Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,. (tr57) Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Luyện tập (tr58) Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
Nhân một số thập phân với một số thập phân (tr58) Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 5 TUẦN: 12 Từ 25/10 đến 29/10 MÔN Tiết/TT bài Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú, bài tập cần làm TOÁN 56 Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... (tr57) Biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Bài 1, bài 2 57 Luyện tập (tr58) Biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. - Giải bài toán có ba bước tính. Bài 1 (a), bài 2 (a, b), bài 3 58 Nhân một số thập phân với một số thập phân (tr58) Biết: - Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. Bài 1 (a, c), bài 2 59 Luyện tập (tr60) Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; Bài 1 60 Luyện tập (tr61) Biết: - Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. Bài 1, bài 2 TIẾNG VIỆT 89 TĐ: Mùa thảo quả - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi trong SGK). HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. 90 CT Nghe-viết: Mùa thảo quả - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. Không. 91 LT&C: MRVT: Bảo vệ môi trường - Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. HS khá, giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2. 92 KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Không. 93 TĐ: Hành trình của bầy ong - Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài). HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. 94 TLV: Cấu tạo của bài văn tả người - Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (ND Ghi nhớ). - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. Không. 95 LT&C: Luyện tập về quan hệ từ - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4). HS khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4. 96 TLV: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết) Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK. Không. Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,kể cả kiểm tra. ĐẠO ĐỨC 12 Kính già, yêu trẻ - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người gài, yêu thương em nhỏ.- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. KHOA HỌC 23 Sắt, gang, thép - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép. Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS. 24 Đồng và hợp kim của đồng - Nhận biết một số tính chất của đồng. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS. LỊCH SỬ 12 Vượt qua tình thế hiểm nghèo - Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm". - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt": quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,... Không. ĐỊA LÍ 12 Công nghiệp - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp: + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, + Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói, - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. Học sinh khá, giỏi: - Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có. - Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có). - Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. ÂM NHẠC 12 Học hát: Bài Ước mơ - Biết đây là bài hát nước ngoài.- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết đây là bài hát nhạc Trung Quốc, do Hoà An viết lời Việt.- Biết gõ đệm theo phách. MĨ THUẬT 12 Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai vật mẫu - Hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn gảin ở hai vật mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. - Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. KĨ THUẬT 12 Cắt, khâu, thêu tự chọn Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích. Không. THỂ DỤC 12 - Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn" và "Kết bạn". - Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Không.
Tài liệu đính kèm: