Bài tập Toán + Tiếng Việt 4

Bài tập Toán + Tiếng Việt 4

Buổi 1: Toán

Bài 1: Tìm x

a) 6235 + x = 10190 b) 3490 – x = 1507

c) 413 + ( x + 9 ) = 1994 d) 464 – ( 10 + x ) = 440

Bài 2: Không làm tính, hãy giải thích xem tổng sau tính đúng hay sai? Tại sao?

 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 = 103

Bài 3: Mỗi dãy số sau có bao nhiêu số hạng?

a) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + + 994.

b) 939 + 940 + 941 + + 1675.

c) 68 + 70 + 72 + 74 + .+ 642.

Bài 4: Tính tổng của các dãy số sau:

a) 3 + 6 + 9 + + 51 + 54.

b) 25 + 30 + 35 + .+ 95 + 100.

Bài 5: Tính tổng tất cả các số lẻ có 2 chữ số?

Bài 6: Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng là 875 và số lớn hơn trong hai số là số lớn nhất có 3 chữ số.

Bài 7: Trung bình cộng của 2 số là 72, tìm 2 số đó biết số này gấp 2 lần số kia.

 

doc 28 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1338Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Toán + Tiếng Việt 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1: Toán
Bài 1: Tìm x
a) 6235 + x = 10190 b) 3490 – x = 1507
c) 413 + ( x + 9 ) = 1994 d) 464 – ( 10 + x ) = 440
Bài 2: Không làm tính, hãy giải thích xem tổng sau tính đúng hay sai? Tại sao?
 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 = 103
Bài 3: Mỗi dãy số sau có bao nhiêu số hạng?
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + + 994.
939 + 940 + 941 + + 1675.
68 + 70 + 72 + 74 +..+ 642.
Bài 4: Tính tổng của các dãy số sau:
3 + 6 + 9 ++ 51 + 54.
25 + 30 + 35 + ..+ 95 + 100.
Bài 5: Tính tổng tất cả các số lẻ có 2 chữ số?
Bài 6: Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng là 875 và số lớn hơn trong hai số là số lớn nhất có 3 chữ số.
Bài 7: Trung bình cộng của 2 số là 72, tìm 2 số đó biết số này gấp 2 lần số kia.
Bài 8: Một người viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1886. Hỏi người đó đã viết bao nhiêu chữ số?
Bài 9: Một hình chữ nhật có chu vi 96 cm2. Nếu tăng chiều rộng lên 4cm và giảm chiều dài 4 cm thì nó trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật?
Bài 10: Tính nhanh
 ( 0 x 1 x 2 x 3 x 4 x 5 xx 90) : ( 2 + 4 + 6 + 8 +..+ 80)
 ( 1 + 3 + 5 +7 ++ 97 + 99) x ( 25 x 3 – 25 x 2 – 25)
Buổi 1: Tiếng Việt
Bài 1: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào 2 nhóm:
 Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe.Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Danh từ riêng : 	
Danh từ chung:	
Bài 2: Chép lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
(tỉnh) hà tĩnh, hậu giang, bắc giang
(nước) nhật bản, i-ta-li-a, sing-ga-po
(thủ đô) hà nội, pa-ri, tô-ki-ô
Bài 3: Xếp các từ sau vào hai nhóm thích hợp: tự tin, tự kiêu, tự hào, tự ái, tự chủ, tự trọng, tự ti, tự cao, tự giác, tự phụ, tự vệ.
Hành động, tính chất tốt:	
Hành động, tính chất xấu:	
Bài 4: Chọn từ có tiếng tự thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên anh Tân sống từ bé.
Bác ấy mất bình tĩnh, không còn  được nữa nên mới nói thế.
Bé Nga rất học bài không ai phải nhắc nhở.
Chúng ta phải cố suy nghĩ, làm bài.
Ai cũng phải có lòng chứ.
Bài 5: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
	(Trần Đăng Khoa)
Buổi 2 Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a) 246 537 + 3564 + 87659 b) 42105 – 8769
 c) 367 x 85 d) 12654 : 42
Bài 2:Tìm x
 a) 519 + (73 – x ) = 563 b) 105 – ( 27 – x) = 98
 c) 936 + (49 : x ) = 943 d) 444 – (x x 13 ) = 353
Bài 3: Lan nghĩ ra một số, Lan lấy số đó cộng với số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau thì được số tròn chục lớn nhất có 4 chữ số. Hỏi số Lan nghĩ là bao nhiêu?
Bài 4: Tổng của 2547 và 2345 nhân với 3 là bao nhiêu?
Bài 5: Tổng của 2 số là số lớn nhất có 5 chữ số. Nếu thêm vào số lớn 450 đơn vị và bớt ở số bé 215 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu?
Bài 6: Một hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Nếu bớt chiều dài đi 5 m và thêm vào chiều rộng 5 m thì được hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật?
Bài 7: Người ta dùng các số tự nhiên để đánh số trang một quyển sách bắt đầu từ 1. Hỏi phải dùng bao nhiêu chữ số để đánh số trang một quyển sách dày 300 trang?
Bài 8: Cho 2 số biết số lớn là 1516 và số này lớn hơn trung bình cộng của 2 số là 173. Tìm số bé?
Bài 9: Tính nhanh
45 x 129 + 129 x 54 + 129
24 x 50 + 100 x 3
246 x 81 + 246 x 18 + 246
Bài 10: Trung bình cộng của 2 số là 60. Nếu số thứ nhất thêm 50 đơn vị, số thứ 2 thêm 150 đơn vị thì 2 số bằng nhau. Hãy tìm hai số đó?
Buổi 2: Tiếng Việt GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại cho đúng:
 Trường tiểu học xã cổ loa ( đông anh, hà nội ) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.
Bài 2: Quan sát cách viết trong hai cột sau:
A
đèo Hải Vân
cầu Thăng Long
bến Nhà Rồng
hồ Hoàn Kiếm
đầm Dạ Trạch
tháp Phổ Minh
B
Đèo Ngang
Cầu Giấy
Bến Nghé
Hồ Gươm
Đầm Sen
Tháp Rùa
Vì sao các tiếng: đèo, cầu, bến, hồ, đầm, tháp ở hai cột A và B có cách viết khác nhau?
Bài 3: Viết 3 từ láy có:
âm đầu x: 
b) âm đầu s: 
Bài 4: Viết tên 5 danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết.
Bài 5: Em đã từng mơ ước nhiều điều. Có những mơ ước không thành, có những ước mơ trở thành hiện thực. Em hãy kể lại một ước mơ mà em thích nhất
Buổi 3: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tìm x
 a) x : 4 + 2 + 100 = 200 b) 3885 : ( x x 21 ) = 37
 c) 254 : x = 14 (dư 16 ) d) x x 3 + 4756 + x x 2 = 7861
Bài 2: Tính tổng của mỗi dãy số sau:
3 + 6 + 9 + 12 + + 57 + 60
 16 + 20 + 24 + ..+ 132 + 136
Bài 3: Hai số chẵn liên tiếp có tổng là 98. Tìm 2 số đó?
Bài 4: Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 3 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 5 lần số phải tìm.
Bài 5: Tìm hai số lẻ có tổng là 4022, biết giữa hai số lẻ đó có 5 số lẻ.
Bài 6: Một hình chữ nhật có chu vi là 136 m. Nếu thêm chiều rộng 24 m và chiều dài 18m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
Bài 7: Cho một phép cộng có số hạng thứ nhất hơn số hạng thứ hai 15 đơn vị. Biết tổng của số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai và tổng của hai số bằng 682. Tìm hai số hạng của tổng?
Bài 8: Tổng của hai số là 534. Nếu thêm 75 vào số lớn và giữ nguyên số bé thì hiệu của hai số là 121. Tìm số bé?
Bài 9: Cho dãy số cách đều:
 7 ; 13 ; 19 ; 25 ;..
 Em hãy tìm số hạng thứ 21 của dãy số trên?
Bài 10: Tìm số hạng đầu tiên của mỗi dãy số sau:
.; 17 ; 19 ; 21 .
.; 64 ; 81 ; 100 .
Biết rằng mỗi dãy số trên có 10 số hạng.
Buổi 3: Tiếng Việt GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Hãy tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau:
a) Nổi bật trên hoa văn trống đồng là vị trí chủ đạo của hình tượng con người 
hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh 
cá, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa 
mừng chiến công hay cảm tạ thần linhĐó là con người thuần hậu, hiền 
hoà, mang tính nhân bản sâu sắc.
b) Đêm đêm, trong thị trấn, tôi thường đứng trước nhà. Giữa tiếng khua lắc 
cắc của xâu lục lạc càng cua, tôi nhìn về Mõm Gió, nhìn ánh hải đăng đang 
loé lên sáng rực mà chợt nghĩ tới một ngày nào đó, chính thằng Vượt sẽ rọi 
cả một gầm trời, cả một vùng huyện bán đảo này và phóng luồng ánh sáng 
