Bài soạn Tuần 15 - Lớp 4

Bài soạn Tuần 15 - Lớp 4

Tập đọc

Cánh diều tuổi thơ

I.Mục tiêu: Giúp HS :

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên.

-Hiểu được các từ ngữ trong bài và nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơI thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ long trên bầu trời.

-Giúp HS thêm yêu quí thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, bảng phụ

 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tuần 15 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Thứ 2 ngày 07 tháng 12 năm 2009
Chào cờ
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên.
-Hiểu được các từ ngữ trong bài và nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơI thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ long trên bầu trời.
-Giúp HS thêm yêu quí thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, bảng phụ
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ
H/ Em thích trò chơi nào? Tại sao?
-GTB
2.Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn ( 2 đoạn) .
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn (2,3 lượt) kết hợp đọc từ khó (mục đồng, sao sớm, huyền ảo, ) và giải nghĩa từ khó hiểu.
-Nêu giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Giúp HS chia đoạn (nếu cần).
- Giúp HS có cách đọc đúng, đọc hay.
- Khuyến khích HS tự phát hiện lỗi sai và giải nghĩa từ khó hiểu.
- Một số từ cần giải nghĩa: trầm bổng, dải Ngân Hà, 
- Dành đủ thời gian.
- Đọc mẫu (nếu cần).
3.Tìm hiểu bài
- Hoạt động cá nhân câu 1SGK (nếu khó khăn trao đổi cùng bạn).
- Hoạt động cặp đôi câu 2, 3 SGK.
-Suy nghĩ trình bày trước lớp câu 
 -Hoạt động lớp nêu nội dung bài.
 H/ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- Giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Dành đủ thời gian cho HS
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Tổ chức cho HS bày tỏ suy nghĩ.
- Nhận xét, KL (mục tiêu)
 4.Đọc diễn cảm 
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, nêu giọng đọc.
-Đọc diễn cảm từ đầu đến “những vì sao sớm”. 
-Đọc trước lớp – nhận xét, đánh giá
- Khuyến khích HS có cách đọc hay (đọc giọng hồn nhiên,vui vẻ).
 - Dành đủ thời gian.
 - Tổ chức đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố, dặn dò
- Trả lời câu hỏi, nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
 ------------------------------------------------------------- 
Chính tả( Nghe-viết)
Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 -Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn “Cánh diều tuổi thơ”.
-Luyện viết đúng tên các trò chơi, đồ chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
 -Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học : một số đồ chơi
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động
-1 HS lên bảng viết 1 số từ bắt đầu bằng s hoặc x, cả lớp viết vào nháp.
-Nhận xét
-GV đọc 1 số từ: xúm xít, xương sườn, xui xẻo, xong xuôi, sắc sảo, 
 -GTB
2.Hướng dẫn nghe-viết
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài viết cả lớp theo dõi.
-Nêu nội dung đoạn viết.
-Nêu từ khó viết.
-Tìm từ khó viết và viết từ khó vào nháp, 1 HS viết trên bảng.
-Nhận xét
-Viết bài vào vở.
-Tự soát lỗi.
-GV đọc đoạn viết.
-Lắng nghe, nhận xét.
-Giúp HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
H/ Cánh diều đẹp ntn?
-Lắng nghe, đọc từ khó viết cho HS viết: mục đồng, mềm mại, trầm bổng, sáo kép, sao sớm,...
-Đọc bài cho HS viết, tốc độ vừa phải đảm bảo đủ thời gian cho HS viết.
 -Yêu cầu HS soát lỗi.
-Chấm 1 số bài- nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: Hoạt động nhóm
-Đọc yêu cầu
-Thi tiếp sức giữa các nhóm.
-Trình bày kết quả.
-Nhận xét, bình chọn
Bài 3: Hoạt động cặp đôi trao đổi miêu tả một trong các trò chơi vừa tìm được ở trên.
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét
-Chia nhóm, nêu yêu cầu
 -Dành đủ thời gian
-Giúp HS rèn kĩ năng tìm từ chỉ tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS trao đổi miêu tả trò chơi ở trên.
-Dành đủ thời gian.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò
Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò về nhà.
 ------------------------------------------------------------
Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
-Biết áp dụng để tính nhẩm.
-Rèn kĩ năng trình bày bài giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng tay, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động
-Nêu lại cách chia nhẩm cho 10, 100, 1000, và lấy 1 số VD thực hiện tính.
-Nêu lại qui tắc chia một số cho một tích.
-Nêu yêu cầu, lắng nghe, lấy VD cho HS thực hiện.
-GTB
2.Số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng
-Đọc, nhận xét phép tính.
-1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng cá nhân.
-Trình bày kết quả có giải thích.
-Nêu phép tính:
450 : 50
-Dành đủ thời gian cho HS thực hiện, giúp đỡ HS nếu gặp khó khăn.
-Nhận xét kết quả, nếu HS chỉ đưa ra được cách phân tích về dạng 1 số chia cho 1 tích thì giúp HS biết cách thứ hai là đặt tính.
Thấy được : 450 : 50 = 45 : 5
-Nhận xét, KL (SGK)
3. Số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia
-Đọc phép tính- nhận xét.
-Làm bài vào bảng cá nhân, 1 HS làm trên bảng lớp.
-Chữa bài, nhận xét, nêu cách đặt tính
 72 000 800
 0 0 90
 0
-1 số HS thực hiện lại.
-Nhận xét rút ra kết luận (SGK)
Nêu phép tính: 72 000 : 800
-Giúp đỡ để HS thực hiện 
72 000 : 800 = 72000 : (8x100)
 =72 000 : 8 : 100
 = 720 : 8
 = 90
-Nhận xét, KL 
72 000 : 800 = 720 : 8
*Lưu ý: khi đặt tính gạch ở số chia bao nhiêu chữ số 0 thì gạch ở số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
2.Luyện tập
Bài 1 -Hoạt động lớp.
-Tính và nêu kết quả trước lớp.
-Nhận xét, giải thích.
Bài 2: Hoạt động cá nhân
-Đọc yêu cầu.
-Làm bài vào nháp, 2 HS làm bài vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét- chữa bài.
Bài 3: 
-Đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
-Phân tích bài toán- nêu cách giải.
-Làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
-Gắn bảng chữa bài.
 - Nêu yêu cầu.
-Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Giúp HS vận dụng kiến thức vừa học vào tìm thành phần chưa biết của phép nhân.
-Nhận xét, KL
-Giúp HS tóm tắt bài toán, phân tích tìm cách giải bài toán.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp đỡ HS gặp khó khăn.
-Lưu ý bài toán có 2 giả thiết.
-Nhận xét, chữa bài.
ĐS: a/ 9 toa xe
 b/ 6 toa xe 
3.Củng cố
Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
 -----------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 08 tháng 12 năm 2009
Toán
Chia cho số có hai chữ số
I.Mục tiêu:Giúp HS :
-Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số.
-áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
-Rèn cho HS khả năng ước lượng.
 II. Đồ dùng dạy học : bảng cá nhân, bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 1.Trường hợp chia hết
-Đọc, nhận xét phép tính.
-HS đặt tính rồi tính vào bảng tay, 1 HS lên bảng làm.
-Giơ bảng nhận xét
-Chữa bài, nêu cách thực hiện.
832 26
78 32
 52
 52 
 0
-1 số HS nêu lại cách thực hiện.
-GV nêu phép tính:
832 : 26
-Dành đủ thời gian.
-Giúp đỡ HS gặp khó khăn.
-Giúp HS biết cách ước lượng.
-Nhận xét, KL
2.Trường hợp chia có dư
-Đọc và nhận xét phép tính.
-Làm tương tự phép chia hết.
-Nhận xét kết quả.
-Nhận xét 2 kết quả của 2 phép tính vừa làm.
-Lấy VD phép chia theo yêu cầu.
-Làm vào bảng tay
-Nhận xét đó là phép chia nào.
-Nêu phép tính: 854 : 16
-Dành đủ thời gian.
-Giúp đỡ HS yếu khi ước lượng.
-Nhận xét, KL: 53 dư 6
-Giúp HS nêu được: 1 phép chia có dư và 1 phép chia hết.
-Yêu cầu HS lấy VD phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Nhận xét, KL
3.Luyện tập
Bài 2: Hoạt động cá nhân
-Đọc bài, phân tích đề.
-Làm bài vào vở.
-1 HS chữa bài trên bảng phụ
-Nhận xét bài làm, chữa bài.
Bài 3: -Đọc đề bài
-Làm bài cá nhân vào nháp, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
-Gắn bảng nhận xét, chữa bài- nêu cách làm. 
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS xác định rõ yêu cầu.
-Giúp HS yếu gặp khó khăn khi thực hiện phép chia, dành đủ thời gian.
