1) Thế nào là so sánh
- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau góp phần làm cho sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên phong phú, sinh động, cụ thể và rõ ràng hơn.
- Trong phép so sánh gồm sự vật được mang ra so sánh và hình ảnh được so sánh.
2) Các hình thức so sánh
a)So sánh giống: A = B
- Ví dụ: Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại
b) So sánh khác: A khác B; A><>
- Ví dụ: Anh ấy chăm chỉ bao nhiêu thì nó lười biếng bấy nhiêu
3)Thực hành
3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có hình ảnh so sánh
* Một số hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
a) Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
(Trăng ơi .từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa)
b) “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
c) “ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
d) Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Như bầy trâu lim dim.
( Bè xuôi sông La – Trúc Thông)
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HS TIỂU HỌC Chuyên đề 1: Biện pháp so sánh 1) Thế nào là so sánh - So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau góp phần làm cho sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên phong phú, sinh động, cụ thể và rõ ràng hơn. - Trong phép so sánh gồm sự vật được mang ra so sánh và hình ảnh được so sánh. 2) Các hình thức so sánh a)So sánh giống: A = B - Ví dụ: Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại b) So sánh khác: A khác B; A><B - Ví dụ: Anh ấy chăm chỉ bao nhiêu thì nó lười biếng bấy nhiêu 3)Thực hành 3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có hình ảnh so sánh * Một số hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ so sánh a) Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà (Trăng ơi ...từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa) b) “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) c) “ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm) d) Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi... Như bầy trâu lim dim... ( Bè xuôi sông La – Trúc Thông) e)« Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái.Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàng... » (Trích Những bài văn hay lớp 4) g) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám cuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bí tí Võ Quảng h)Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan Hồ Chí Minh 3.2)Thực hành một số bài tập: * Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy - Bài tập ví dụ: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào? So sánh bằng từ gì? a) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng Quang Huy b) Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa Sáng bừng cả mặt sông Nguyễn Hồng Kiên c)Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Bùi Hiển Khổ thơ, đoạn văn Hai sự vật được so sánh với nhau Dấu hiệu chung để so sánh Từ dùng chỉ sự so sánh a cờ - lửa đều có màu đỏ như b dòng kẻ - em(xếp hàng) đều ngay ngắn như c mảnh buồm – con chim hình dáng giống nhau như Bài tập 3: Trong bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy có viết: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu, tre gần nhau hơn Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người” Trong đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre? Cách nói đó hay ở chỗ nào? * Dạng 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh : 1) Vài đám mây trắng đủng đỉnh bay .....những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển 2) Con thuyền bơi trong sương....bơi trong mây. 3) Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài...... rừng tay vẫy vẫy. 4) - Ánh mắt dịu hiền của mẹ ...... ngọn lửa sưởi ấm cả đời con. * Dạng 3: Viết lại câu văn sau cho sinh động bằng cách sử dụng biện pháp so sánh: 1) Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa -> Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ như một bó đuốc khổng lồ 2) Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ. -> Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng hồng như trái đào chín 3) Sau trận ốm, nó rất gầy ->Sau trận ốm, tay chân nó khẳng khiu như que củi, người gầy đét như con cá mắm. * Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân so sánh VD về bài văn tả cây bút : « Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. » VD về bài văn tả cây chuối: : « Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Qủa nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon.Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt. ***Tiếp theo: Chuyên đề 2: Biện pháp nhân hóa
Tài liệu đính kèm: