Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tiểu học - Lớp 4, 5

Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tiểu học - Lớp 4, 5

Phần thứ nhất:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài, những người có trí tuệ tạo ra. Chính “Những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp”. Họ đã tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển lịch sử xã hội loài người, sản sinh ra những giá trị vật chất tinh thần tiêu biểu trong nền văn minh nhân loại. Đặc biệt bước vào thế kỷ của nền văn minh trí tuệ thề kỷ mà “cạnh tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lại càng quan tâm tới chiến lược nhân tài, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho việc đào tạo nhân tài và coi trọng nhân tài là chiến lược quyết định cho sự phồn thịnh của đất nước.

 Qua kinh nghiệm của các nước phát triển cao và những nước công nghiệp mới phát triển, người ta càng thấy rõ: Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định tiến trình và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội là việc hoạch định đúng và thi hành được chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và sử dụng người tài. Những người tài năng nhất là các thiên tài không chỉ mang lại vinh dự, danh tiếng cho quốc gia, mà còn mang lại giá trị tinh thần, vật chất to lớn không chỉ cho mỗi nước mà còn cho cả nhân loại.

 Qua 4000 nghìn năm lịch sử Việt Nam đã phát huy được vai trò của những người tài giỏi. Bởi ông cha ta rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Thiên tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tiểu học - Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC vµ ®µo t¹o vÜnh t­êng
TRƯỜNG TIỂU HỌC kim x¸ 1
 - - - - - - - o0o - - - - - - -
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
MÔN TOÁN TIỂU HỌC-LỚP 4,5
 (Mã đề tài SKKN: 08)
HỌ VÀ TÊN: TrÇn V¨n ChÊt
 CHỨC VỤ:	 GV- Tæ tr­ëng chuyªn m«n 4-5
Email : Tranchat78@gmail.com(ĐT:0912846157)
 Năm học : 2012-2013
VÜnh T­êng, Tháng 3 năm 2013
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài, những người có trí tuệ tạo ra. Chính “Những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp”. Họ đã tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển lịch sử xã hội loài người, sản sinh ra những giá trị vật chất tinh thần tiêu biểu trong nền văn minh nhân loại. Đặc biệt bước vào thế kỷ của nền văn minh trí tuệ thề kỷ mà “cạnh tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lại càng quan tâm tới chiến lược nhân tài, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho việc đào tạo nhân tài và coi trọng nhân tài là chiến lược quyết định cho sự phồn thịnh của đất nước.
	Qua kinh nghiệm của các nước phát triển cao và những nước công nghiệp mới phát triển, người ta càng thấy rõ: Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định tiến trình và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội là việc hoạch định đúng và thi hành được chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và sử dụng người tài. Những người tài năng nhất là các thiên tài không chỉ mang lại vinh dự, danh tiếng cho quốc gia, mà còn mang lại giá trị tinh thần, vật chất to lớn không chỉ cho mỗi nước mà còn cho cả nhân loại.
	Qua 4000 nghìn năm lịch sử Việt Nam đã phát huy được vai trò của những người tài giỏi. Bởi ông cha ta rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Thiên tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.
	Nhận thức được vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi công nhiều người tài năng và coi việc đào tạo nhân tài là quốc sách của nhà nước. Ngày nay vấn đề bồi dưỡng nhân tài được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Tại văn kiện đại hội Đảng VIII đã nêu “Cùng với khoa học công nghệ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. 
	Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
	Thực hiện tốt Nghị quyết TW2 khoá 8, trong đó việc bồi dường, đào tạo học sinh giỏi là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì chỉ có những nhân tài mới nhanh chóng tiếp thu thành tựu khoa học mới của nhân loại, phát minh ra sáng kiến để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
	Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “,trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.
	Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp Tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, ngay từ cấp Tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục học sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.
Trường tiểu học Kim Xá 1 nhiều năm qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu về chất lượng giảng dạy và hiệu quả bồi dưỡng ngày càng đòi hỏi cao. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cả một quá trình, phải có kế hoạch cụ thể cho người dạy và cả người học, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học-lớp 4,5”.
Phần thứ hai
 NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở khoa học
	Con người nói chung và người tài năng nói riêng hình thành phát triển trưởng thành, cống hiến cho xã hôi trải qua 3 giai đoạn chính.
	Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu từ lúc bào thai hình thành, phát triển và kết thúc lúc đứa trẻ chào đời. Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với hình thành và phát triển của thai nhi, cũng như việc nảy sinh (hoặc thui chột các mầm mống ban đầu của tài năng ở mỗi con người). Trong giai đoạn này vai trò di truyền, vật chất tinh thần, những hiểu biết về điều kiện sống làm việc của người bố và nhất là của người mẹ có ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển thai nhi đặc biệt là phát triển trí tuệ và tình cảm sau này của đứa trẻ.
	Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu lúc đứa trẻ ra đời cho đến khi trưởng thành. Đây chính là giai đoạn cơ bản nhất để năng khiếu, tài năng hình thành, phát triển trong cuộc đời của mỗi con người. Trong giai đoạn này, mầm mống ban đầu do di truyền để lại và do tác động của môi trường sẽ được bộc lộ, phát triển ở độ tuổi tiên học đường, ở độ tuổi học phổ thông mầm mống năng khiếu định hình, trẻ em trở thành học sinh năng khiếu.
	Trong giai đoạn này vai trò của môi trường tự nhiên và nhất là vai trò của môi trường xã hội (vai trò của giáo dục ở gia đình, ở trường học - đặc biệt là vai trò của thầy giáo giỏi), nơi đứa trẻ ăn, ở, sinh sống, học tập, giao tiếp hàng ngày có tác động cực kỳ quan trọng đến sự phát triển hoặc làm thui chột năng khiếu của trẻ.
	Giai đoạn 3: Giai đoạn mà môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn tới việc cống hiến tài năng của mỗi con người. Đây là giai đoạn mà tài năng đã được xác lập, được thể hiện, được sử dụng trong thực tiễn mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể của xã hội.
	Trong giai đoạn này vai trò của môi trường vĩ mô như: đường lối, chủ trương,cơ chế, chế độ, chính sách, cách tổ chức, quản lý, chỉ đạo các mặt kinh tế - xã hội của nhà nước, của quốc gia và có khi của cả một trào lưu một xu thế phát triển của thời đại có tác động và có ảnh hưởng lớn tới việc phát hiện các tài năng cũng như tới việc phát triển sức sáng tạo và sự cống hiến tài năng của công đồng cũng như của mỗi con người.
	Ba giai đoạn trên đây, kế tiếp, đan xen tạo nên điều kiện cho nhau phát triển. Vì vậy trong mỗi giai đoạn cần có chủ trương, phương hướng, biện pháp và tác động đúng, kịp thời để năng lực của từng người phát triển nảy nở, đặc biệt trong giai đoạn hai, môi trường nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và bồi dưỡng năng khiếu.
	Giai đoạn thứ hai phù hợp với học sinh tiểu học nếu như gia đình, nhà trường và xã hội biết chăm lo học sinh ngay ở giai đoạn này thì sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của các tài năng, tạo tiền đề cho các tài năng, làm cơ sở cho các bậc học cao hơn.
	Như vậy sự hình thành và phát triển năng khiếu, tài năng của con người chịu sự tác động của các yếu tố di truyền (Tư chất và năng khiếu) môi trường tự nhiên và xã hộ, vĩ mô cũng như vi mô của gia đình, nhà trường, xã hội của dân tộc, quốc gia và thời đại trong suốt quá trình sinh thành phát triển của cả đời người nói chung của những con người có năng khiếu, tài năng nói riêng.
	Dựa trên nền tảng đó chúng ta đề cập tới vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nói chung và công việc của người quản lý nói riêng trên lĩnh vực phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tài năng cho quê hương đất nước.
	2. Cơ sở thực tiễn
	Việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm động viên khích lệ học sinh và giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lý chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
	Quản lí trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy học, trong quá trình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là yêu cầu cơ bản. Bởi vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý.
	Trường tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào viêc học với tư cách là hoạt đông chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tâp thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn. năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các em không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu của các mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng sẽ bị mai một, thui chột đi.
	Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học dinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng.
	Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vì vậy cần phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như: giáo viên giỏi, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất.
3. Nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
	a) Nội dung tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 
	Dựa vào nội dung chức  ... ..................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN CUC HAY.doc