Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém.
- Tích hợp GDKNS: HS biết lắng nghe, trong gia tiếp và trong thương lượng.(Câu 3)
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tuần 9 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Tập đọc Thưa chuyện với mẹ. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. - Tích hợp GDKNS: HS biết lắng nghe, trong gia tiếp và trong thương lượng.(Câu 3) 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi nội dung bài 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện đọc - GV tóm tắt nội dung bài. - GV chia đoạn. - GV chú ý sửa phát âm cho HS. - GV kết hợp giảng từ mới. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc. - Hát. - 1 HS đọc bài - 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài. - Bài văn gồm 2 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống. + Đoạn 2 : Phần còn lại - Học sinh tiếp nối đoạn lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. +Từ mới : chú giải - SGK - HS luyện đọc trong nhóm - 1 HS đọc toàn bài 3.3. Tìm hiểu bài. - HS đọc lướt đoạn 1. - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? - Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào. - Em hiểu"thiết tha" ? Tích hợp GDKNS: - Khi bị mẹ phản đối Cương đa làm gì? - Em đã gặp tình huống như thế chưa? Khi đó em đã làm gì? - Nêu nhận xét cách trò truyện giữa 2 mẹ con Cương về: + Cách xưng hô? + Cử chỉ của 2 mẹ con ra sao? - Cử chỉ của mẹ Cương? - Cử chỉ của Cương? - Đoạn 2 cho em biết điều gì? - Nội dung của bài là gì ? 3.4. Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu đoạn “Cương thấy... đốt cây bông.” - Hướng dẫn cách đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài. - Liên hệ, giáo dục HS . - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. - Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. - Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. - HS đọc thầm đoạn 2. - Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. - Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha. - Gần gũi, ấm áp, dễ thuyết phục - Thảo luận nhóm đôi, nối tiếp trình bày: -VD: Khi bị mẹ phản đối Cương đã khéo léo thuyết phục được mẹ - HS suy nghĩ cá nhân, nối tiếp trình bày. - Nhận xét. - Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái. + Cử chỉ lúc trò chuyện: thân mật tình cảm . - Cử chỉ của mẹ: xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. - Cử chỉ của Cương: mẹ nêu lý do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha. - Cương đã thuyết phục và được mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng. - Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. + 2 học sinh đọc nối tiếp bài và nêu lại cách đọc. - HS theo dõi. - HS đọc bài theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - Một HS đọc lại nội dung bài. Toán Hai đường thẳng vuông góc. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Nhận biết biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau. 2. Kĩ năng: Dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc. Làm được bài tập1, 2, 3. 3. Thái độ: Giáo dục HS tích cực, tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Ê-ke, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : 2. Bài cũ: - Nêu miệng bài 3. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng. - Cho HS quan sát - 1 HS nêu A B c d + Cho HS đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì? - Hình ABCD là hình chữ nhật. - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì? - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc vuông. - GV nêu và thực hiện: Nếu kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM; kéo dài BC thành đường thẳng BN lúc đó ta được hai đường thẳng như thế nào với nhau? - Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tại C. - Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì? - Là góc vuông - Các góc này có chung đỉnh nào? - Chung đỉnh C. - Cho HS kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc. VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen. - GV hướng dẫn cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. + Vẽ đường thẳng AB + Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD. - HS quan sát GV làm mẫu. C A O B D - Cho HS thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. - 1 H lên bảng vẽ. - Lớp vẽ vào nháp. 3.3. Luyện tập: Bài số 1(50) - Bài tập yêu cầu gì? - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra. - Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không. - Cho HS nêu miệng - Nhận xét - tuyên dương. - HS nêu miệng: + Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. Bài số 2(50) - Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD. - GV nhận xét - ghi điểm. - HS quan sát hình trong SGK và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - CD và DA là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. Bài số 3(50) - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét. Bài số 4:( Dành cho HS Khá, giỏi) Cho HS tự làm bài - GV chữa bài chốt kết quả đúng. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. a. Góc đỉnh E và góc đỉnh D là góc vuông. Ta có AE ; ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau ; CD, DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở, chữa bài a) ABAD; ADDC b) AB khôngBC; BC khôngCD 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về làm bài 3 ý b và chuẩn bị bài sau . ============================================== Thứ ba ngày 23 tháng10 năm 2012 Tập đọc Điều ước của vua Mi - đát. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật( lời xin, khẩn cầu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). 3. Thái độ: HS biết ước mơ những điều giản dị mang lại hạnh phúc cho bản thân, cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : + Kiểm tra 1 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ, trả lời câu hỏi về nội dung của bài. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát tranh. Bức tranh vẽ gì? - Tại sao ông vua lại khiếp sợ như vậy ? Câu chuyện Điều ước của vua Mi - đát sẽ cho các em biết điều đó. 3.2. Luyện đọc - GV tóm tắt nội dung bài - GV chia đoạn. - GV chú ý sửa phát âm cho HS - GV kết hợp giảng từ mới - Hướng dẫn học sinh đọc đúng : Mi - đát, Đi- ô- ni- dốt, Pác- tôn - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Hát - 1 HS đọc bài. - Bức tranh vẽ cảnh một cung điện nguy nga, tráng lệ. Trứơc mắt ông vua là đầy những thức ăn đủ loại đều loé lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt. - 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài. - Bài văn gồm 3 đoạn. + Đoạn 1 : Từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa. + Đoạn 2 : Tiếp theo, lấy lại điều ước để cho tôi đựoc sống. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Học sinh tiếp nối đoạn lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. +Từ mới : Phép mầu, quả nhiên - 1 HS đọc, cả lớp đọc - HS luyện đọc trong nhóm - 2 nhóm đọc. - 1 HS đọc toàn bài 3.3. Tìm hiểu bài - Để tìm hiểu xem điều ước của vua Mi - đát là gì ? Điều ước đó được thực hiện như thế nào chúng ta chuyển sang phần tìm hiểu bài - Vua Mi-đát xin thần Đi- ô- ni- dốt điều gì ? cả lớp đọc thầm đoạn 1. - Gọi HS đọc câu hỏi - HS đọc thầm đoạn 1. - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời. - Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? - Xin thần mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng. - 1 HS nhận xét. - Gọi HS đọc câu hỏi - Thoạt đầu tiên điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời. - Vua bẻ thử 1 cành sồi, ngắt thử 1 quả táo, nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời. - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện - Để biết vì sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? Cả lớp đọc thầm đoạn 2 - Gọi HS đọc câu hỏi - Vì sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? - HS đọc thầm đoạn 2. - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời. - Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. - 1 HS nhận xét. - Đoạn 2 cho biết điều gì ? - Để biết vua Mi-đát đã hiểu được điều gì? cả lớp đọc thầm đoạn 2 - Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. - HS đọc thầm đoạn 3. - Gọi HS đọc câu hỏi - Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì? - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham. - 1 HS nhận xét. - Đoạn 3 cho biết điều gì ? - Gọi HS đọc lại ý các đoạn. - Chúng ta đã đi tìm hiểu ý của từng đoạn . Em nào có thể rút ra nội dung chính của bài nào? - Nêu nội dung chính của bài? - Gọi HS nhắc lại nội dung - Vua Mi-đát rút ra được bài học cho mình. - 1 HS đọc. - 1 HS trả lời. - Nội dung: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người - 1 HS nhắc lại. 3.4. Đọc diễn cảm - GV đọc mẫu đoạn “Mi-đát bụng đói cồn cào.. lòng tham.”Hướng dẫn cách đọc. - Gọi HS đọc - Yêu cầu HS đọc phân vai. - GV cùng HS nhận xét. - HS theo dõi, nêu cách đọc - 2 HS đọc - HS luyện đọc theo phân vai. 4. Củng cố : - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Liên hệ, giáo dục HS . - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò : - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. - Người nào có lòng tham như Mi- đát không bao giờ hạnh phúc. Toán Hai đường thẳng song song. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Có ... : Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học : 1. GV: - Thước kẻ và ê- ke. 2. HS: - Thước kẻ và ê- ke. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1 HS lên làm bài 2. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. - GV hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm . - Cho HS vẽ hình chữ nhật có DC = 4cm DA = 2 cm. 3.3. Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm. - GV hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu lên bảng. - Lưu ý : Cách vẽ hình vuông tương tự vẽ hình chữ nhật. 3.4. Thực hành Bài 1 (54) : - Cho HS vẽ vào vở. - GV theo dõi và giúp đỡ học sinh. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chấm, chữa bài của HS. Bài 1 (55) : - Cho HS vẽ hình và làm bài vào vở. - GV theo dõi và giúp đỡ HS. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chấm, chữa bài của HS. 4. Củng cố: - GV nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về làm bài 3 T 55 và chuẩn bị bài sau . - 1 HS lên bảng làm bài - HS theo dõi các bước vẽ hình chữ nhật trên bảng. - Vẽ vào giấy hình chữ nhật ABCD có DC = 4 cm ; DA = 2 cm A B 2 cm D 4 cm C - HS theo dõi các bước vẽ hình chữ nhật trên bảng. A B 3 cm D C a. HS vẽ hình chữ nhật : chiều dài 5 cm , chiều rộng 3 cm. 3 cm 5 cm b. Chu vi hình chữ nhật : ( 5 + 3) x 2 = 16 (cm) - HS đọc yêu cầu và vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. a. HS vẽ vào vở hình vuông có cạnh 4 cm. b. Bài giải Chu vi hình vuông là : 4 x 4 = 16 (cm) Diện tích hình vuông là : 4 x 4 = 16 (cm2) Đáp số : 16 cm ; 16 cm2 Khoa học ôn tập: Con người và sức khỏe. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá... 2. Kĩ năng: Trả lời được các câu hỏi về các kiến thức đã học. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức, tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ. 2. HS: - Thanh phách để 2 nhóm chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : 2. Bài cũ: - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước? 3. Bài mới: 3.1.Hoạt động 1: Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Cách tiến hành: + Cho HS chơi theo đồng đội. - HS chia 2 nhóm - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. + Các đội nghe câu hỏi, đội nào có câu - HS nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi . trả lời sẽ gõ thanh phách vào nhau. Đội nào gõ thanh phách trước thì được trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. + Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi. - HS trao đổi thông tin từ bài học trước. - GV cho HS đọc lần lượt các câu hỏi và điều kiện cuộc chơi. - GV đánh giá và cho điểm. - HS chơi trò chơi. Các đội khác nhận xét - đánh giá. Câu 1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Lấy không khí, nước và thức ăn - Thải ra những chất thừa, cặn bã. Câu 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên. - Gồm 4 nhóm: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng. Câu 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá? - Bệnh thiếu đạm: Bị suy dinh dưỡng, thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù loà, thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ, biếu cổ, thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương. Cách phòng: nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lí, đến bệnh viện khám và chữa trị. - 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị. - Cách phòng: + Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh ca nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. Câu 4: Nên và không nên làm gì phòng tránh tai nạn đuối nước? - Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, các chum vại, bể nước phải có lắp đậy. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ... - GV tuyên bố điểm cho các đội. - Tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Củng cố: - GV nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị bài sau. Kĩ Thuật Khâu đột thưa (tiết 2). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 2. Kĩ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. HS khá, giỏi: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm ra. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh quy trình, mẫu đường khâu đột thưa. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định : 2. Bài cũ: - Nêu các thao tác khâu đột thưa? 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hoạt động 3: Thực hành - Mục tiêu: HS khâu được các mũi khâu đột thưa theo đúng quy trình. - Cách tiến hành:- Nhắc lại ghi nhớ. - 2 học sinh nêu - Để thực hiện khâu mũi đột thưa ta phải thực hiện qua mấy bước? - Qua 2 bước: + Vạch dấu đường khâu. + Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Cho học sinh thực hành - GV quan sát - hướng dẫn, nhắc nhở. - Lưu ý: Khi khâu cần cẩn thận không để kim cắm vào tay. Không trêu đùa nhau. - HS khâu mũi đột thưa trên vải. 3.3.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - Cách tiến hành: - Cho học sinh trưng bày sản phẩm. - GV đưa ra các tiêu chuẩn: + Đường khâu ở mặt trái tương đối thẳng. + Khâu ghép được 2 mép vải. + Các mũi khâu tươngđối bằng nhau và cách đều. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. - GV nhận xét - đánh giá chung. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Thực hành lại và chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau. - HS trưng bày sản phẩm. - HS theo dõi. - HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn GV đưa ra. Hoạt động tập thể Nhận xét tuần 9. I. Mục tiêu : - HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên. - Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 10. II. Nội dung: - Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Nhận xét : - Yêu cầu lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công. Tồn tại:.................................................... ................................................................. ................................................................. ................................................................. - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. 2. Kế hoạch : - GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần học 10. - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục, vệ sinh, luyện viết 15 phút đầu giờ... - Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. + Tuyên dương :...................................... + Phê bình :............................................. - Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và các nền nếp : học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ. - Thực hiện tốt các hoạt động của Đội : sinh hoạt chi đội, các hoạt động tập thể... - Chuẩn bị ôn tập cho đợt thi giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt. - Hưởng ứng đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Hoạt động ngoài giờ Trò chơi dân gian. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết các trò chơi dân gian. 2. Kĩ năng: Thực hiện chơi được các trò chơi dân gian đã chọn. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo tồn các trò chơi dân gian. II. Phương tiện: - GV: Dụng cụ chơi trò chơi. - HS: Que chuyền, đá nhỏ. III. Hoạt động dạy và học 1. Hát 2. Bài cũ: 1 HS nhắc lại nội dung: Ba đủ, một có. 3. Bài mới: GTB - GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận để nêu tên các trò chơi dân gian. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. - HS hoạt động nhóm thảo luận nêu tên các trò chơi dân gian vào giấy. - Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. + Trò chơi dân gian như: Chơi chuyền, ô ăn quan, kéo co, tung còn, nhảy bao bố, chơi đu,...... - GV cho HS chơi trò chơi kéo co và chơi chuyền, chơi ô ăn quan. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi. - GV theo dõi, nhắc nhở. - Lưu ý: Trong khi chơi chú ý chơi an toàn, không sô đẩy nhau. - HS theo dõi GV hướng dẫn trò chơi. - HS thực hành chơi trò chơi: Kéo co( 15 phút), chơi trò chơi: chơi chuyền, chơi ô ăn quan. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học tuyên dương những học sinh tham gia tích cực vào trò chơi. 5. Dặn dò: - Về nhà rủ các bạn cùng chơi. Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tài liệu đính kèm: