Bản thuyết trình đồ dùng dạy học -Tên đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy địa lí Việt Nam

Bản thuyết trình đồ dùng dạy học -Tên đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy địa lí Việt Nam

BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

.Tên đồ dùng: BỘ ĐỒ DÙNG DẠY ĐỊA LÍ VIỆT NAM.

 NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH GỒM:

 1.Thời gian làm: 5 người * 1buổi

2. Quy trình làm:

- Vật liệu gồm có: 1 tờ giấy rô- ki, 3 tập giấy màu thủ công học sinh( xanh, đỏ, vàng), 3 màu bột vẽ:( xanh, trắng, vàng),1 bút dạ màu đen,1hộp hồ dán, hộp bút màu.

- Cách làm: Tờ gấy rô-ki dùng vẽ lược đồ trống Việt Nam.Phần còn lại chúng tôi dùng để cắt, dán, vẽ các sản phẩm gồm:

+1 bộ thẻ từ ghi tên các nhánh sông chính, các dãy núi chính, các địa danh và các mũi tên chỉ hướng đi của gió.

+ 1 bộ kí hiệu về khoáng sản, công nghiệp,giao thông.

+ 1 bộ biểu tượng về các loại cây trồng, các con vật nuôi.

 

doc 3 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết trình đồ dùng dạy học -Tên đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD HUYỆN ĐẮC SONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
.Tên đồ dùng: BỘ ĐỒ DÙNG DẠY ĐỊA LÍ VIỆT NAM.
 NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH GỒM:
 1.Thời gian làm: 5 người * 1buổi
2. Quy trình làm: 
- Vật liệu gồm có: 1 tờ giấy rô- ki, 3 tập giấy màu thủ công học sinh( xanh, đỏ, vàng), 3 màu bột vẽ:( xanh, trắng, vàng),1 bút dạ màu đen,1hộp hồ dán, hộp bút màu.
- Cách làm: Tờ gấy rô-ki dùng vẽ lược đồ trống Việt Nam.Phần còn lại chúng tôi dùng để cắt, dán, vẽ các sản phẩm gồm: 
+1 bộ thẻ từ ghi tên các nhánh sông chính, các dãy núi chính, các địa danh và các mũi tên chỉ hướng đi của gió.
+ 1 bộ kí hiệu về khoáng sản, công nghiệp,giao thông.
+ 1 bộ biểu tượng về các loại cây trồng, các con vật nuôi.
3. Cách sử dụng: Sau khi đọc các thông tin, tìm hiểu lược đồ trong sách giáo khoa, học sinh lên nhặt các thẻ từ, các kí hiệu, các biểu tượng hoặc các mũi tên để sắp xếp hoặc đặt vào vị trí cần xác định.
* Ví dụ: Khi tiến hành dạy bài “ Khoáng sản” ( Địa lí lớp 5).
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy cho biết nước ta nơi nào có nhiều than, nơi nào có nhiều sắt, nơi nào có nhiều bô xít, nơi nào có nhiều dầu mỏ?
- Học sinh có nhiệm vụ lên nhặt kí hiệu về than đặt vào vị trí tỉnh Quảng Ninh, nhặt kí hiệu về sắt đặt vào các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Tĩnh, nhặt kí hiệu về bô xít đặt vào vị trí tỉnh Tây Nguyên, nhặt kí hiệu về dầu mỏ đặt vào vị trí tỉnh Vũng Tàu
+ Hoặc khi dạy bài: “ Đồng bằng Duyên hải Miền Trung” ( Địa lí lớp 4)
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy sắp xếp tên các đồng bằng Duyên Hải Miền Trung theo thứ tự của bản đồ từ Bắc xuống Nam?
- Học sinh lên nhặt thẻ từ ghi tên các đồng bằng Duyên Hải Miền trung sắp xếp theo thứ tự của bản đồ :Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng bằng Bình Trị Thiên, đồng bằng Nam Ngãi, đồng bằng Bình Phú- Khánh Hoà, đồng bằng Ninh Thuận-Bình Thuận.
 Tương tự như thế, chúng ta tiến hành dạy các bài còn lại.
4. Hiệu quả: 
Với cách dạy như vậy giúp học sinh được phát triển tư duy rất tốt, nhớ bài sâu, kích thích tính tò mò cho các em. Bộ đồ dùng gọn nhẹ tiện sử dụng, rất thoáng nên học sinh quan sát rõ.
 5. Phạm vi sử dụng:
Bộ đồ dùng này dùng để dạy các bài địa lí Việt Nam lớp 4,5 ( có sử dụng lược đồ). Đặc biệt rất có hiệu quả với tiết ôn tập củng cố, và có thể sử dụng lược đồ để dạy các bài tập đọc nói về đất nước Việt Nam.
6. Kinh phí: 50000 đồng.
CÔNG NGHIỆP
DẦU DỆT MAY THỰC PHẨM THAN SẮT THIẾC ĐỒNG 
BÔ XÍT APATÍT DẦU MỎ KHÍ TỰ NHIÊN
THÀNH PHỐ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ĐIỆN TỬ, TIN HỌC 
CƠ KHÍ LUYỆN KIM HOÁ CHẤT 
NÔNG GHIỆP
LÚA NGÔ CHÈ CÀ PHÊ
CAO SU CÂY ĂN QUẢ TRÂU 
BÒ LỢN GIA CẦM 
VÙNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
GIAO THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC
ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG Ô TÔ, SỐ ĐƯỜNG
ĐƯỜNG BIỂN SÂN BAY QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA
CẢNG ĐIỂM DÂN CƯ
CÀ PHÊ
BÌNH PHÚ-KHÁNH HOÀ
CẨM PHẢ 

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet trinh do dung day hoc.doc