống sân còn chậm, đùa nghịch trong khi tập, đứng chưa đúng vị trí.
 2.)Kế hoạch tuần 13
 -Nâng cao kết quả học tập bằng cách học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện truy bài lẫn nhau trước giờ vào lớp.
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập 
- Thực hiện rèn chữ giữ vở đúng quy định .
- Tham gia mua báo Đội. Đọc và làm theo báo Đội.
- Luyện viết đúng quy định.
- Thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam(vòng hoa điểm 10)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc