Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh của người giáo viên tiểu học
Bác Hồ đã từng nói:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ. Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ nhận thức trên, người giáo viên trên lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.
Là một giáo viên trên bục giảng tôi phải biết:
Thứ nhất là: Nhiệm vụ của người giáo viên trên lớp
- Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh.
+ Gần gũi yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm với nghề dạy học ở tiểu học.
+ Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy sáng tạo trong lao động sư phạm.
+ Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng.
+ Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở. Có tác phong mẫu mực.
+ Ham hiểu biết cái mới, luôn năng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh của người giáo viên tiểu học Bác Hồ đã từng nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ. Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ nhận thức trên, người giáo viên trên lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Là một giáo viên trên bục giảng tôi phải biết: Thứ nhất là: Nhiệm vụ của người giáo viên trên lớp - Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh. + Gần gũi yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm với nghề dạy học ở tiểu học. + Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy sáng tạo trong lao động sư phạm. + Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng. + Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở. Có tác phong mẫu mực. + Ham hiểu biết cái mới, luôn năng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách. Thứ hai là: Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp - Là người chủ chốt của trường làm công tác giáo dục học sinh. - Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hóa học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. - Giáo viên khi tham gia công tác giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng, tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh. Để từ đó có: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách cụ thể là 1. Về rèn nề nếp - Đây là công tác đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định đến học tập và mọi phong trào của lớp vì lớp học có trật tự, có nề nếp tốt thì học sinh mới chú ý nghe giảng và hiểu bài được. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giúp học sinh lĩnh hội hết các kiến thức của tiết học. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho các em học sinh học Nội quy học sinh, 5 nhiệm vụ của hs và yêu cầu các em tìm hiểu cụ thể, chi tiết từng mục một, phân tích kỹ để các em hiểu nội quy, nhiệm vụ đó vì các em còn quá nhỏ, nếu giáo viên chỉ nêu qua thì học sinh không thể hiểu hết được. - Ngay từ đầu năm, tôi đã đưa ra các yêu cầu thi đua giữa các tổ và các cá nhân ngay từ buổi học đầu tiên để các em cùng thi đua, phấn đấu. - Luôn duy trì đều đặn hoạt động thi đua giữa các tổ, các cá nhân, có khen chê kịp thời nhưng lấy tiêu chí khen, động viên là chính. - Bên cạnh đó, tôi luôn giáo dục các em ý thức giữ gìn môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp giúp cho chúng ta có sức khoẻ tốt, hướng dẫn các em cụ thể cả việc đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng chỗ. - Tôi luôn đề cao vai trò của cán bộ lớp, các em này thực sự là những cô giáo nhỏ của lớp học. Tôi đã hướng dẫn các em cách tự quản lớp học và cách xử lí một số tình huống thường xảy ra. Đội ngũ cán bộ lớp không những chỉ có học sinh tiêu biểu mà còn có cả một số em hiếu động ở trong lớp để các em có ý thức tự giác, biết sửa chữa bản thân, hầu hết các em đều có tiến bộ và trở thành những học sinh gương mẫu. - Tôi luôn đề cao tinh thần tự quản của các em, khen ngợi những tập thể cá nhân có ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có ý thức học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. - Tôi luôn giành thời gian cho các em tự bình bầu thi đua giữa các tổ, các cá nhân vào các tiết sinh hoạt cuối tuần và tiến hành tổng kết thi đua vào cuối tháng. Các tổ và cá nhân xuất sắc được tuyên dương, khen thưởng trước tập thể lớp. - Tôi đã thiết lập sổ Nhật ký giáo viên chủ nhiệm. Nhật ký giáo viên chủ nhiệm khác với Sổ công tác chủ nhiệm. Nhật ký chủ nhiệm để ghi về từng học sinh ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật ký chủ nhiệm giúp giáo viên có nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lý học. 2. Về vấn đề học tập - Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra học lực của các em, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh yếu trong lớp, giành cho các em này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến. - Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi trong mọi tiết dạy. - Duy trì phong trào thi đua hoa điểm mười, phong trào Đôi bạn cùng tiến. - Khi xếp chỗ ngồi, tôi luôn chú ý xếp xen kẽ HS kém với HS khá, giỏi để các em tự giúp đỡ nhau trong học tập, cuối tuần luôn có bình bầu đôi bạn nào tiến bộ nhất trong tuần đó. - Ngay trong đầu năm học đã hướng dẫn học sinh nắm được các ký hiệu trên bảng, cách giơ tay phát biểu, cách sắp xếp đồ dùng học tập, cách đứng trả lời, ... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. - Duy trì nề nếp truy bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết dạy giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh giá kết quả của mình. - Luôn có kế hoạch kèm cặp các em yếu kém, thường xuyên gọi các em nhút nhát để các em tự tin và bạo dạn hơn. - Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ, nhóm, cá nhân có tiến hành tổng kết tuyên dương, khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần học tập tiến bộ của các em. 3. Trong công tác phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể Điều tra lí lịch học sinh nắm được hoàn cảnh cũng như cá tính của từng em và có biện pháp giáo dục các em cho phù hợp. - Làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường. Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết với cha mẹ học sinh, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh các vấn đề có liên quan trong công tác giáo dục học sinh. - Chủ động nắm bắt kế hoạch hàng tháng của tổ chức Đoàn - Đội để xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và động viên các em tích cực tham gia. Tóm lại: Phương châm giáo dục của bản thân là “lạt mềm buộc chặt” và làm cho mọi hs “ được học và học được”, giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người thân thiện - nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống từ đó giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em. - Một lớp học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này tôi nghĩ các thầy cô giáo không nên làm những cây cổ thụ tỏa bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người hướng đạo đầy bản lĩnh cùng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri thức. - Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi đồng nghiệp và những người đi trước để vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, khéo léo, phù hợp với từng bài, từng phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em đến với niềm đam mê thích thú trong học tập. - Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.
Tài liệu đính kèm: