Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Diễn Cát

Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Diễn Cát

Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)

I- Mục tiêu :

-Phép nhân với các số có không quá 3 chữ số tích không quá 6 chữ số , phép chia các số tự nhiên có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số . Biết so sánh các số tự nhiên .

-Giải các bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên .

II - Đồ dùng dạy học .

-Bảng phụ , vở toán .

III Hoat động dạy học .

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Diễn Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
I- Mục tiêu : 
-Phép nhân với các số có không quá 3 chữ số tích không quá 6 chữ số , phép chia các số tự nhiên có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số . Biết so sánh các số tự nhiên .
-Giải các bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên .
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở toán .
III Hoat động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A Kiểm tra bài cũ : (5p’)
-Gọi HS chữa bài 4,5(163)
-Nhận xét cho điểm .
B Bài mới : (33p’)
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2- HD HS ôn tập :
*Bài 1 dòng 1,2(163)Làm phần a
-GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài 
GV chữa bài –củng cố cho HS về kỹ thuật nhân chia và cách đặt phép tính 
*Bài 2 (163)
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-GV chữa bài .YC HS giải thích cách tìm số chưa biết ? .
*Bài 4 cột 1(163)
-YC HS làm bài theo cặp .
-GVcho HS chữa bài .
-GV chốt kết quả .
*Bài 5(162)
-Gọi HS đọc đề 
-GV cho HS tự trình bày bài .
-Nhận xét chữa bài .
C Củng cố Dặn dò : (2p’)
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
BTVN : 1 b (163)
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-3HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
-HS làm bài , HS đổi vở kiểm tra kết quả
 ....
-2HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
40 x X =1400 X : 13=205
X =1400 :40 X = 205 x 13
X =35 X = 2665
-HS làm bài .
3 HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
Đổi vở kiểm tra kết quả .
-HS làm bảng , lớp làm vở 
Giải Số lít xăng cần tiêu hao để ô tô đi được QĐ dài 180km là :180:12=15(l)
Số tiền dùng để mua xăng là :
 7500 x 15 = 112500 (đồng )
 Đáp số : 112500 đồng 
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười 
I- Mục tiêu :
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chận rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật .
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II - Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ : (5p’)
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài: Con chuồn chuồn nước, 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung .
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét 
- Nhận xét và cho điểm từng HS 
ii- dạy học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
 - HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1: Ngày xửa ngày xưa..về môn cười.
+ HS2: Một năm trôi qua.. học không vào .
+ HS3: Các quan nghe vậy.. ra lệnh. 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải và tìm hiểu nghĩa của các từ khó .
 - 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải, các HS khác đọc thêm .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối .
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Toàn bài đọc với giọng diễn cảm, chậm rãi.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài .
 - Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn .
- HS nêu các từ ngữ:mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn ch... 
- GV hỏi: 
- HS trao đổi với nhau và trả lời: 
Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ? 
+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười .
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? 
+ Nhà vua cửa một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười . 
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì? 
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười
- Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng .
- Gọi HS phát biểu về kết quả của viên đại thần đi du học .
+ Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì ... 
+ Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này? 
+ Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường . 
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó ? 
+ Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào . 
+ Em hãy tìm ý chính của đoạn 2 và 3 ? 
+ Đoạn 2 nói về việc nhà vua cử người đi du học bị thất bại .
- Gọi HS phát biểu 
+ Đoạn 3: Hy vọng mới của triều đình.
- GV kết luận ghi nhanh lên bảng . 
+ Phần đầu của truyện vương quốc vắng nụ cười nói lên điều gì? 
+ Phần đầu của truyện nói lên cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt . 
- Ghi ý chính lên bảng.
- 2 HS nhắc lại ý chính .
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS đọc truyện theo hình thức phân vai 
 - Đọc và tìm giọng đọc .
- Gọi HS đọc phân vai lần 2 . 
- 4 HS đọc bài trước lớp .
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3 .
+ Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc .
+ GV đọc mẫu .
+ Theo dõi GV đọc .
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4 HS 
4 HS ngồi 2 bàn trên dưới luyện đọc theo vai . 
- Tổ chức cho HS thi đọc .
HS thi đọc diễn cảm theo vai (2 lượt).
+ Nhận xét, cho điểm từng HS
+ 3 HS thi đọc toàn bài . 
III- Củng cố - dặn dò: (2p’)
+ Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ ntn ? 
+ Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại phần đầu câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả
Vương quốc vắng nụ cười 
I- Mục tiêu : 
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưa trên những mái nhà trong bài Vương quốc vắng nụ cười . 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô/ơ.
II - Đồ dùng dạy học .
Bài tập 2a hoặc 2b viết vào giấy khổ ta (đủ dùng theo nhóm 4 HS).
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ: (5p’)
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ ở BT 2a , b.
- HS thực hiện yêu cầu
- Gọi 2 HS dưới lớp đọc lại 2 mẩu tin Băng trôi hoặc Sa mạc đen.
- Nhận xét và cho điểm .
ii- dạy - học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn .
 - 1 HS đọc thành tiếng .
- Hỏi: + Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì ? 
+ Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười . 
+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đấy rất tẻ nhạt và buồn chán ? 
+ Những chi tiết: mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa ở đã tàn, toàn gương mặt rầu rĩ, héo hon. 
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm, luyện đọc, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ : vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài, 
c) Viết chính tả
d) Thu, chấm bài, nhận xét
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2
 a/- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm .
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu .
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu . Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Đọc bài, nhận xét. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng . 
- Đáp án: vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức - xin lỗi - sự chậm trễ .
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện .
- 1 HS đọc thành tiếng . 
b/- Tiến hành tương tự a)- .
 - Lời giải: nói chuyện - dí dỏm - hóm hỉnh - công chúng - nói chuyện - nổi tiếng . 
iii- Củng cố - dặn dò: (2p’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại các câu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một .. thế kỉ hoặc Người không biết cười và chuẩn bị bài sau . 
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011.
 Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
I- Mục tiêu :
 - Tính được giá trị biểu thức chứa hai chữ.
- Thực hiện được các phép tính cộng , trừ , nhân , chia các số tự nhiên .
- Giải các bài toán liên quan đến phép tính với các số tự nhiên .
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở toán .
III Hoat động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A Kiểm tra bài cũ : (5p’)
-Gọi HS chữa bài 1(163)
-Nhận xét cho điểm .
B Bài mới : (33p’)
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2- HD HS ôn tập :
*Bài 1 a(164)Làm phần a
-Gvyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài 
GV củng cố về cách tính giá trị biểu thức .chứa chữ . 
*Bài 2 (164)
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-GV chữa bài .YC HS nêu thứ tự thực hiện phép tính ? .
*Bài 4 (164)
-Gọi HS đọc đề –GV HD 
-YC HS làm bài .
-Gvcho HS chữa bài .
-GV chốt kết quả .
C Củng cố Dặn dò : (2p’)
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
BTVN : 1 b , 5(164)
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-1HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
-HS làm bài , 
 a) Với m=952 ; n= 28 thì 
m+n=952+28=980 m-n= 952-28=924
mxn=952x28=26656 m:n =952 : 28=34
-4HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
-HS đổi vở kiểm tra kết quả .
- HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
Giải : Tuần sau cửa hàng bán được số m vải là : 319 + 76 = 395 (m)
Cả 2 tuần cửa hàng bán được số m vải là :
 319 + 359 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong 2 tuần là
x 2 = 14 (ngày )
Trung bình 1 ngày bán được số m vải là :
 714 : 14 = 51 (m)
 Đáp số : 51m 
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I- Mục tiêu : 
- Hiểu tác dụng,đặc điểm, ý nghĩa của trang ngữ chỉ thời gian trong câu.
- Xác định được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu BT1 .
- Thêm đúng trạng ngữ chỉ thời gian cho phù hợp với nội dung từng câu BT2.
II - Đồ dùng dạy học .
- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần nhận xét.
- Bảng phụ viết sẵn BT1 phần luyện tập.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ: (5p’)
- Yêu cầu 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, xác định trạng ngữ .
- 2 HS đặt câu trên bảng
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
- Nhận xét.
ii- dạy học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài
2- Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tìm trạng ngữ trong câu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ vào SGK.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV dùng phấn màu gạch chân dưới trạng ngữ.
- Trạng ngữ: Đúng lúc đó.
Bài 2
- Hỏi: Bộ phận trạng ngữ: Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
+ Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu
- Kết luận: Bộ phận trạng ngữ bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu để xác định thười gian diễn ra sự việc nêu trong câu
- Lắng nghe
Bài 3,4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- 4 ... ài tập 1,2 viết vào bảng phụ.
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ: (5p’)
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Nhận xét trả lời của HS.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xứt và cho điểm từng HS.
ii- dạy học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài
2- Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- HS nêu: Trạng ngữ: Vì vắng tiếng cười bổ sung ý nghĩa chỉ nguyên nhân cho câu.
 Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười trả lời cho câu hỏi Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng?
- Kết luận: Trạng ngữ vì vắng tiếng cười là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó dùng để giải thích nguyên nhân của sự việc vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Lắng nghe.
3- Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần ghi nhớ trong SGK. HS cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS đặt cầu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. GV sửa chữa, nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp.
- 3 HS tiếp nối đọc câu của mình trước lớp, ví dụ:
+ Nhờ siêng năng, Bắc đã vươn lên đầu lớp.
+ Tại lười học nên bạn ấy bị lưu ban.
+ Vì không mang áo mưa nên Lan bị cảm.
4- Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c) Tại Hoa mà tổ không được khen.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng?
- Nhận xét và chữa bài cho bạn (nếu sai).
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài
a. Vì học giỏi, Namđược cô giáo khen.
b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c. Tại mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu HS dưới lớp làm vở.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bạn đặt câu trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận câu đúng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu mình đặt
- Nhận xét, khen ngợi HS đặt câu đúng, hay.
III- Củng cố - dặn dò: (2p’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
và đặt 3 câu có dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Kể chuyện
Khát vọng sống
I- Mục tiêu : 
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khát vọng sống BT1 Bước đầu kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện BT2.Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện BT3
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II - Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ trang 136, SGK
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ: (5p’)
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia
- 2 HS kể chuyện
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
ii- dạy học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn kể chuyện.
a) GV kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc nội dung mỗi bức tranh.
- GV kể chuyện lần 1
Giọng kể thong thả, rõ ràng, vừa đủ nghe.
- Quan sát, đọc nội dung
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạvà đọc lời dưới mỗi tranh.
+ Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?
+ Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương, anh mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua.
+ Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ.
+ Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng.
+ Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một minh như vậy?
+ Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày.
+ Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực như thế nào?
+ Anh bị con chim đầm vào mặt, đói xé ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫm. Anh phải ăn cá sống.
+ Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công?
+ Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết.
+ Tại sao anh không bị sói ăn thịt?
+ Vì nó cũng đói lả, bị bệnh và yêu ớt.
+ Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng được con sói?
+ Nhờ nỗ lực, anh dùng chút sức lực còn lại của mình để bóp lấy hàm con sói.
+ Anh được cứu sống trong tình cảnh như thế nào?
+ Anh được cứu sống khi chỉ có thể bò được trên mặt đất như một con sâu.
+ Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?
+ Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được sự sống.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. HS nào cũng được tham gia kể.
- 4 HS tạo thành một nhóm. HS kể tiếp nối trong nhóm. Mỗi HS kể nội dung 1 tranh.
c) Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- 2 lượt HS thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- Gọi HS kể toàn chuyện
- 3 HS kể chuyện.
- GV gợi ý, khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho điểm những HS đạt yêu cầu.
III- Củng cố - dặn dò: (2p’)
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
 Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số
I- Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về :
-Phép cộng , phép trừ phân số .
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng trừ phân số .
-Giải các bài toán liên quan đến tìm giá trị phân số của một số .
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở toán .
III Hoat động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A Kiểm tra bài cũ : (5p’)
-Gọi HS chữa bài 4 (167)
-Nhận xét cho điểm .
B Bài mới : (33p’)
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2- HD HS ôn tập :
*Bài 1(167)
-Gvyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài tập –Nêu cách cộng trừ phân số ...GV chữa bài 
*Bài 2 (167)
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
*Bài 3 (167)
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu 
-Cho HS tự làm bài –HS chữa bài .
-GV nhận xét .
C Củng cố Dặn dò : (2p’)
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
BTVN : 5(167)
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-HS làm bài .
-HS nghe và trả lời câu hỏi : 
-HS theo dõi bài chữa của GV và đổi vở kiểm tra bài của bạn .
-HS làm bài .
-3HS làm bảng -HS lớp làm vở .
-HS giải thích cách tìm X của mình .
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài
trong bài văn miêu tả con vật
I- Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành BT1.
- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật BT2,3.
II - Đồ dùng dạy học .
- Giấy khổ to và bút dạ
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
i- Kiểm tra bài cũ: (5p’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
ii- dạy học bài mới: (33p’)
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
-Hỏi: Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả.
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả.
 + Kết bài mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài.
- Gọi HS phát biểu
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?
+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
+ Kết bài:Qủa không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học?
+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
+ Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?
+ Mở bài trực tiếp: Mùa xân là mùa công múa.
+ Kết bài không mở rộng bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
* Chữa bài tập: 
- Đọc bài, nhận xét bài của bạn.
- Gọi HS làm bài tập vào giấy khổ to dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng HS nhận xét, sửa chữa cho từng em.
- Nhận xét, cho điểm từng HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn mở bài.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
III- Củng cố - dặn dò: (2p’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
SINH HOẠT LỚP 
Tuần 32
I.Muùc tieõu:
-ẹaựnh giaự keỏt quaỷ hoaùt ủoọng tuaàn 32.
-Noọi dung, keỏ hoaùch tuaàn 33.
II.Caực hoaùt ủoọng daùy – hoùc: 
1.OÅn ủũnh toồ chửực.
-Yeõu caàu caỷ lụựp haựt baứi do caực em thớch .
2.Nhaọn xeựt chung tuaàn qua.
*ẹaựnh giaự coõng taực tuaàn 32:
-Yeõu caàu caực toồ baựo caựo keỏt quaỷ hoùc taọp vaứ coõng taực khaực trong tuaàn.
-Yeõu caàu lụựp trửụỷng baựo caựo tỡnh hỡnh chung caỷ lụựp .
-Nhaọn xeựt ủaựnh giaự chung hoaùt ủoọng tuaàn 32. Khen nhửừng em coự tinh thaàn hoùc taọp toỏt vaứ nhửừng em coự coỏ gaộng ủaựng keồ ủoàng thụứi nhaộc nhụỷ nhửừng em coứn vi phaùm (khoõng laứm baứi, queõn ủoà duứng hoùc taọp )
-Nhaọn xeựt chung.
3.Keỏ hoaùch tuaàn 33: 
-Tieỏp tuùc thi ủua chaờm soực caõy vaứ hoa theo khu vửùc quy ủũnh.
-Thửùc hieọn ủuựng quy cheỏ lụựp hoùc. 
4.Cuừng coỏ, daởn doứ:
-Nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32 lop 4 Tuyet hay.doc