Báo cáo Chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (khối 4)

Báo cáo Chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (khối 4)

1) Thế nào là kĩ năng sống?

Nhóm thảo luận và trả lời:

- Năng lực của con người giải quyết 1 vấn đề trong cuộc sống có hiệu quả.

- Kĩ năng cần thiết phục vụ cuộc sống con người.

- Là lời nói ứng xử trong giao tiếp hàng ngày.

- Cách ứng xử, lời nói, thói quen, việc làm của con người trong cuộc sống.

- Khả năng ứng xử của con người với 1 sự việc, vấn đề theo hướng tích cực.

- Khả năng thích ứng của con người theo hướng tích cực.

- Việc làm theo hướng tích cực được lặp đi lặp lại nhiều lần.

2) Vì sao cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh?

 Nhóm thảo luận và trả lời:

- Giúp con người chung sống với nhau.

- Nhận thức đúng đắn trong từng gia đình, lịch sử xã hội.

- Gắn mục tiêu giáo dục: con người phát triển toàn diện, phù hợp với truyền thống Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại.

- Xã hội bùng nổ thông tin cần dạy cho học sinh cùng sống, cùng chia sẻ.

- Học sinh phổ thông đang phát triển, đón nhận nhiều thông tin, cần định hướng đúng, cần giáo dục kĩ năng sống.

 

doc 3 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 3608Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (khối 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG TH NGÔ MÂY 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 (KHỐI 4)
1) Thế nào là kĩ năng sống?
Nhóm thảo luận và trả lời:
- Năng lực của con người giải quyết 1 vấn đề trong cuộc sống có hiệu quả.
- Kĩ năng cần thiết phục vụ cuộc sống con người.
- Là lời nói ứng xử trong giao tiếp hàng ngày.
- Cách ứng xử, lời nói, thói quen, việc làm của con người trong cuộc sống.
- Khả năng ứng xử của con người với 1 sự việc, vấn đề theo hướng tích cực.
- Khả năng thích ứng của con người theo hướng tích cực.
- Việc làm theo hướng tích cực được lặp đi lặp lại nhiều lần.
2) Vì sao cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh?
 	Nhóm thảo luận và trả lời:
- Giúp con người chung sống với nhau.
- Nhận thức đúng đắn trong từng gia đình, lịch sử xã hội.
- Gắn mục tiêu giáo dục: con người phát triển toàn diện, phù hợp với truyền thống Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại.
- Xã hội bùng nổ thông tin cần dạy cho học sinh cùng sống, cùng chia sẻ.
- Học sinh phổ thông đang phát triển, đón nhận nhiều thông tin, cần định hướng đúng, cần giáo dục kĩ năng sống.
- Xã hội không ngừng biến đổi, cần giáo dục kĩ năng sống thích ứng với xã hội và giúp hành trang khi ra đời. 
Vì vậy, GD KNS là vấn đề cấp thiết.
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
- Là yêu cầu cấp thiết dối với thế hệ trẻ.
- GD KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- GD KNS cho HS phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
3) Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học ở Tiểu học:
- Giáo dục KNS trong môn Khoa học giúp học sinh:
a) Hiểu biết một số KKNS cơ bản như:
+ Tự nhận thức về bản thân, về tự nhiên, xã hội và các gá trị;
+ Giao tiếp và ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân.
+ Tư duy, phân tích và bình luận về các biểu tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên.
+ Ra quyết định phù hợp và giải quyết vấn đề hiệu quả, thích hợp với tình huống.
+ Đặt mục tiêu, quản lí thời gian và cam kết thực hiện.
 b) Vận dụng các kĩ năng trên để:
+ Ứng phó phù hợp trong thực tiễn cuộc sống;
+ Cam kết thực hiện những hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi trường xung quanh.
+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
4) Địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học:
 Lớp 4:
	+ Có 21 địa chỉ.
	+ Trong đó có 5 địa chỉ đã soạn sẵn theo mẫu:
	~ Bài 13: Phòng bệnh béo phì.
	~ Bài 14: Phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
~ Bài 39-40: Không khí bị ô nhiễm. Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
~ Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
~ Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
5) Cách soạn và trình bày:
	a) Bài soạn và cách thức:
- Ở khối Bốn soạn bài: “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” 
- Nếu thấy hợp lý, có thể gộp 2 bài lại để soạn. Ví dụ: Ở lớp Bốn: Có thể gộp 2 bài để soạn như bài: “Nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”
b) Tiến trình dạy học:
* Có 4 bước chính:
	+ Khám phá: HS đã biết gì, chưa biết gì về vấn đề đưa ra?
Ví dụ: Các em hãy cho biết vì sao nước bị ô nhiễm? HS trả lời:  Dựa vào sự hiểu biết của HS, GV dẫn vào bài mới: Để biết vì sao nươc bị ô nhiễm, thầy cùng các em đi tìm hiểu qua bài: nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
	+ Kết nối: Kết nối nội dung mới của bài. Giải quyết tất cả những kiến thức mới.
	+ Thực hành: Đưa ra những tình huống, những nội dung, những trò chơi để vận dụng kiến thức đó.
	+ Vận dụng: Tùy ở từng hoàn cảnh từng em, chúng ta có bài vận dụng (các em nắm được thông tin nào về bài học).
* Tóm lại: Qua 1 tiến trình, đảm bảo giáo dục được KNS.
6) Thống nhất quan điểm khi soạn bài:
 a) Nếu các trường soạn mới thì soạn theo tài liệu này.
	b) Nếu các trường soạn bổ sung thì bổ sung những điểm mà sách hướn dẫn chưa có: Nội dung GD KNS
	c) Quan điểm của Bộ giáo dục: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho rằng
	+ Đây là 1 tài liệu cho giáo viên tham khảo.
	+ Giáo viên là người hoạt đông thực tiễn, biết được giá trị quyển sách này là gì? Có thể dùng từ này, không dùng từ này.
	+ Có ma trận: Nhiều địa chỉ tăng cường các kĩ năng sống, không cứng quá, có thể tìm 1 địa chỉ khác. Đây là những bài minh họa, không phải nhất thiết tuân theo.
	+ Càng ngày, việc chỉ đạo dạy học linh hoạt, phát huy tính độc lập, sáng tạo của các thầy cô. Các thầy cô thích làm gì thì làm, dạy phương pháp gia không biết miễn là khi đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng đạt là được.(Tránh lệch chuẩn KTKN).
 Người báo cáo	 
 Nguyễn Thị Thu Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docBao cao chuyen de Giao duc KNS Khoi 420112012.doc