Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 6

- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 4 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 4
TUẦN:
6
Từ 22/9 đến 28/9
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
26
Luyện tập (tr33)
Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
Bài 1, bài 2
27
Luyện tập chung (tr35)
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
Bài 1, bài 2 (a, c), bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)
28
Luyện tập chung (tr36)
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
Bài 1, bài 2
29
Phép cộng (tr38)
Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1, 3), bài 3
30
Phép trừ (tr39)
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
TIẾNG VIỆT
41
TĐ: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Không.
42
CT Nghe-viết: Người viết truyện thật thà
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT 2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
Không.
43
LT&C: Danh từ chung và danh từ riêng
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế (BT2).
Không.
44
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
Không.
45
TĐ: Chị em tôi
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Không.
46
TLV: Trả bài văn viết thư
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
47
LT&C: MRVT: Trung thực-Tự trọng
Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
Không.
48
TLV: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo tàhnh 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2).
Không.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,kể cả kiểm tra. 
ĐẠO ĐỨC
6
Biết bày tỏ ý kiến
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
KHOA HỌC
11
Một số cách bảo quản thức ăn
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
Không.
12
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ khám để chữa trị kịp thời.
Tuỳ vùng miền mà GV có thể chú trọng bệnh do thiếu hay thừa chất dinh dưỡng.
LỊCH SỬ
6
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Không.
ĐỊA LÍ
6
Tây Nguyên
- nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
HS khá, giỏi: 
Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
ÂM NHẠC
6
- TĐN số 1- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát đã học.- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
Biết đọc bài TĐN số 1.
MĨ THUẬT
6
Vẽ theo mẫu. Vẽ quả dạng hình cầu
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả dạng hình cầu.
- Biết cách vẽ quả dạng hình cầu.
- Vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
KĨ THUẬT
6
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với HS khéo tay:
Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
THỂ DỤC
6
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại.
- Trò chơi "Kết bạn" và "Ném trúng đích".
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Không.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan06.doc