Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 13 - Nguyễn Đăng Định

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 13 - Nguyễn Đăng Định

Tập đọc

Tiết 25 : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu

1.Kiến thức.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

2.Kĩ năng.

 -Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

-Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

3.Thái độ.

-Khâm phục nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi-ôn-cốp-xki

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 13 - Nguyễn Đăng Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
Tiết 25 : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
1.Kiến thức. 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
2.Kĩ năng.
 -Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
-Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
3.Thái độ.
-Khâm phục nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi-ôn-cốp-xki
II - Đồ dùng dạy – học:Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy và học :
Họat động dạy 
Họat động học
A – Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn 1 bài Vẽ trứng+ TLCH- 2SGK 
- Đọc đoạn 2 bài Vẽ trứng và nêu nội dung chính của bài.
- GV đánh giá, cho điểm
B – Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài( 3 lượt)
- Đọc đúng các câu hỏi trong bài (Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? ;Cậu làm thể nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? )
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-YC nêu các từ khó đọc trong bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
-HS đọc đoạn 1
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
+ Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để bay được?
+ Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki?
-Đoạn 1 cho biết điều gì?
* YC HS đọc đoạn2,3
-Để tìm hiểu điều bí mật đó, ông đã làm gì?
-Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình ntn?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
- Đó cũng chính là nội dung của đoạn 2,3.
* YC đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
-ý chính của đoạn 4 là gì?
* Gv giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- YC 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- YC HS luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Em học được gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
- GV nhận xét tiết học
- 2HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
+ Đoạn 1: Từ nhỏ.....vẫn bay được
+ Đoạn 2: Để tìm điều....tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: đúng là... đến các vì sao
+ Đoạn 4: Còn lại.
- 1 Hs đọc.
- HS nêu 1 số từ khó đọc- 2,3 HS đọc từ khó- cả lớp đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2em đọc toàn bài.
-1 Hs đọc thành tiếng.
-Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
-Dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim....
-Hình ảnh quả bóng không có cách vẫn bay được.
- Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
- 1HS đọc
-Đọc không biết bao nhiêu là sách, hì hục làm thí nghiệm...
- Ông sống rất kham khổ, chỉ ăn bánh mì suông....
-Vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Sự thành công của Xi-ôn cốp - xki.
- Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki; Người chinh phục các vì sao;....
- Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.
- 4 Hs đọc.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Hs luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 hs thi đọc toàn bài.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Toán
Tiết 61 : GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I- Mục tiêu: 
1.Kiến thức. Biết cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
2.Kĩ năng. Có kĩ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
3.Thái độ.Có ý thức nhân nhẩm với số có hai chữ số.
II-Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: phấn màu
Học sinh: SGK
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy 
A. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động học
Tính nhanh:
a.97 x 29 + 29 x 2 + 29
= ( 97 + 2 + 1 ) x 29
= 100 x 29
= 2900
b.1994 45 + 1994 x 36 + 1994 x42 - 1994 x 23
= 1994 x ( 45 + 36 + 42 – 23 )
= 1994 x 100
=199400
Dựa vào kiến thức nào để tính 2 biểu thức trên?
2 HS làm bảng
 Lớp làm nháp
Chữa bài – nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Lắng nghe
2. Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10
- Cho cả lớp đặt tính và tính 27 x 11
- Cho học sinh nhận xét thừa số 27 với tích 297 rồi rút ra kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 là tổng của 2 và 7 vào giữa 2 số và 7.
- 1 học sinh lên đặt tính và tính
x
 27
 11
 27
27
297
Cho học sinh tính 62 x 11, 51 x 11
(= 682 ; = 561)
3. Trường hợp tổng 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Cho học sinh tính nhẩm 48 x 11 
Chốt: Vì 12 không phải là số có 1 chữ số mà là số có 2 chữ số nên ta làm như sau: Cho học sinh đặt tính và tính.
* Kết luận: 4 + 8 = 12 viết 2 xen vào giữa 4 và 8 
được 428. Thêm 1 vào 4 của 428 được 528.
- Học sinh tự do nêu kết quả.
- 1 học sinh làm
x
 48
 11
 48
 48
 528
- Cho học sinh tính 
97 x 11= 1067
85 x 11 = 935
- 2 học sinh làm
3. Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
a. 34 x 11 = 374
b. 11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
H: Cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11? 
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa
- Hỏi đáp
Bài 2: Tìm x
a. x : 11 = 25
 x = 25 x 11
 x = 275
b. x : 11 = 78
 x = 78 x 11
 x = 858
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài- tóm tắt bài toán
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
 Bài giải
Số học sinh của khối lớp 4 có là: 
11 x 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp 5 có là: 
11 x 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh của cả 2 khối lớp có là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh
- HS đọc đề bài- tóm tắt bài toán
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
H: Tìm cách giải khác?
Số hàng của 2 khối lớp là:
17 + 15 = 32 (hàng)
Số học sinh của 2 khối lớp là:
11 x 32 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh
- HS nêu cách làm khác 
Bài 4: 
HS đọc đề toán- tóm tắt bài toán
Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
 Bài giải
Phòng họp A có: 11 x 12 = 132 (người)
Phòng họp B có: 9 x 14 = 126 (người)
Vậy phòng họp A hơn phòng họp B là:
 132 – 126 = 6 (người)
Câu b là câu đúng; Các câu a, c, d sai
HS đọc đề toán- tóm tắt bài toán
Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
C. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả
Tiết 13 : Nghe – viết: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I – Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức.
-Nghe – Viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao
-Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/iê 
2.Kĩ năng.
- Trình bày bài sạch đẹp.
3.Thái độ.
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II - Đồ dùng dạy – học
- Phấn màu
III – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs lên bảng viết: châu báu, trân trọng, con lươn, lương tháng. 
- GVnhận xét- đánh giá , cho điểm 
B – Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, YC cần đạt của tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi Hs đọc đoạn văn.
- Đoạn văn viết về ai?
- Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
-Yc HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Cho HS luyện viết.
c. Nghe- viết chính tả:
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
d. Soát lỗi- chấm bài.
3. Hướng dẫn làm BT Chính tả
- BT (2) 
– Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 Hs.YC HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Sau đây là một số tính từ HS có thể làm: 
+Có hai tiếng đều bắt đầu từ l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấp láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu
+ Có hai tiếng đều bắt đầu bằng : Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, nô nức, náo nức
- Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân để có được bất kì một phát minh nào ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí thiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.
BT 3: 
- Gọi HS đọc Yc và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi từng cặp và tìm từ.
- Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét và kết luận từ đúng.
3 a) – Nản chí (nản lòng),lí tưởng, lạc lối( lạc hướng)
3b) – Kim khâu,tiết kiệm, tim
4. Củng cố, dặn dò
- YC HS về nhà viết vào sổ tay từ ngữ các tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc các tiếng có âm i/iê)
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ.
- Lắng nghe
- 1Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Đoạn văn viết về nhà bác học Xi-ôn- cốp-xki.
-.....là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại...
- Xi-ôn-cốp-xki; nhảy, rủi ro, non nớt
- HS luyện viết bảng con, 1HS lên bảng viết
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ ghi vào phiếu.
- 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 10 từ vào vở.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-Từng cặp Hs phát biểu. 1 HS đọc nghĩa từ- 1 HS đọc từ tìm được.
-Hs lắng nghe và ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu
Tiết 25 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức.
 Củng cố và hệ thống hoá những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
-Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người
-Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
-Ôn luyện về danh từ, tính từ, động từ.
2.Kĩ năng. Biết tìm từ (BT1 ), đặt câu(BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học .
3.Thái độ.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người để đặt ccaau, viết văn.
II .Đồ dùng dạy- học
- Phấn màu
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 Hs lên bảng tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp ,sướng.
- Hs dưới lớp trả lời câu hỏi; hãy nêu một số cách thể hiện một số mức độ của đặc điểm,tính chất.
- GV nhận xét và cho điểm.
B ...  của đường thêu móc xích?
- GV kết luận : 
+ Thêu móc xích là cách thêu để tạo ra các mũi thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau , nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau.
- GV giới thiệu1 số sản phẩm thêu móc xích.
 2.Hoạt động2
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV kết hợp tranh hướng dẫn quy trình thêu móc xích.
- Y/c HS quan sát H3a, 3b, 3c và gọi HS nêu cách bắt đầu thêu, mũi thứ nhất, mũi thứ 2. Sau đó GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu, mũi thứ nhất, mũi thứ 2.
- HS theo dõi GV thực hiện các mũi thêu.
- Y/c HS quan sát H4 để nêu cách kết thúc đường thêu.
- Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS 1 số điểm sau:
+ Thêu theo chiều từ phải sang trái.
+ Mỗi mũi thêu được thực hiện theo quy trình: tạo thành vòng chỉ qua đường dấu ( có thể dùng ngón Tay cái của tay trái giữ vòng chỉ.)
+ Vị trí lên kim và xuống kim đúng các điểm trên đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ quá lỏng hoặc quá chặt.
GV hướng dẫn lần 2.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Cho HS tập thêu móc xích trên giấy kẻ ô li.
C. Củng cố- Dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiết sau thực hành.
Tổ trưởng báo cáo 
- HS ghi vở.
HS quan sát mẫu, hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát 
HS lắng nghe
HS quan sát
HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS đọcghi nhớ
- HS thực hành.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 26 : ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
1.Kiến thức. 
Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt chuyện)
2.Kĩ năng. 
Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn .
3.Thái độ.
Yêu thích học văn kể chuyện.
 II - Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của một số HS chưa đạt yêu cầu của tiết trước.
B. Dạy- học bài mới:
1- Giới thiệu bài 
- Từ đầu năm học tới nay, các em đã học 18 tiết TLV kể chuyện.Tiết học hôm nay – tiết thứ 19 – là tiết cuối cùng dạy văn kể chuyện ở lớp 4. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
2- Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
-Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện. Vì khi làm đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến,ý nghĩa... của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
Bài tập 2, 3:
-Gọi HS đọc YC
-Gọi HS phát biểu về đề tài mình chọn.
- Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện / cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn trả lời hoặc ngược lại – trả lời những câu hỏi mà thầy (cô) và các bạn đặt ra.
-GV treo bảng phụ.
Văn kể chuyện :
-Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có đuôi liên quan đến một hay một số nhân vật
-Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
Nhân vật:
-Là người hay các con vật đồ vật, cây cối được nhân hoá
-Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
-Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. 
Cốt truyện
-Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu – diễn biến – kết thúc.
-Có hai kiểu mở bài (Trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng).
* Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- Một HS đọc YC của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 2HS cùng bàn trao đổi, thảo luận
- Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các sự việc có liên quan đến một tấm gương rèn luyện thân thể và một câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người học tập và làm theo tấm gương đó.
-Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài YC viết thư thăm bạn.
- Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài YC tả lại chiếc áo hoăc chiếc váy.
- HS lắng nghe.
-2 HS đọc yêu cầu của BT 2, 3.
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể 
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của BT 3
- HS quan sát và đọc.
- HS thi kể chuyện trước lớp.( 3 đến 5 HS)
- Hỏi và trả lời về nội dung của truyện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Toán
Tiết 65 : LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu: 
1.Kiến thức. 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng; diện tích( m2 ,dm2 ,cm2 ).
- Thực hiện được nhân với số có hai , ba chữ số .
2.Kĩ năng.
 - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh .
 - Lập công thức tính diện tích hình vuông.
3.Thái độ.
- Có ý thức hoàn thành các bài tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: phấn màu
- Học sinh: SGK
III- Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy 
A. Bài cũ:
Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó:
a. Số 435 được gấp lên 115 lần rồi cộng với 983:
435 x 115 + 983 = 50025 + 983 = 51008
b. Số 435 được tăng thêm 115 đơn vị rồi nhân với 983: ( 435 + 115 ) x 983 = 550 x 983 = 540650
Hoạt động học
- 2 HS làm bài – lớp làm nháp - Chữa bài – nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
10kg = 1yến
50kg = 5yến
80kg = 8yến
100kg = 1tạ
300kg = 3tạ
1200kg= 12tạ
1000kg= 1tấn
8000kg = 8tấn
15000kg=15tấn
10tạ = 1 tấn
30tạ = 3 tấn
200tạ= 20 tấn
100cm2 = 1dm2
800cm2 = 8dm2
1700cm2=17dm2
100dm2 = 1m2
900dm2 = 9m2
1000dm2 = 10m2
- HS đọc đề bài
- Cả lớp làm bài, 3 học sinh lên bảng
H: Nêu mối quan hệ giữa kg – yến - tạ - tấn; cm2- dm2 - m2.
Bài 2: Tính 
a. 268 x 235 = 62980 
 324 x 250 = 81000
b. 475 x 205 = 97375
 309 x 207 = 63963
c. 45 x 12 + 8
 = 540 + 8
 = 548
45 x (12 + 8)
= 45 x 20
= 900
H: Nêu các bước nhân với số có 3 chữ số?
- Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện
- Cả lớp làm bài, 4 học sinh lên bảng
- Chữa bài – nhận xét
 2 x 39 x 5 
=2 x 5 x 39
 = 10 x 39
 = 390
302 x 16 + 302 x 4
 = 302 x (16 + 4)
 = 302 x 20
 = 6040
769 x 85 – 769 x 75
 = 769 x (85 – 75)
 = 769 x 10
 = 7690
 H: Dựa vào kiến thức nào để tính giá trị của biểu thức
- Cả lớp làm bài, 3 học sinh lên bảng làm
cho thuận tiện ?
Bài 4: Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào 1 bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25l nước. Vòi thứ 2 mỗi phút chảy được 15lít nước. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước?(Giải 2 cách)
Bài giải
C1: 1 giờ 15 phút = 75 phút
 Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể được là: 
 25 + 15 = 40 (lít)
 Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút, cả 2 vòi nước chảy vào bể được là: 
 4 0 x 75 = 3000 (lít) 
 Đáp số 3000 lít
C2: 1 giờ 15 phút = 75 phút
 Sau 75 phút vòi 1 chảy được là:
 25 x 75 = 1875 (lít)
 Sau 75 phút vòi 2 hảy được là: 
 15 x 75 = 1125 (lít)
 Sau 75 phút 2 vòi chảy được là:
 1875 + 1125 = 3000 (lít) 
 Đáp số: 3000 lít
- HS đọc đề bài toán
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng
- Chữa bài – nhận xét
Bài 5: Một hình vuông có cạnh là a. Gọi S là diện tích của hình vuông 
a. Viết công thức tính diện tích hình vuông đó?
b. Tính diện tích của hình vuông khi a = 25m
a
a. S = a x a
b. Với a = 25 thì S = a xa
 = 25 x 25 
 = 625 (m2) 
 Đáp số: 625m2
- HS nêu đề bài.
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
III. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà ôn lại cách tính S hình vuông 
Khoa học
Tiết	26 : NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức. -Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
	+ Xả rác , phân, nước thải bừa bãi 
	+ Sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu .
	+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, 
	+ Vỡ đường ống dẫn dầu, 
-Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm .
2.Kĩ năng. 
-Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
3.Thái độ.
 - GDBVMT : Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng
+ Thế nào là nước sạch?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
+ Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước
- GV tổ chức thảo luận nhóm.
+ YC HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1,2,3,4,5,6,7,8 SGK, trả lời theo 2 câu
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ
+ Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
+ Kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế
+ Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm?
+ Trước tình trạng như vậy, theo em mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì?
* Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
- GV cho HS thảo luận nhóm
+ YC các nhóm thảo luận, TLCH: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, TV, ĐV.
+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
+ Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9)
+ Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khoẻ con người, TV, ĐV. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế làm cho nước bị ô nhiễm.
C. Củng cố – dặn dò
- Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào?
- 2 HS lên bảng TLCH
- Lắng nghe, ghi vở
- Tiến hành thảo luận nhóm
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ.
+ Lắng nghe
+ Suy nghĩ, tự do phát biểu
+ HS tự do phát biểu ý kiến
+Quan sát, lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
+ Lắng nghe
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 13(1).doc