-Chấm, chữa bài-nhận xét. ĐS : 16 bộ bàn ghế
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS vận dụng phép chia cho số có hai chữ số vào tìm thành phần chưa biết của phép nhân và số chia chưa biết.
-Dành đủ thời gian.
 -Nhận xét, chốt cách làm đúng 
4.Củng cố
Nêu lại nội dung bài học 
 -Nhận xét, dặn dò về nhà.
 ---------------------------------------------------------
Tập đọc
Tuổi ngựa
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Đọc trôi chảy, lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, hào hứng.
-Hiểu từ ngữ khó và nội dung bài thơ: Cậu bế tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về với mẹ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình đối với người thân.
-Trò chuyện với HS.
-GTB
2.Luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- Đọc tiếp nối 4 khổ (2, 3 lượt) kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ khó hiểu.
 -Đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài
- Lắng nghe, giúp đỡ HS nếu gặp khó khăn.
 - Khuyến khích HS tự phát hiện lỗi sai và giải nghĩa từ khó hiểu
+ Một số từ khó đọc: đại ngàn, loá, ngạt ngào, 
 + Một số từ cần giải nghĩa: triền núi đá, , 
-Dành đủ thời gian.
-Đọc mẫu (nếu cần)
3.Tìm hiểu bài
 -Hoạt động cá nhân câu hỏi 1, 2 SGK (nếu khó khăn trao đổi với bạn).
 - Hoạt động cặp câu hỏi 3, 4 SGK.
 -Trình bày trước lớp.
 -Hoạt động cá nhân câu 5 SGK
 -Nhận xét, bổ sung.
 -Hoạt động lớp nêu nội dung bài.
-Liên hệ thực tế
-Dành đủ thời gian cho HS suy nghĩ.
-Giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS trả lời.
H/ Cậu bé yêu mẹ ntn?
-Nhận xét, KL (mục tiêu)
-Liên hệ giáo dục HS nhận thấy vẻ đẹp của cuộc sống, của cảnh vật biết yêu quí thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường (GDBVMT)
4.Luyện đọc diễn cảm và HTL
-4 HS đọc bài, nêu giọng đọc .
- Chọn 1 khổ luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Thi đọc trước lớp.
-Nhận xét, đánh giá.
-Đọc TL 1, 2,  cả bài thơ.
-Đọc trước lớp- cho điểm. 
- Khuyến khích HS nêu cách đọc hay (đọc với giọng vui tươi, hào hứng).
 - Dành đủ thời gian.
-Lắng nghe, uốn nắn HS.
 - Nhận xét, tuyên dương.
5.Củngcố
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học dặn dò VN
 ------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em
-Hiểu truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Nghe kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ  ... Hoạt động cá nhân
-Đọc yêu cầu, nêu cách làm.
-Làm bài vào nháp, 4 HS chữa bài trên bảng.
-Nhận xét- trình bày lại cách làm (thứ tự thực hiện biểu thức).
Bài 3 (83):
-Đọc đề bài, phân tích bài toán.
-Làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm .
-Gắn bảng chữa bài, nêu các cách giải khác.
 -Nêu phép tính- yêu cầu.
-Dành đủ thời gian cho HS.
-Giúp đỡ HS gặp khó khăn khi ước lượng.
-Giúp HS củng cố cách chia cho số có hai chữ số.
 -Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian cho HS.
-Giúp HS yếu gặp khó khăn khi thực hiện thứ tự phép tính.
-Củng cố HS cách thực hiện tính giá trị biểu thức.
-Nhận xét, chữa bài.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS phân tích bài toán.
-Giúp HS biết cách trình bày bài toán.
-Dành đủ thời gian.
*Lưu ý: mỗi xe đạp có 2 bánh.
-Chấm 1 số bài
-Gắn bảng, nhận xét, chữa bài. 
3.Củng cố
Nêu lại nội dung bài
-Nhận xét giờ học.
- Dặn dò VN
 ----------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Luyện tập miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần của một bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả.
-Hiểu được vai trò quan sát trong việc miêu tả các chi tiết của bài văn.
-Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả.
 II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 Nêu lại trình tự miêu tả chiếc cối tân, cái trống trường.
-Nhận xét
-GTB
2.Bài tập
Bài 1 (150):
-Hoạt động cặp đôi đọc bài “Chiếc xe đạp của chú Tư” và trao đổi trả lời các câu hỏi.
-Trình bày trước lớp- cặp khác nhận xét, bổ sung.
-So sánh với bài miêu tả cái cối và miêu tả cái trống trường.
Bài 2 (141): Hoạt động cá nhân
-Đọc yêu cầu.
-1 số HS nêu cách lập dàn ý.
-Làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét, chữa bài.
-1 số HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét
-Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian cho HS.
-Giúp HS tìm được cấu tạo bài văn và trình tự miêu tả chiếc xe đạp.
-Tổ chức cho HS trình bày- nhận xét.
-Giúp HS so sánh thấy được sự khác nhau của bài văn miêu tả chiếc xe đạp với bài văn miêu tả cái cối và cái trống trường là bài văn này có kết hợp giữa lời kể và lời miêu tả.
-Nêu yêu cầu.
-Nhắc nhở HS cách lập dàn ý.
-Dành đủ thời gian cho HS
-Giúp đỡ HS gặp khó khăn khi sắp xếp trình tự miêu tả.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, chữa bài, giúp HS biết cách sắp xếp trình tự và lựa chọn hình ảnh miêu tả.
4.Củng cố, dặn dò
- Nêu lại trình tự miêu tả.
- Nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà
 -------------------------------------------------------
Luyện Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật
I: mục tiêu
 - Củng cố về: Câu hỏi 
 - Biết sử dụng các kiến thức về câu hỏi để đặt câu viết thành một đoạn văn hoặc dùng để nói, viết ,....thông qua hình thức làm bài tập .
 - Luyện viết văn miêu tả đồ vật.
II: Hoạt động dạy học 
*GV cho hs làm các bài tập sau 
Bài tập 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu dưới đây 
Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió .
Bác sĩ Ly là người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị .
Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi công viên nước .
Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy .
 Bài làm:
Ví dụ:
a)Giữa vòm lá um tùm, cài gì dập dờn trước gió? .
b)Bác sĩ Ly là người như thế nào ?
c) Mẹ sẽ cho con đi công viên nước vào lúc nào ? .
d) Vì sao bé rất ân hận ? 
Bài2 : Trong các cặp từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn ( từ dùng để hỏi ):
Tên em là gì ? ; Việc gì tôi cũng làm .
Em đi đâu ? ; Đi đâu tôi cũng đi .
Em về bao giờ ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng .
( Các từ được gạch chân là các từ dùng để ghi vấn )
Bài 3 : Viết một đọan văn ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa em và bạn em về một nội dung tự chọn, trong đoạn văn có dùng câu hỏi .
Bài 4:
Hãy lập dàn ý cho đề sau:
Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng hồ báo thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách,.... Em hãy tả một trong những đồ vật đó.
 --------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán
Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
-áp dụng giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm, bảng tay
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Trường hợp chia hết
 -Đọc, nhận xét phép tính.
-1 HS thực hiện phép tính trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng cá nhân.
-Nhận xét
-1 HS thực hiện lại phép tính, nêu cách thực hiện.
-Nêu phép tính: 24 360 : 58
-Yêu cầu HS thực hiện phép chia bằng cách trừ nhẩm.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS biết thực hiện trừ nhẩm, cách ước lượng.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng: 420
2. Trường hợp chia có dư
-Đọc phép tính.
-Làm tương tự phép chia hết.
-Nhận xét, so sánh kết quả 2 phép tính vừa làm (1 phép chia hết, 1 phép chia có dư).
-HS lấy VD phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số.
-Thực hiện tính vào bảng tay.
-Nhận xét
-Nêu phép tính: 26 345 : 35
-Yêu cầu HS thực hiện phép tính tương tự như phép chia hết.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 752 dư 25.
-Giúp HS thấy được 1 phép chia hết và 1 phép chia có dư.
-Yêu cầu HS lấy VD, ghi phép tính lên bảng.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu ước lượng và thực hiện trừ nhẩm.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Luyện tập
Bài 1:Hoạt động cá nhân
-Lấy VD phép chia theo yêu cầu.
-Làm vào bảng cá nhân, 1 số HS lên bảng làm.
 -Nhận xét, thực hiện lại phép tính.
Bài 2(84): -HS đọc, phân tích bài toán.
-Làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, chữa bài.
-Rèn kĩ năng chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số.
-Yêu cầu HS lấy VD phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số và thực hiện vào bảng tay.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS yếu cách ước lượng
-Nhận xét, chữa bài.
-Giúp HS phân tích bài toán.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS củng cố cách giải bài toán tìm số trung bình cộng.
-Giúp HS yếu biết chuyển đổi các đơn vị đo.
-Chấm 1 số bài, nhận xét, chữa bài. 
ĐS: 512 m
4. Củng cố
Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học , dặn dò VN 
 -------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
-Phát hiện được quan hệ và tính cách của nhân vật qua lời đối đáp.
-Rèn kĩ năng giao tiếp cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ.
 Trò chuyện giới thiệu bài gây hứng thú cho HS.
2.Nhận xét
 Hoạt động cá nhân tìm câu hỏi trong đoạn văn.
-Trình bày trước lớp.
-Nêu thái độ của bạn nhỏ và từ ngữ thể hiện thái độ đó.
 -Trình bày trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu 2 phần nhận xét.
-Trình bày trước lớp- nhận xét
-Hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu 3 để thấy được khi đặt câu hỏi cần phải biết cách hỏi một cách lịch sự.
-Trả lời, rút ra ghi nhớ- đọc ghi nhớ.
-Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian.
-Ghi câu hỏi của bạn nhỏ lên bảng.
H/ Câu hỏi của bạn nhỏ thể hiện thái độ của bạn nhỏ ntn?Những từ ngữ nào thể hiện thái độ đó?
-Giúp HS biết đặt câu hỏi một cách lịch sự, phù hợp.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hỏi tốt.
H/Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần chú ý những gì?
-Rút ra ghi nhớ.
3.Luyện tập
Bài 1(152):Hoạt động cặp
 -Đọc yêu cầu và đoạn đối thoại.
 -Suy nghĩ trao đổi thực hiện yêu cầu. 
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét, chữa bài
-Suy nghĩ trả lời (biết được mối quan hệ của nhân vật)
Bài 2(153):
-Đọc yêu cầu và đoạn văn.
-Tìm câu hỏi trong đoạn văn.
-Trao đổi cặp đôi xem câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già có phù hợp hơn các câu hỏi các bạn tự hỏi nhau không.
-Trình bày trước lớp
-Nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu.
-Giúp HS xác định được thái độ của người hỏi và đáp dựa vào lời đối thoại.
-Tổ chức cho HS trình bày có giải thích.
-Nhận xét, KL:
a/ -Lời của thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến, cậu bé lễ phép, biết kính trọng thầy giáo.
b/ Thái độ của tên phát-xít hách dịch, xấc xược; cậu bé căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
H/ Qua cách hỏi- đáp ta biết được gì về nhân vật?
-Giao việc cho HS.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS thấy được câu hỏi nào phù hợp với tình huống.
H/ Vì sao những câu hỏi còn lại không phù hợp?
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, KL: Những câu hỏi còn lại chưa tế nhị, hơi tò mò.
4. Củngcố
- Nêu lại nội dung bài
H/ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?
-Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
 ------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Quan sát đồ vật
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết quan sát sự vật một cách hợp lí bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
-Dựa theo kết quả quan sát, lập dàn ý để tả một đồ chơi đã chọn.
-Rèn kĩ năng quan sát cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: đồ chơi, bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Bày tỏ suy nghĩ.
-Trò chuyện GTB gây hứng thú cho HS.
2. Phần nhận xét
-HS trình bày và giới thiệu đồ chơi của mình mang đến lớp.
-Cả lớp quan sát, lắng nghe.
-Nhận xét.
-Nêu trình tự quan sát- trả lời câu hỏi.
-Ghi lại những điều quan sát được vào nháp, 2 HS viết vào bảng nhóm.
-Trình bày trước lớp- nhận xét.
-1 số HS đọc bài trước lớp – nhận xét.
 -Trao đổi trả lời câu hỏi để thấy được điểm lưu ý khi quan sát.
-Nhận xét, rút ra ghi nhớ- đọc ghi nhớ.
-Yêu cầu HS trình bày đồ chơi của mình.
-Giúp HS biết cách giới thiệu đồ chơi theo trình tự.
H/ Muốn giới thiệu (miêu tả) đồ chơi của mình em phải làm gì?
H/ Khi quan sát cần quan sát theo trình tự ntn?
-Giúp HS biết cách quan sát đồ chơi của mình và ghi lại những điều quan sát được.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.
H/ Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
3.Luyện tập
-Nêu lại bố cục bài văn miêu tả đồ vật.
-Nêu lại cách lập dàn ý.
-Làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ.
-Gắn bảng, nhận xét, chữa bài. 
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS nhớ lại bố cục bài văn miêu tả đồ vật và cách lập dàn ý.
-Dành đủ thời gian, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi sắp xếp các ý. 
 -Nhận xét, KL, chữa bài.
4. Củng cố
-Nêu nội dung bài học
Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
 -------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan tuan 15 lop 4.doc