Bài văn mẫu - Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Bài văn mẫu - Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Đề bài:

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Bài làm:

Trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam có nhiều tác giả đã sáng tác ra những áng thơ hay để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó có thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 tại làng Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ em đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi em đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, tập thơ đầu tiên của em nhan đề Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng. Bài thơ Dừa ơi được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967, khi em 9 tuổi. Sau đó được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968).

Bài thơ được em viết theo thể thơ lục bát:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Trong 8 câu thơ đầu miêu tả hình ảnh cây dừa em đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ. Dưới con mắt của em cây dừa được đặt vào một vị trí mới, với hành động tựa như con người. Em đã dùng nhiều so sánh hóm hỉnh, độc đáo khi nói về các bộ phận của cây dừa. Nhìn cây dừa xanh trong vườn, em tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tàu dừa được so sánh với “chiếc lược chải vào mây xanh”. Buồng dừa, quả dừa được ví với “đàn lợn con”, với “bao hũ rượu” đã được ai đeo vào cổ dừa. Thân dừa được em vẽ lên cùng với màu sắc sinh động “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Tính từ bạc phếch cho ta cảm nhận được thân dừa theo thời gian bị phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, không đều, trông cũ, xấu . Vậy mà dừa vẫn “xanh toả nhiều tàu” đó là sức sống trường tồn mãnh liệt của cây dừa.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 17063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài văn mẫu - Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời phê của thầy cô giáo
Điểm
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
Đề bài:
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bài làm:
Trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam có nhiều tác giả đã sáng tác ra những áng thơ hay để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó có thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 tại làng Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ em đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi em đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, tập thơ đầu tiên của em nhan đề Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng. Bài thơ Dừa ơi được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967, khi em 9 tuổi. Sau đó được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968).
Bài thơ được em viết theo thể thơ lục bát:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Trong 8 câu thơ đầu miêu tả hình ảnh cây dừa em đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ. Dưới con mắt của em cây dừa được đặt vào một vị trí mới, với hành động tựa như con người. Em đã dùng nhiều so sánh hóm hỉnh, độc đáo khi nói về các bộ phận của cây dừa. Nhìn cây dừa xanh trong vườn, em tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tàu dừa được so sánh với “chiếc lược chải vào mây xanh”. Buồng dừa, quả dừa được ví với “đàn lợn con”, với “bao hũ rượu” đã được ai đeo vào cổ dừa. Thân dừa được em vẽ lên cùng với màu sắc sinh động “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Tính từ bạc phếch cho ta cảm nhận được thân dừa theo thời gian bị phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, không đều, trông cũ, xấu . Vậy mà dừa vẫn “xanh toả nhiều tàu” đó là sức sống trường tồn mãnh liệt của cây dừa.
Hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh cây dừa gắn bó với thiên nhiên. Dừa “đón gió”, dừa “gọi trăng”. Hoa dừa “nở cùng sao”. Tàu dừa như chiếc lược “chải vào mây xanh”. Dừa gọi gió đến để “múa reo”. Giữa trời trong, tiếng dừa “rì rào” như hoà nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh. Đây là câu thơ được nhiều người yêu thích:
“Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra”.
Câu thơ vừa có màu sắc của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian. Đàn cò “trắng” nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang “đánh nhịp bay vào bay ra”. 
Hình ảnh cây dừa trong thơ em thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê:
“Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
Và ở đây em đã dùng nghệ thuật ẩn dụ. Đọc hai câu thơ ta liên tưởng đến sự bền bỉ, vững trãi, tự tin, hiên ngang giữa trời đất bao la, vẻ đẹp này được gắn với truyền thống tốt đẹp của người lính Cụ Hồ.
Thơ thời thơ ấu của Trần Đăng Khoa bao giờ cũng bắt đầu bằng câu chuyện kể, rồi tả, rồi bỗng dưng xuất thần. Năng lực tả cảnh vườn quê của em trong bài “Mưa” in chung trong tập thơ Góc sân và khoảng trời thần kì không có gì đặc biệt, mà sao nó cứ luẩn quẩn với ta, mới mãi với ta, đọc lên sao nó cứ xối thẳng vào cảm xúc của ta, tạo nên một bức tranh quê đặc sệt quê mùa mà sao vẫn thanh cao, huyền diệu:
... 
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay 
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con 
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa 
 Mưa...
 Đến với thơ Khoa, ta được sống trong bầu không khí rất riêng, không khí của làng quê nông thôn Việt Nam. Trần Đăng Khoa luôn cảm nhận đựơc vẻ đẹp trong trẻo, trinh nguyên, thuần nhất của vùng quê dân dã và hết sức thơ mộng. Đọc bài thơ Cây dừa của em người đọc thấy hiện ra trước mắt hình ảnh cây dừa đang hoà với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng rất trẻ con. Tạo nên sức hút của bài thơ ngay từ đoạn đầu. Qua việc miêu tả cây dừa, em ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên. Đó cũng chính là sự xuất thần trong thơ em với lối sử dụng ngôn ngữ giản dị chính xác và giàu hình ảnh gây được hiệu quả tình cảm mạnh mẽ nhất cho người đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich bai tho cay dua.doc