Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu :

 Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của câu kể và câu hỏi.

 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật

II. Các hoạt động dạy học.

 1. Kiểm tra: GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”

 2. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài học.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

 + Luyện đọc:

 HS nối tiếp đọc 4 đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.

 HS luyện đọc theo cặp.

Một hoặc 2 HS đọc cả bài.

 GV đọc mẫu.

 + Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- HS đọc thầm toàn truyện, GV hỏi :

 ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?( .)

- HS đọc thầm đoạn mở đầu,GV hỏi:

 ? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?

 GV hỏi thêm: Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?

 - HS đọc thầm đoạn 3 trả lời: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?

 Đến kỳ phải nộp thóc cho vua mọi người phải làm gì? Chôm làm gì?

 Hành động của Chôm có gì khác với mọi người?

 HS đọc đoạn 3, trả lời: Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của chôm?

 

doc 73 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2006
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I- Mục tiêu : 
 	Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của câu kể và câu hỏi. 	
	Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
II. Các hoạt động dạy học.
 	1. Kiểm tra: GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”
 	2. Bài mới.
 	a. Giới thiệu bài học. 
	b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 	+ Luyện đọc: 
	HS nối tiếp đọc 4 đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.
	HS luyện đọc theo cặp.
Một hoặc 2 HS đọc cả bài. 
 	GV đọc mẫu.
 	+ Hướng dẫn tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn truyện, GV hỏi :
 ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?(..)
HS đọc thầm đoạn mở đầu,GV hỏi: 
 ? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
	GV hỏi thêm: Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
 	- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
	Đến kỳ phải nộp thóc cho vua mọi người phải làm gì? Chôm làm gì?
	Hành động của Chôm có gì khác với mọi người?
	HS đọc đoạn 3, trả lời: Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của chôm?
	HS đọc đoạn cuối , trả lời: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
 	+ Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 	Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và đọc theo cách phân vai.
3. Củng cố, dặn dò.
	Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
 	Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
----------000----------
Chính tả
Những hạt thóc giống
I- Mục tiêu : 
	Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài" Những hạt thóc giống"
	Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n; en/eng.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra: 
 Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: 
	- sợi dây, giây lát
 	- thể dục, giục giã
	- dường như, giường bệnh.
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS ( nghe- viết.)
	GV đọc bài chính tả trong SGK, HS theo dõi.
	GV lưu ý cách viết các từ khó: luộc kỹ, dõng dạc, truyền ngôi.
	HS đọc thầm đoạn văn cần viết.
	GV nhắc nhở HS cách trình bày
	HS gấp SGK, GV đọc bài cho HS viết chính tả.
	Gv đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
	GV chấm, chữa bài.
	c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
	GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2
	HS đọc yêu cầu của bài
	HS thảo luận và làm theo nhóm.
	GV nhận xét, bổ sung.
	Lời giải đúng: len qua, leng keng, áo len, màu đen, khen em
3. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét chung giờ học.
 	Nhắc HS nhớ các từ đã học
 	Luyện viết ở nhà .
----------000----------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu 
	Củng cố cho HS nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm; Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày; Củng cố mối quan hệ về các đổi vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
 ? Một phút bằng bao nhiêu giây?
	? Một thế kỷ bằng bao nhiêu năm?
	2. Bài mới 
	Hướng dẫn HS làm bài tập
	Bài 1: Cho HS đọc đề bài.
	a, Yêu cầu HS nêu các tháng có 30 ngày, 31 ngày? 28 (hoặc 29 ngày)?
	Nhắc lại cho HS cách nhớ lại số ngày của mỗi tháng bằng cách dùng nắm tay.
	b, Giới thiệu cho HS : Năm nhuận là năm tháng 2 có 29 ngày, năm không nhuận là năm mà tháng 2 chỉ có 28 ngày.
	Hướng dẫn HS dựa vào phần a, để tính số ngày trong một năm( nhuận, không nhuận)
	Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài
	HS làm bài rồi chữa bài theo từng cột.
	Yêu cầu HS giải thích cách đổi .( Đổi ra cùng đơn vị đo để so sánh)
	VD: 3 ngày = ... giờ
	Vì 1 ngày có 24 giờ nên 3 ngày = 24 giờ x 3 = 72 giờ
	Vậy ta viết 72 vào chỗ trống.
	1/2 phút = ... giây
	Vì 1 phút có 60 giây, nên 1/2 phút = 60 giây : 2 = 30 giây.
	Bài 4: a, Lưu ý HS tháng 5 có 31 ngày.
	b, Đáp án C là đúng vì 7 kg 2g = 7002 g
	GV theo dõi, chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	? Kể tên các tháng có 30 ngày?
	? Kể tên các tháng có 31 ngày?
	? Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
 	? Năm thường có bao nhiêu ngày?
----------000----------
Khoa học
Sử dụng hớp lý các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu:	Sau bài học HS có hiểu:
	- Cần sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
	- ích lợi của muối i-ốt.
	- Tác hại của thói quen ăn mặn.
II. Các hoạt động dạy học.
	1. Bài cũ:
	Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
	Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm?
	Nhận xét- ghi điểm.
	2. Bài mới
	Hoạt động 1: Trò chơi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
	Bước 1: Yêu cầu HS viết tên một số thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật.
	HS đọc SGK, xem tranh ảnh để thảo luận và điền vào phiếu học tập.
	Bước 2: Thảo luận nhóm
	HS thảo luận và điền vào bảng.
Số TT
Thức ăn chứa nhiều chất béo động vật
Thức ăn chứa nhiều chất béo động vật
	Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời, có thể cho các nhóm lên bảng nối tiếp nhau ghi tên các loại thức ăn theo yêu cầu.
	GV nhận xét - bổ sung.
	Đại diện các nhóm trả lời
	Hoạt động 2: Điền các từ: muối i-ốt, ăn mặn vào chỗ ... cho phù hợp.
	Bước 1: Làm việc cá nhân
	Bước 2: HS đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để bổ sung chất i-ốt cho cơ thể?
	Cho HS xem ảnh về bệnh bướu cổ.
	Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
3. Củng cố, dặn dò
	HS đọc mục Bạn cần biết.
	Dặn HS thực hiện nội dung bài học.
----------000----------
Buổi chiều : luyện tiếng việt
Luyện kể chuyện : Một nhà thơ chân chính
I- Mục tiêu : 
- Giúp học sinh hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện
- Có thể kể kết hợp với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền)
II- Hoạt động dạy học
	1. Củng cố lại nội dung câu chuyện
? Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng ca lên án mình?
? Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
	2. Cho HS kể chuyện theo nhóm
	3. Thi kể toàn bộ cau chuyện
	- Mỗi HS kể xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện
	- Những HS yếu có thể kể một đoạn
	- HS kể, GV cùng HS theo dõi cho điểm
	4. Củng cố tổng kết
	- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện
	- Nhận xét tiết học
----------000----------
luyện toán
đo thời gian giây - thế kỷ
I- Mục tiêu : 
	- Củng cố về đơn vị đo thời gian : giây- thế kỷ
	- Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ
II- Đồ dùng dạy học : Đồng hồ thật có 3 kim giờ, phút, giây.
III- Hoạt động dạy học 
	1. Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa giây, phút, ngày, tháng, năm, thế kỷ
	2. Luyện tập 
	+ Cho HS làm Bài tập 2- 4 ( SGK)
	+ Luyện tập thêm:
Bài 1 :
 7 thế kỷ =.............năm
20 thế kỷ =.............năm
5 ngày =.............giờ
 7 ngày =.............giờ
240 phút =..............giờ
512 phút =..............giờ ...............phút
8 phút 12 giây = ............giây
1/5 thế kỷ = ....................năm
1/4 thế kỷ = ....................năm
2 ngày = .....................giờ
1/3 ngày = ......................giờ
360 giây = ......................phút
587 giây = ......................phút.............giây
1 giờ 12 giây = .................giây
Bài 2 : Điền dấu ; dấu = vào chỗ trống:
 4 giờ 20 phút 260 giây
 456 giây 7 phút 26 giây
 giờ 20 phút
1 thế kỷ 45 năm 154 năm.
	3. Chấm chữa bài
4. Củng cố tổng kết
----------000----------
Hướng dẫn thực hành : Khoa học
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I- Mục tiêu : 
	- Củng cố lại kiến thức cơ bản về sự phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật, lợi ích của muối Iốt, tác hại của thói quen ăn mặn
II- Hoạt động dạy học 
	Hoạt động 1: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có ngồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
? Kể một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật, vừa cung cấp chất béo thực vật? ( thịt rán, cá rán....)
? Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? ( trong chất béo động vật có nhiều a xít béo no; trong chất béo thực vật có nhiều A xít béo không no. Vì vậy cần ăn phối hợp cả 2 loại chất béo động vật và thực vật.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về ích lợi của muối I ốt và tác hại của ăn mặn.
? Làm thế nào để bổ sung I ốt cho cơ thể? ( ăn muối I ốt)
? Tại sao không nên ăn mặn ? ( Vì có liên quan đến bệnh huyết áp cao)
III. Củng cố tổng kết
	Cho HS nhắc lại nội dung của bài
----------000----------
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006
Thể dục
Đổi chân khi đi đều sai nhịp. Trò chơi " Bịt mắt bắt dê"
I. Mục tiêu
	Củng cố nâng cao kỹ thuật: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác tương đối đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
	HS chơi thành thạo trò chơi:" Bịt mắt bắt dê". Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
	1. Phần mở đầu
	Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
	Cho HS chơi trò chơi" Tìm người chỉ huy"
	2. Phần cơ bản
	a, Ôn đội hình đội ngũ
	Ôn tập hợp hàng hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại. 	
	Cán sự điều khiển lớp tập
	GV theo dõi, nhắc nhỡ thêm.
	Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển
	Cả lớp tập, GV điều khiển để củng cố.
