Câu hỏi ôn tập cuối năm
Môn: Khoa học - Lớp 4
Năm học 2009-2010
Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão.
Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.
Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất; Cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ản an toàn.
Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí.
Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, là những nguyên nhân làm khong khí bị ô nhiễm. Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,
Câu 3: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật?
Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là:
-Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe
-Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn và tránh kẻ thù.
-Đối với thực: Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.
C©u hái «n tËp cuèi n¨m Môn: Khoa học - Lớp 4 Năm học 2009-2010 Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão. Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió. Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất; Cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ản an toàn. Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí. Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,là những nguyên nhân làm khong khí bị ô nhiễm. Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh, Câu 3: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật? Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là: -Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe -Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn và tránh kẻ thù. -Đối với thực: Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống. Câu 4: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém. -Nước và các chất lõng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. -Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm, -Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí, các vật xốp như bông, len, Câu 5: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Câu 6: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống như thế nào? Những yếu tố duy trì sự sống của thực vật là: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.. Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau. Câu 7: Trình bày sự trao đổi chất của thực vật với môi trường. Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khi ô-xi và các chất khoáng khác. Câu 8: Trình bày sự trao đổi chất của động vật với môi trường. Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường nước, khí ô-xi, các chất hữu cơ có trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác) và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu. C©u hái «n tËp Câu 1: Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên và nêu một số nét về sinh hoạt, và trang phục của người dân Tây Nguyên. Một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,Một số nét về sinh hoạt, trang phục của người dân Tây Nguyên là: Nam thường đống khố, nữ thường quấn váy. Họ thường sống tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà Rông. Họ yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Câu 2: Nêu vị trí và đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ. Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta, là đồng bằng lớn nhất nước ta do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. Câu 3: Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ . Một số hoạt động chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ: Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; nuôi trồng thủy sản; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước, nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Câu 4: Nêu vị trí và một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng Nam Bộ, bên sông Sài Gòn. Đây là thành phố lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn nhất. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng. Hoạt động thương mại rất phát triển. Câu 5: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung. Đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá. Mùa hạ tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa và bão dễ gây ngập lụt. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa động lạnh. Câu 6: Biển, đảo, quần đảo nước ta như thế nào? Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo. Vùng biển nước ta rộng với nhiều đảo, quần đảo. Biển, đảo và quần đảo nước ta có nhiều tài nguyên quí cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: Khai thác khoáng sản như dầu khí, cát trắng, muối, và đánh bắt, nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch. ÔN TẬP CUỐI NĂM Môn: Lịch sử - Lớp 4 Năm học 2009-2010 Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng. Chiến thắng Chi Lăng đã đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh. Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác buộc quân xâm lược nhà Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê. Câu 2: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản là: Bảo vệ quyền lợi cơ bản của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 3: Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt vì chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Câu 4: Vào thế kỉ XVI-XVII, một số thành thị nước ta như thế nào? Hãy kể tên một số thành thị nổi tiếng thời đó. Vào thế kỉ XVI-XVII, một số thành thị nước ta trở nên phồn thịnh. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó. Câu 5: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc để làm gì? Hãy trình bày kết quả của việc đó. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. Kết quả là: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng ngoài cho vua Lê (1786), mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. Câu 6: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào và đã ban hành bộ luật gì? Nêu mục đích của bộ luật đó. Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần, lợi dụng cơ hội đó, năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn. Nhà Nguyễn đã ban hành một bộ luật mới là bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
Tài liệu đính kèm: