Câu hỏi trắc nghiệm môn tiếng Việt khối 4 học kì I

Câu hỏi trắc nghiệm môn tiếng Việt khối 4 học kì I

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 HKI

I/ TẬP ĐỌC

Chọn đúng hoặc sai

1- Trong bài “ Một người chính trực” ông Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực

a- Đúng b- Sai

2- Trong bài “ Những hạt thóc giống” . Cậu bé Chôm là người dũng cảm dám nói lên sự thật

a- Đúng b- sai

3- Trong bài “ Nỗi dằn vặt An-đrây- ca” An- đray - ca là câu bé không biết thương ông

a- Đúng b- Sai

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn tiếng Việt khối 4 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD THỊ XÃ LONG KHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN AN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 HKI
I/ TẬP ĐỌC
Chọn đúng hoặc sai
1- Trong bài “ Một người chính trực” ông Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực
a- Đúng	b- Sai
2- Trong bài “ Những hạt thóc giống” . Cậu bé Chôm là người dũng cảm dám nói lên sự thật
a- Đúng	b- sai
3- Trong bài “ Nỗi dằn vặt An-đrây- ca” An- đray - ca là câu bé không biết thương ông
a- Đúng	b- Sai
Chọn ý đúng nhất
4- Trò chơi kéo co trong bài tập đọc “Kéo co” là trò chơi:
a- Rèn luyện sức mạnh.	c- Rèn luyện trí tuệ
b- Rèn luyện sự khéo léo.	d- Rèn luyện sự dẻo dai.
5- Bài “Cánh diều tuổi thơ.”Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những gì?
a- Đem lại cho trẻ em niềm vui lớn.	c- Cả hai ý trên đều đúng.
b- Đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp	d- Cả hai ý trên đều sai.
6- Bài “Rất nhiều mặt trăng”.Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng.
a- Công chúa muốn có những ngôi sao.	c- Công chúa muốn có mặt trời.
b- Công chúa muốn có mặt trăng.	d- Công chúa muốn có chị Hằng Nga.
7- Trong bài “Dế mèn” bênh vực kẻ yếu: Em có thể tặng cho dế mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:
a- Võ sĩ	c- Lực sĩ
b- Chiến sĩ	d- Hiệp sĩ
8- Qua bài “Thư thăm bạn”. Bạn Lương viết thư thăm bạn Hồng để làm gì?
a- Bạn Lương viết thư để chia buuồn với bạn Hồng.
b- Bạn Lương viết thư để làm bạn với bạn Hồng.
c- Bạn lương viết thư để chúc sức khỏe bạn Hồng.
d- Bạn Lương viết thư để giao lưu với bạn Hồng.
9- Bài “ Một người chính trực”. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
a- Ông cử người tài ba ra giúp nước.
b- Ông cử người giỏi hầu hạ ra giúp nước.
c- Ông cử người mình thích ra giúp nước.
d- Ông cử người có uy tín ra giúp nước.
10- Qua bài “Những hạt giống” nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
a- Người tài ba.	c- Người dũng cảm
b- Người trung trực	d- Người tốt bụng.
11- Bài “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca” .Chuyện gì xảy ra khi An-dray-ca mang thuốc về nhà?
a- Ông còn khỏe mạnh.	c- Ông đã qua đời
b- Ông vẫn bình thường.	d- Ông đang chờ An-đray-ca
12- Bài “Trung thu độc lập” Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào lúc nào?
a- Vào lúc đất nước độc lập.
b- Vào lúc anh đứng gác ở trại
c- Vào lúc anh đang chiến đấu.
13- Trong bài “Thưa chuyện với mẹ” Cương xin học nghề rèn với mục đích gì ?
a- Kiếm sống	c- Giúp mẹ đỡ vất vả
b- Đỡ đần cho mẹ	d- Cả ba ý trên
14- Trong bài “Người ăn xin” Theo emcậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin.
a- Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.
b- Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một sự qúy mến
c- Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.
d- Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một sự đồng cảm.
15- Bài “Điều ước của vua Mi-đát” Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
a- Vua Mi-đát xin thần cho mình được nhiều vàng
b- Vua Mi-đát xin thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
c- Vua Mi-đát xin thần cho mình hóa thành vàng.
d- Vua Mi-đát xin thần cho mọi vật xung quanh đều hóa thành vàng,
16- Bài “Ông trạng thả diều”. Em nhận thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
a- Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngòai lớp nghe giảng nhờ.
b- Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rối mượn vở của bạn.
c- Cả hai ý trên đều đúng.
d- Cả hai ý trên đều sai.
17- Bài “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”.E m hiểu thế nào là” Một bậc anh hùng kinh tế”?
a- Là một nguời chiến đấu dũng cảm .
b- Là một người giành thắng lợi lớn trong kinh doanh .
c-Là một người lập nên nhiều chiến công 
d- Là một người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. 
II / LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chọn đúng hoặc sai
18. Câu “ Bạn Hồng thân mến!” có 2 từ 
a- Đúng 	 	b- Sai
19. Từ “ Nổi tiếng” là từ ghép phân loại
a- Đúng	 	b- Sai
20.Thành ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói lên tính trung thực
a- đúng 	b- sai 
21. Dòng nước chảy tương đối lớn , trên đó thuyền bè đi lại được gọi là sông
a- Đúng 	b- sai
22. Từ “cảm động” trong câu : Bà cảm động xoa đầu Cương. Là động từ chỉ hoạt động
a- Đúng	b- Sai
23 - Trong câu: Bác cần trục hăng hái và khỏe nhất. Được đặt câu hỏi với từ ai ?
a- Đúng 	b- Sai
24 - Trò chơi kéo co là trò chơi rèn luyện trí thông minh.
a- Đúng	b- Sai
25- Tiếng “để” do những bộ phận nào tạo thành ?
 	 a-Âm d và âm ê c- Âm đầu và vần .
 	 b- Âm đầu -thanh d-Âm đầu -vần -thanh .
26- Câu “bạn Hồng thân mến !” có :
 	 a- 02 từ b-03 từ c- 04 từ d- 01 từ 
27 Câu thành ngữ tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình đòan kết .
 	 a- Trâu buộc ghét trâu ăn . c- Ở hiền gặp lành 
 	 b- Môi hở răng lạnh d- Uống nước nhớ nguồn .
28- Từ trái nghĩa với trung thực .
 	 a- Thật thà 	c- thẳng thắn 
 	 b- Gian dối 	d- Thông minh 
29-Từ nào dưới đây là danh từ chung :
a- Kim Đồng 	 b- Lê Văn Tám 
c- Cậu bé 	d-Nguyễn Bá Ngọc 
30-Từ trung nào không có nghĩa là ở giữa 
a-Trung thu 	b- Trung tâm 
c- Trung nghĩa 	d- Trung bình 
31- Tên nào dưới đây là tên địa lý Việt Nam ?
a- Nguyễn Huệ	c- Yết Kiêu
b - Trường Sơn	d- Nguyễn Lữ
32 - Trong câu : Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.Có:
a- Hai động từ	b- Ba động từ
c- Bốn động từ 	c- Năm động từ
33 - Từ trái nghĩa với nhân hậu là :
a- Độc ác	b- Đau sót
c- Tha thứ	d- Đùm bọc
34 - Thành ngữ nào nói lên tính trung thực
a- Lá lành đùm lá rách
b- Chị ngã em nâng
c- Cây ngay không sợ chết đứng
d- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
35 - Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó là :
a- Trung thành	b- Trung hậu
c - Trung kiên	d- Trung hiếu
36 - Từ nào là từ láy
a- Tái nhợt	b- Tả tơi
c- Thảm hại	d- Thương hại
37 - Từ nào là từ láy
a- Tham lam	b- Sang trọng
c- Hãnh diện	d- Chiếu cố
38 - Trò chơi cờ tướng là trò chơi :
a- Rèn luyện sức mạnh
b- Rèn luyện sự khéo léo
c- Rèn luyện trí tuệ
d- Rèn luyện tính nhanh nhẹn
39 - Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết
a- Trâu buộc ghét trâu ăn.
b- Môi hở răng lạnh
c- Ở hiền gặp lành
d- Cây ngay không sợ chết đứng
40 - Từ trái nghĩa với trung thực là :
a- Thật thà	b- gian dối
c- Thắng thắn	d- trung hậu
41 - Từ nào dưới đây không phải là động từ
a- Lom khom	b- cầu xin
c- Cứu giúp	d- Đi
42- Từ nào không phải là từ láy
a- Cồn cào	b- Sung sướng
c- Tham lam	d- Vàng vọt
43 - Trong câu : Chú bé rất ham thả diều.Từ nào là tính từ
a- Ham	b- Thả
c- Diều 	d- Chú bé
45 - Từ trẻ trong câu “ đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta...” là :
a- Tính từ chỉ tính tình	b- Tính từ chỉ kích thước
c- Tính từ chỉ đặc điểm	d- Tính từ chỉ hình dáng
46- Từ nào dưới đây có nghĩa trắng ở mức độ thấp ?
a- Trắng toát	b- Trăng trắng
c- Trắng tinh	d- Trắng muốt
47 - Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu “ Mặt trời...”
a- Đỏ choét	b- Đỏ chói
c- Đỏ chon chót	d- Đỏ lòm
48 - Từ chí nào không có nghĩa là ý chí
a- Chí phải	b- Bền chí
c- Quyết chí	d- Có chí
49- Từ nào cùng nghĩa với từ dũng cảm ?
a- Chăm chỉ	b- Gan dạ
c- Thông Minh	d- Nhanh nhẹn
50 - Câu nào là câu kể Con gì là gì?
a- Cô giáo là người mẹ thứ hai
b- Con trâu là đầu cơ nghiệp
c- Trẻ em là vốn quý nhất
d- Cả a,b,c đều đúng

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac nghiem khoi 4.doc