Bài soạn Tuần 25 - Lớp 4

Bài soạn Tuần 25 - Lớp 4

Tập đọc

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. Mục tiêu

 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt lời các nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

-Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

-Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

*Giới thiệu bài

HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc

-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

-Gọi HS đọc phần chú giải.

-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 25 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục tiêu
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt lời các nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài
HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc 
HĐ 2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn?
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
+Đoạn thứ nhất cho thấy điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
+Đoạn thứ 2 kể với chúng ta chuyện gì?
-GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
-Giảng bài: Tên chúa tàu có vẻ mặt đáng sợ, lời nói cục cằn,
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
-Ghi ý chính đoạn 3:
-Giảng bài: Với sự bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp..
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính của bài.
-Gọi HS nêu ý chính của bài.
-KL và ghi ý chính của bài lên bảng,
HĐ 3: Đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS đọc bài theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly. Yêu cầu lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.
-Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc
+GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+Câu chuyện khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì?
+Em hãy nói một câu để ca ngợi bác sĩ Ly.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài: Bài thơ tiểu đội xe không kính.
-3 HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét phần đọc bài và trả lời câu hỏi của bạn.
-Nghe nhắc lại 
-HS đọc theo trình tự kết hợp rèn giọng đọc, sửa sai
-1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
-2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc từ đoạn của bài.
-2 HS đọc thành tiếng
-Theo dõi GV đọc mẫu
-2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-HS tự tìm và phát biểu
+Đoạn thứ nhất cho thấy hình ảnh tên cướp biển rất hung dữ và đáng sợ.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Qua những chi tiết: Hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im.
+ Kể lại cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp.
-HS đọc lại ý chính đoạn thứ 2
-Nghe giảng.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm trao đổi, tiếp nối nhau trả lời.
-HS tìm và phát biểu.
-Nhắc lại.
-HS nghe.
-Đọc thầm, trao đổi và tìm ý chính.
-Nêu : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác si Ly trong cuộc đối đầu...
-2 HS nhắc lại.
-Đọc và theo dõi bạn đọc để tìm giọng đọc hay.
-Theo dõi GV đọc mẫu nhận biết giọng đọc hay.
-3 HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc theo hình thức phân vai.
-3-5 tốp thi đọc diễn cảm.
+Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu
+Bác sĩ Ly là con người quả cảm
-Về thực hiện.
Toán
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I.Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II.Chuẩn bị
 - Vẽ sẵn các hình vẽ như SGK.
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
-Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
 HĐ 1. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
-Nêu bài toán:
+Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
+Hãy nêu phép tính để tính diện tích hình chữ nhật?
-Đưa ra hình minh hoạ.
+Hình vuông có cạnh là 1m vậy diện tích hình vuông là bao nhiêu?
+Chia hình vuông có diện tích 1m2 thành 15 ô vuông bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu?
+Hình chữ nhật được tô màu gồm mấy ô?
+Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu phần m2?
+Dựa vào đồ dùng trực quan hãy cho biết: ?
-HD thực hiện:
+Vậy trong nhân hai phân số khi thực hiện nhân hai tử số với nhau ta được gì?
+Vậy trong phép nhân hai phân số khi thực hiện nhân hai mẫu số ta được gì?
+Khi muốn nhân hai phân số với nhau ta làm thế nào?
HĐ 2. Luyện tập
Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
-Nhận xét, chữa
-Chấm một số bài.
Bài 3:
-Gọi 1HS đọc đề bài.
-Nêu yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở .
-Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 2: Còn thời gian hướng dẫn cho hs làm bài.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu lại tên ND tiết học ?
-Gọi HS nêu lại kết luận SGK
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
-2HS lên bảng làm bài tập.
-Nhắc lại tên bài học
-Nghe và 1 – 2 HS đọc lại bài toán.
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng cùng đơn vị.
-Diện tích hình chữ nhật là 
-Quan sát và nhận xét.
-Diện tích hình vuông là 1m2
-Diện tích của một ô vuông là: m2
-Hình chữ nhật được tô màu 8 ô.
-Diện tích hình chữ nhật là: m2
-Nghe HD.
-Ta được tử số của tích hai phân số.
-Ta được mẫu số của tích hai phân số.
-Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
-1-2 HS nhắc lại kết luận.
-Tự làm bài vào vở lần lượt từng bài .
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 1HS đọc đề bài.
-Tự tóm tắt bài toán và giải.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích của hình chữ nhật là 
 (m2) 
 Đáp số: m2
-Nhận xét chữa bài.
-2 HS nêu.
-2 em nêu.
-Về thực hiện 
Kể chuyện:
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. Mục tiêu
 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và biết đặt tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
II. Đồ dùng dạy học
 - Các tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2 HS kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch, đẹp.
-Gọi HS nhận xét bạn kể.
-Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài
HĐ 1: GV kể chuyện
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu, lời mở đầu từng đoạn truyện.
-GV kể 1 lần: giọng kể thong thả, rõ ràng, hồi hộp
-GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc rõ từng phần lời dưới mỗi tranh.
- GV có thể kể lần 3.
HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện
-Gọi HS nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa để kể từng đoạn và toàn bài câu chuyện trong nhóm.
-Gọi HS kể chuyện trước lớp theo hình thức tiếp nối.
-Nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
-Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể.
-Nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
-Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 
-Gọi HS phát biểu.
+Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
+Tại sao truyện có tên là những chú bé không chết?
+Em đặt tên gì cho câu chuyện này?
3.Củng cố, dặn dò
+Nêu lại tên ND bài học ?
-Gọi 1 em kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa ?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Sưu tầm những câu chuyện nói về lòng dũng cảm để chuẩn bị bài sau.
-2 HS kể chuyện.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Nghe, nhắc lại.
-HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lướt nắm nội dung.
-Nghe nắm nội dung.
-Nghe kết hợp chỉ vào từng tranh minh hoạ.
-Nắm yêu cầu.
-4 HS tạo thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
-4 HS tiếp nối nhau kể chuyện (Mỗi HS kể 1 đoạn truyện tương ứng với nội dung một bức tranh),2 lượt HS kể trước lớp.
-2-4 HS kể.
-Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
-Ca ngợi lòng dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến,..
+Vì tất cả thiếu niên trên đất nước liên xô đềi dũng cảm, yêu nước, bọn phát xít giết chết chú bé này, lại xuất hiện những chú bé khác.
-Những chú bé dũng cảm
-Những con người quả cảm  
-2 HS nêu.
-1 em kể và nêu ý nghĩa.
-Về thực hiện 
Buổi chiều 
Khoa học:
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I.Mục tiêu
 - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời,
không chiếu đèn phin vào mắt nhau,...
 - Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II.Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn hoặc nến.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-Nhận xét chung và ghi điểm.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có haị cho mắt. 
Bước 2:
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV có thể giới thiệu thêm tranh ảnh đã được chuẩn bị. 
-GV hướng dẫn HS liên hệ các kiến thức đã học về sự tạo thành bóng tối.
HĐ 2: Tìm hiểu về một số việc nên không nên làm để đảm bào đủ ánh sáng khi đọc, viết
Bước 1: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi
Bước 2: Thảo luận chung.
+Tại sao khi viết bảng tay phải, không nên đặt đèn chiếu sáng ở bên tay phải? 
-GV có thể sử dụng thêm các tranh ảnh đã chuẩn bị thêm để thảo luận.
-Có thể cho 1 số HS thực hành về vị trí chiếu sáng.
Bước 3: Cho HS làm việc cá nhân theo phiếu .
-Gọi HS trình bày kết quả trên phiếu .
- Nhận xét , chốt lại kết quả đúng.
-GV giải thích: khi đọc, viết tư thế phải ngay ngăn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở vị trí khoảng 30 cm....
-Gọi HS trình bày lại những việc cần làm để bảo vệ mắt.
3. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Nhắc lại tên bài học.
-HS hoạt động theo nhóm, dựa vào kinh nghiệm và hình trang 98 ... Củng cố, dặn dò
-Nêu nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn luyện cách thực hiện. 
-2 HS lên bảng làm.
-Nghe và nêu lại bài toán.
-Ta lấy diện tích hình chữ nhật chia cho chiều rộng.
-Chiều dài của hình chữ nhật là:
 : 
-Thực hiện tính vào nháp và nêu cách thực hiện.
-HS đọc.
-1HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
-HS nêu:
-HS thực hiện lần lượt từng bài.
-2HS nêu
-HS lên bảng làm bài:
 a) : 
-Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
-HS nêu
-Về nhà thực hiện.
Lịch sử:
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I. Mục tiêu
 -Biết được một số sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
 + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc Triều.
 +Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc đấu tranh giành quyền lực của phe phái phong kiến.
 +Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực.
 -Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng ngoài.
II. Chuẩn bị
 -Phiếu thảo luận nhóm (tham khảo STK)
 -Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý.
 -Lược đồ Bắc Triều, Nam Triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài: 20
-Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Sự suy sụp của triều đình thời Hậu Lê
-Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
-Nhận xét KL:Sự suy sụp của nhà Lê là do:Vua ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm; bắt dân xây nhiều cung điện lòng dân oán hận và cùng với sự tranh giành quyền lực 
HĐ 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chi Nam – Bắc Triều.
-Gọi HS đọc mục 2 SGK
- Tổ chức HS hoạt động nhóm.
-Phiếu thảo luận nhóm :
+Mạc Đăng Dung là ai?
+Nhà Mạc ra đời như thế nào ? Triều đính được sử cũ gọi là gì?
+Nam Triều là triều đình thuộc dòng họ nào ? Ra đời thế nào ?
+ Vì sao có chiến tranh Nam –Bắc Triều ? Kéo dài bao nhiêu năm và kết quả thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
-Nhận xét kết luận.
-Chỉ trên lược đồ Đàng Ngoài và Đàng Trong.
HĐ 3: Đời sống của nhân dân cuối thể kỉ XVI
-Yêu cầu HS tự tìm hiểu về đời sống của nhân dân cuối thế kỉ XVI.
+Vì sao cuộc chiến tranh Nam Triều – Bắc Triều, Trịnh – Nguyễn gọi là chiến tranh phi nghĩa?
3. Củng cố, dặn dò
+Nêu lại tên ND bài học ?
-Tổng kết giờ học.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà học ghi nhớ.
-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét bổ sung.
-Nhắc lại tên bài học.
-Đọc thầm SGK và nối tiếp trả lời, mỗi HS nêu một sự suy sụp của triều đình thời Hậu Lê.
-Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
-2 HS đọc 
-Hình thành nhóm mỗi nhóm 4- cùng đọc SGK và thảo luận theo nội dung phiếu .
( 1 nhóm thảo luận 1 nội dung)
VD:-Nguyễn Kim chết con rể là Nguyễn Trịnh lên thay 
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- Theo dõi.
-2 HS nêu:
-Một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Mỗi lần HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
-HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
-2 HS nhắc lại 
-Về nhà thực hiện.
Địa lí:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu 
 - HS biết: Chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, ĐB NB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên BĐ, lược đồ VN.
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ .
 - Chỉ trên BĐ vị trí thủ đô Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các TP này.
II.Chuẩn bị 
 - BĐ Địa lí tự nhiên, BĐ hành chính VN.
 -Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC
+Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tên bài
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
-GV cho HS trình bày kết quả trước lớp.
*Hoạt động nhóm: 
-Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT.
-GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động cá nhân:
-GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
a. ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
b. ĐB Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước.
c. Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
d. TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
-GV nhận xét, kết luận .
3. Củng cố 
-GV nói thêm cho HS hiểu
-Nhận xét tiết học .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lên bảng chỉ.
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT.
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
 +Sai.
 +Đúng.
 +Sai.
 +Đúng .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp chuẩn bị .
Buổi chiều 
BD Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu 
 -Củng cố để HS nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức để viết đoạn mở bài văn tả cây cối mà em thích.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ 
+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 - Ghi tên bài và nêu mục tiêu yêu cầu tiết học. 
2.2. Luyện tập
 Đề bài: Hãy viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây tre ở làng quê em.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Cho cả lớp làm vào vở. 
- Gọi một số em trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cho hay hơn.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- Viết đoạn văn vào vở.
- Một số em trình bày bài của mình.
- Về nhà viết lại cho hay hơn.
BD Toán:
RÈN: PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
 - Củng cố đêt HS biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. 
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu cách thực hiện phép chia phân số.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1. GV giới thiệu bài
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Luyện tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi HS nêu kết quả.
-Nhận xét chốt lại cách làm đúng.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số.
-Gọi HS 4 HS TB lên bảng làm bài.
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3:
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
-GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn luyện cách thực hiện. 
-2 HS lên bảng nêu.
-HS đọc.
-1HS TB nêu, lớp theo dõi nhận xét.
-2HS nêu lại cách thực hiện phép chia
-HS cả lớp thực hiện vào vở.
-2HS nêu
-2 HS khá lên bảng làm bài.
-Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
-Về nhà thực hiện.
Thể dục:
NHẢY DÂY CHÂN TRƯỚC, CHÂN SAU
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC NÉM BÓNG VÀO RỔ”
I. Mục tiêu
 -Thực hiện được động tác phối hợp chạy, nhảy, mang vác. 
 -Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”
II.Địa điểm và phương tiện
 -Vệ sinh an toàn sân trường.
 -Chuẩn bị: Còi, dụng cụ và sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên.
-Trò chơi “Có chúng em”.
2. Phần cơ bản
a)Bài tập RLTTC:
*Ôn phối hợp chạy, nhảy, mang vác:
-GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu, sau đó cho hs thực hiện bài tập. 
-GV hướng dẫn hs thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý đảm bảo an toàn.
*Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 
-GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu, sau đó cho hs thực hiện bài tập. 
-Các tổ luyện tập theo khu vực quy định.
-GV bao quát, trực tiếp chỉ dẫn, sử chữa động tác sai cho hs.
b) Trò chơi vận động:
-GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi.
-Cho hs một nhóm làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi. Cho hs chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
-Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
-GV hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
-Giao bài bập về nhà ôn bật xa và nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Tập hợp theo 3 hàng dọc.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe và theo dõi GV làm mẫu.
- Tập luyện theo sự điều khiển của GV.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- Tập luyện theo tổ.
- Lắng nghe.
- Chơi thử.
- Chơi chính thức, có thi đua.
- Chạy chậm, thả lỏng.
- Cùng GV hệ thống bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Sinh hoạt tập thể :
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu 
 - Đánh giá các hoạt động tuần 25 phổ biến các hoạt động tuần 26.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 26
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25(6).doc