chói loà kia đến tận những dặm biển khơi trập trùng sóng vỗ. 
Bài 2: Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau: sáng, trong, tươi. Đặt câu với một từ ghép và một từ láy vừa tìm được.
Bài 3: Hãy viết lại các tên riêng viết chưa đúng trong các câu ca dao dưới đây:
- Chiếu nga sơn gạch bát tràng
Vải tơ nam định lụa hàng hà đông.
- Xứ cần thơ nam thanh nữ tú
Xứ rạch giá vượn hú chim kêu.
Bài 4: Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? 
Buổi 4: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tìm x:
 a) 300 : x = 42( dư 6) b) x x 2 + x x 8 = 80
 c) x x 7 - x x 2 - 155 = 4900 đ) 24 x x – 24 x 875 – 607 = 13001
Bài 2: Mẹ hơn con 22 tuổi. Ba năm nữa tổng số tuổi của hai mẹ con là 58 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay?
Bài 3: Cho 2 số, tổng của hai số đó là số lớn nhất có 3 chữ số, hiệu của 2 số đó là số lớn nhất có hai chữ số. Tìm hai số đó?
Bài 4: Hai số lẻ liên tiếp có tổng là 84. Tìm hai số đó?
Bài 5: Tìm 3 số chẵn liên tiếp biết trung bình cộng của 3 số đó là 44.
Bài 6: Đội Một và đội Hai thu hoạch được 1456 tạ cà phê. Đội Ba và đội Bốn thu hoạch được 1676 tạ cà phê. Hỏi trung bình mỗi đội thu hoạch được bao nhiêu tạ cà phê?
Bài 7: Mẹ hơn con 25 tuổi, tổng số tuổi của hai mẹ con là 43 tuổi. Hỏi hiện nay mỗi người bao nhiêu tuổi?( Vẽ sơ đồ và giải bài toán)
Bài 8: Một trại chăn nuôi ngày thứ nhất bán được 3756 con gà, ngày thứ hai bán được 1252 con gà, ngày thứ ba bán gấp 2 lần ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày trại đó bán được bao nhiêu con gà?
Bài 9: An nghĩ ra một số. Nếu lấy số đó trừ đi số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau thì được số chẵn lớn nhất có 4 chữ số. Tìm số An nghĩ?
Bài 10: Một xe ô tô chở 7bao gạo, mỗi bao gạo nặng 125 kg và chở 9 bao mì, mỗi bao mì nặng 105 kg. Hỏi xe đó chở được tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo và mì?
Bài 11: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng chiều dài. Xung quanh vườn, người ta trồng cam. Cứ cách 3m trồng 1 cây. Hỏi xung quanh vườn trồng được tất cả bao nhiêu cây cam?
Buổi 4: Tiếng Việt GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và sắp xếp chúng vào hai nhóm: DTC, DTR.
 Chiếc ô tô buýt chạy chậm dần rồi đỗ lại bên Hồ Gươm. Hằng xuống 
xe, rẽ vào phố Bà Triệu. Chiều nào về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều 
được hít thở ngay mùi thơm quen thuộc ấy. Thật hiếm thấy một loại hoa nào 
có sức toả hương cho cả một dãy phố dài hàng ngàn cây số như hoa sữa. Mùa 
hoa sữa – mùa thu – mùa khai trường. Hoa sữa rụng thành từng quầng xanh 
trên vỉa hè, quanh những gốc cây. Trời trở heo may, những bông hoa li ti rơi 
trên vai áo người như lưu luyến.
Bài 2: Khoanh tròn danh từ không cùng nhóm với các danh từ còn lại:
Việt Trì, thành phố, Vinh, Cần Thơ, Đà Nẵng.
 thủ đô, phố xá, núi đồi, Trà Vinh, tỉnh thành. 
Bài 3: Viết những từ ghép có tiếng “ trung” vào từng mục cho phù hợp: trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu, trung gian, trung lập, trung thành, trung thân, trung tâm, trung thu, trung thực.
 a) Tiếng trung có nghĩa là “ ở giữa”:.
 b) Tiếng trung có nghĩa là “ một lòng một dạ”:.
Bài 4: Tìm 3 từ cùng nghĩa với “ mơ ước”. Đặt câu với một từ tìm được.
Bài 5: Tìm từ láy có trong đoạn văn sau:
 Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy le te.
Buổi 5: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a) 2341 + 6528 + 98375 b)  ... 
Bài 4: Một phép chia có thương là 286, số chia là 324 và số dư là số dư lớn nhất. Tìm số bị chia của phép chia đó.
 A. 92664 B. 92678 C. 92378 D. 92987
Phần II: Làm các bài tập 
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a) 14000 : ( 70 x 40 ) + 91235 : 257 b) 39585 : 195 + 72600 : 15 – 3845
Bài 2: Tìm X:
a) X : 156 = 48 ( dư 5 ) b) 8435 : X = 241
Bài 3: Một đội công nhân làm đường, ngày đầu làm được 200m. Ngày thứ hai làm được 150m. Ngày thứ ba làm được bằng quãng đường của ngày thứ nhất và ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày đội đó làm được bao nhiêu mét đường?
Bài 4: Tổ Một mua 15 quyển sách, tổ hai mua 17 quyển sách. Hỏi cả hai tổ mua hết bao nhiêu tiền, biết rằng mỗi quyển sách giá 9000 đồng?
Bài 5: Một kho lương thực, đợt I nhập 30 bao gạo, mỗi bao nặng 80 kg. Đợt II nhập 45 bao gạo, mỗi bao nặng 60 kg. Hỏi đợt nào nhập được nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu kilôgam?
Bài 6: Một cửa hàng có 215 thùng dầu, mỗi thùng có 50 lít. Cửa hàng đã bán đi 150 lít. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Bài 7: Một cửa hàng có 1425 kg muối. Trong hai ngày đầu bán được 321 kg. Số còn lại bán trong 3 ngày sau. Hỏi:
a) Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu kilôgam muối?
b) Trong 3 ngày sau trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu kilôgam muối?
Bài 8: 10 gang tay của bố bằng 11 gang tay của mẹ. Biết mỗi gang tay của mẹ dài 20 cm. Hỏi 1 gang tay của bố dài bao nhiêu?
Bài 9: Có 19200 đồng thì mua được 24 bút bi. Hỏi mua 45 bút bi như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài tập ôn cuối học kì I – Môn Tiếng Việt – Lớp 4 ( Tây Tựu A) 
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực:
Một câu nhịn, chín câu lành
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Của rề rề không bằng nghề trong tay
 Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng cả mặc sóng chèo cho có chừng.
Bài 2: Nối từ ở cột A với cột B sao cho thích hợp:
 A B
1. Chí tình a. Hết sức công bằng, không chút thiên vị
2. Chí lí b. Chăm chỉ và hết sức hứng thú
3. Chí thân c. Hết sức thân thiết
4. Chí thú d. Hết sức đúng, hết sức có lí
5. Chí công e. Có tình cảm chân tình, sâu sắc
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới động từ, 2 gạch dưới tính từ trong các câu sau:
Ngọc lan là một giống hoa rất quý.
Sáng sớm tinh mơ, những nụ lan đã he hé nở, hương lan thoang thoảng tỏa theo làn gió nhẹ.
 c) Hương tỏa ngào ngạt khắp xóm.
Bài 4: Gạch dưới từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho các Động từ in đậm trong các câu dưới đây:
a) Thế là cái rét tháng ba đã tới. 
b) Đám trẻ con đang co rúm người lại vì gió bấc.
c) Hình như sắp có những tia nắng yếu ớt đem theo hơi ấm.
d) Em bé đã ăn xong.
e) Chú ấy vừa ra ngõ.
g) Con chó đang sủa ầm ĩ.
h) Chắc thế nào bà cũng sẽ cho nó quà gì đây.
Bài 5: Hãy tìm những từ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau:
a) nhẹ :..
b) đầy :..
c) chăm :
d) trắng :
Bài 6: Viết từ nghi vấn của mỗi câu hỏi sau vào chỗ chấm:
a) Bạn có biết chơi cờ không? 
b) Anh vừa đi học về à? .
c) Mẹ sắp đi chợ chưa? ..
d) Làm sao em khóc? .
Bài 7: Khoanh tròn vào chữ cái câu nào là câu hỏi:
a) Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé!
b) Tôi làm sao biết bạn nghĩ gì.
c) Ai chủ nhiệm lớp mình nhỉ? 
d) Trời ạ, sao tôi khổ thế. 
Bài 8: Những câu hỏi sau đây dùng làm gì?
a) Bạn có trật tự không nào? 
b) Cho tớ mượn bút được không? .
c) Sao nó dở thế nhỉ? 
d) Cậu đạt giải nhất chứ gì? .
Bài 9: Các câu kể sau đây dùng làm gì?
a) Lông mèo trắng tinh. ( ..)
b) Chúng em đi tham quan ngày mai. (..) 
c) Em là học sinh lớp 4. ( ..)
d) Tôi thích chơi cờ hơn bóng đá. ()
Bài 10: Giả sử em muốn hỏi xem bố có cất hộ em chiếc mũ em để quên trên xe của bố hay không, em dùng câu hỏi nào dưới đây là phù hợp nhất?
Bố cất mũ của con hả? 
Có phải bố cất hộ con cái mũ không?
Có phải bố cất hộ con cái mũ không ạ?
Bố cất hộ con cái mũ à?
Bài 11: Đặt câu hỏi để thể hiện thái độ lịch sự khi hỏi trong các tình huống sau:
a) Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi.
...
b) Em hỏi mẹ để biết xem mình được ăn gì trong bữa cơm chiều.
...
Bài 12: Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải.
a. Chơi dao có ngày đứt tay. 1. Làm một việc nguy hiểm
b. Chơi với lửa. 2. Làm không mất nhiều công nhưng 
c. Làm chơi ăn thật. kết quả lại được nhiều 
d. ở chọn nơi, chơi chọn bạn. 3. Cần biết chọn bạn và chọn nơi sinh 
sống
 4. Liều lĩnh thì sẽ gặp tai họa
Bài 13: Viết 1 câu kể:
a) Kể về một việc em làm ở nhà vào ngày nghỉ:
b) Tả hình dáng hoặc màu sắc của một đồ vật em đang dùng:
c) Giới thiệu một bạn mới của lớp em:
d) Nêu thành tích học tập của tổ em trong tuần qua:
e) Nói lên điều em lo hoặc điều em băn khoăn trước khi làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt:
Buổi 12: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Viết chữ số thích hợp vào chỗ trống:
30 dm2 = ..cm2 7000 dm2 = ..m2
500 cm2 = dm2 25 dm2 3 cm2 = cm2
1100 dm2 = ...m2 11000 cm2 = ..dm2
2 m2 6 dm2 = dm2 8 m2 = cm2
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a) 40964 + 37575 – 347 x 243 b) 142437 : 70 + 752745 : 749
Bài 3: Cho các số: 3578 ; 4290 ; 10235 ; 729180 ; 54279 ; 6549 .
a) Các số chia hết cho 2 là: 
b) Các số chia hết cho 3 là:  
c) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là:  d) Các số chia hết cho 2 ; 5 và 9 là: 
Bài 4: Lan có một số kẹo ít hơn 40 nhưng nhiều hơn 20. Nếu Lan chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Lan có bao nhiêu kẹo?
Bài 5: Viết số lớn nhất có 10 chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có 10 chữ số khác nhau. Tính tổng và hiệu của hai số vừa viết được? 
Bài 6: Trung bình cộng số cây của hai lớp trồng được là 144 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 30 cây. Tính số cây mỗi lớp đã trồng? 
Bài 7: Lớp 4A và lớp 4B góp được tất cả 105 quyển sách vào thư viện của nhà trường. Trong đó lớp 4B góp được nhiều hơn lớp 4A là 13 quyển sách. Hỏi mỗi lớp góp được bao nhiêu quyển sách?
Bài 8: Khi nhân một số với 45, bạn Hà đã viết nhầm thành 54 nên được kết quả lớn hơn tích đúng 108 đơn vị. Tìm tích đúng của phép nhân đó?
Bài 9: Hai số có tổng là 834. Khi chia số lớn cho số bé được thương là 5. Tìm hai số đó?
Bài 10: Hai số có tổng là 614. Khi chia số lớn cho số bé được thương là 6 và số dư là 5. Tìm hai số đó?
Bài 11: Hiện nay tuổi bố và tuổi con cộng lại là 50. Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi bố gấp 3 lần tuổi con?
Buổi 12:	Tiếng Việt	 GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tìm những từ có l hoặc n điền vào chỗ trống để tạo từ:
..ló, tấp , đói ., độc ., lớn ., phi , ..cơm, nâng ., len ., ..nà, lưng , .phất.
Bài 2: Câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Mặt trăng đã bắt đầu nhô lên qua cửa sổ.
b. Cô bé nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.
c. Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh.
d. Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.
Bài 3: Nối từ ngữ ở cột A với những từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu có mô hình Ai làm gì?
 A B
1. Mấy chú chim a. đang vờn chuột ngoài sân.
2. Chú mèo mướp b. đang trò chuyện ríu rít trên cây.
3. Chúng em c. cùng nhau ôn bài dưới gốc cây.
Bài 4: Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu kể trong đoạn văn sau:
 Bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Chàng bắt đầu đảo mắt, mấp máy môi, cựa quậy chân tay. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm lấy chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Bài 5: Bộ phận nào là vị ngữ của câu: “ Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ”?
a. đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ
b. trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ
c. len lỏi giữa các bụi ven bờ
Bài 6: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để tạo câu.
a. Từ sáng tinh mơ, bố em
b. Vào ngày mùa, các bác nông dân
c. Những hôm trực nhật, em.
Bài 7: Tập làm văn: Tả chiếc bàn học của em.
Buổi 13: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tìm X:
a) X x 3 – 99 = 3700 b) X x 4 + 1307 = 6687
c) X : 3 – 25 = 1475 d) X : 4 + 1125 = 2285
Bài 2: Tính nhanh:
a) 7200 : 6 : 12 b) 1800 : 36
c) ( 164 + 36 ) : 100 x 45 : 10 c) 165 : 11 x 71 + 85 x 71
Bài 3: Đổi ra mm:
 72 cm ; 59 dm ; 105 m ;
 m ; dm ; cm
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
3043 m = km .m 2510 cm = .m .cm
8972 m = .hm m 8950 mm = .dm ..cm
Bài 5: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng chục là 8, chữ số hàng đơn vị là 5 và tổng các chữ số chia hết cho 3.
Bài 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 42 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta dự định đóng cọc để rào xung quanh mảnh đất, cọc nọ cách cọc kia 8 dm. Hỏi cần phải có bao nhiêu cọc để rào đủ mảnh đất đó?
Bài 7: An và Bình mỗi bạn thực hiện một phép chia hết có số bị chia giống nhau, còn các số chia khác nhau. Bạn An chia cho 112 còn bạn Bình lại chia cho 144 và được thương là 84. Hãy tìm thương trong phép chia của An?
Bài 8: Tiến và Hùng mỗi bạn thực hiện một phép nhân có thừa số thứ nhất giống nhau, còn các thừa số thứ hai khác nhau. Bạn Tiến nhân với 263 thì được tích là 112 564, còn bạn Hùng lại nhân với 362. Tìm kết quả phép nhân của bạn Hùng?
Bài 9: Một lớp học có nền là hình chữ nhật được lát gạch bông hình vuông, mỗi viên gạch có cạnh 20 cm. Biết rằng chiều dài lát 30 viên gạch, chiều rộng lát 20 viên gạch. Hỏi chu vi nền của lớp học là bao nhiêu?
Bài 10: Sân trường hình chữ nhật có chiều rộng 17 m, chiều dài gấp 3 chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật và số cây trồng xung quanh sân, biết cây này cách cây kia là 4 m.
Bài 11: Có bao nhiêu số tự nhiên có hai lớp, trong đó lớp đơn vị là các chữ số 1, lớp nghìn là các số chẵn khác nhau, khác 0 và nhỏ hơn 8? Hãy viết các số đó?
Buổi 15: Toán GV: Hoàng Minh Huệ
Bài 1: Tỡm X:
X x 27 + X x 30 + X x 43 = 210 500
128 x X – 12 x X – 16 x X = 5 208 000
Bài 2: Trong cỏc số sau: 89 ; 98 ; 100 ; 84683 ; 3000 ; 945 ; 108 ; 29385 ; 7853 ; 1097 ; 5554 ; 9990 .
Số nào chia hết cho 2? 
Số nào chia hết cho 3? 
Số nào chia hết cho 5? 
Số nào chia hết cho 9?
Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Số nào chia hết cho cả 5 và 9?
Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
Bài 3: Rỳt gọn cỏc phõn số: 
 ; ; ; ;
Bài 4: Rỳt gọn:
 a) b)
Bài 5: Quy đồng mẫu số cỏc phõn số: 
 a) và ; và ; và 
 b) và ; và 
Bài 6: Rỳt gọn rồi so sỏnh hai phõn số:
 a) và b) và 
Bài 7: Hóy viết cỏc phõn số lần lượt bằng ; và cú mẫu số chung là 36
 Bài 8: Sắp xếp cỏc phõn số sau theo thứ tự từ bộ đến lớn:
 ; ; ; ; ; .
Bài 9: Điền dấu > < = thớch hợp vào ụ trống:
a) 	 b) 	 c) 	1
d) 	 1 e) 1 g) 
Buổi 15: Toán GV: Hoàng Minh Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap.doc