	* Cho HS tập động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	HS thực hiện động tác, GV hướng dẫn HS bước đệm tại chỗ, bước đệm trong bước đi.
	Lưu ý: động tác bước đệm phải nhanh khớp với nhịp hô.
	b, Trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
	Tập hợp HS theo đội hình vòng tròn, HS nêu lại cách chơi, luật chơi	
	Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, nhắc nhỡ, nhận xét, biểu dương tổ những HS chơi tốt.
	3. Phần kết thúc
	Cho HS chạy đề theo đội hình vòng tròn.
	Làm động tác thả lỏng, GV cùng HS hệ thống lại bài.
----------000----------
toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu
	Bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số.
	Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 4 tiết trước (SGK)
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu
	b. Giới thiệu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
	* Bài toán 1: 
	HS đọc đề ... àm quen với chú ngựa xiếc.
	4- Sau này, Va-li- a trở thành một diễn viên giỏi.
	Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
	HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn viết vào vở bài tập. Cho HS khá giỏi có thể hoàn chỉnh hai đoạn.
	GV theo dõi hướng dẫn thêm.
	HS trình bày bài làm, nhận xét,bổ sung thêm.
	Lưu ý HS mỗi đoạn văn cần có:
	- Mở đầu.
	- Diễn biến
	- Kết thúc
	GV chấm một số bài.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Dặn HS về nhà xem lại đoạn văn.
--------------------------------
Toán
Biểu thức có chứa ba chữ
	I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Nhận biết một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
	- Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
	II Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ viết sẵn VD (SGK)
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Kiểm tra: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng
	Gọi hai HS chữa bài tập 2, 3 tiết trước.
	Nhận xét- ghi điểm.
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
	GV nêu ví dụ. ( đề viết sẵn ở bảng phụ) và hướng dẫn HS tự giải thích mỗi chỗ"..." trong VD chỉ gì?
	- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào? 	gv treo bảng số và hỏi:
	- Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá và Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?
	GV làm tương tự với các trường hợp khác.
	HS nêu tổng số cá của ba người trong mỗi trường hợp để có bảng nội dung như sau:
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của ba người
2
3
4
2 + 3 + 4
5
1
0
5 + 1 + 0
1
0
2
1 + 0 + 2
...
..
...
...
a
B
c
a + b + c
	* GV giới thiệu a + b +c được gọi là biểu thức chứa ba chữ.
	HS nhận xét và nêu: Biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ .	2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
	GV hỏi HS: nếu a = 2; b =3; c = 4 thìa a + b +c bằng bao nhiêu?
	Khi đó ta nói 9 là một giá trị số của a + b + c.
	GV làm tương tự với các trường hợp còn lại
	- Khi muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm thế nào?
	- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì?
	4. Luyện tập thực hành
	Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề - HS tự làm bài.
	HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề, HS tự làm vào vở.
	HS lên bảng chữa và điền vào bảng GV kẻ sẵn. 
	Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề.
	Một HS lên bảng chữa
	HS so sánh và nêu lại cách trừ một số cho một tổng.
	Chấm , chữa bài.
	IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS làm bài tốt.
--------------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam
	I. Mục đích, yêu cầu
	Biết vận dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
	III. Đồ dùng dạy học: 
	Bản đồ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Gọi hai HS lên bảng:
	- Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam.
	- Một HS viết tên của em và địa chỉ gia đình em.
	Nhận xét, ghi điểm.
	B. Bài mới 
	1, Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2, Hướng dẫn HS làm bài tập
	Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. Viết lại bài ca dao cho đúng quy tắc chính tả.
	HS đọc phần yêu cầu của bài và đọc bài ca dao phát hiện lỗi viết sai và viết lại cho đúng.
	Một HS lên bảng viết.
	Nhận xét, bổ sung.
	Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài
	GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng. GV giải thích yêu cầu của bài.
	- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ thành phố của nước ta- viết lại các tên đó đúng chính tả?
	- Tìm nhanh trên bản đồ các danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử của nước ta - viết lại các tên đó cho đúng chính tả.
	HS làm theo nhóm
	Đại diện nhóm trình bày.
	Khen ngợi một số nhóm làm tốt.
	VD Tỉnh: Sơn La, Lai Châu...
	 Hà Giang, Lao Cai...
	 Thành phố: Hà Nội, hải Phòng, Đà Nẵng
	 Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể...
	 Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Quốc Tử Giám, Văn Miếu...
	Chấm một số bài của HS.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét tiết học.
	Dặn HS nhớ quy tắc để viết đúng chính tả.
----------------------------
Kỹ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
	I. Mục tiêu 
	HS biết gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
	Rèn cho HS tính cẩn thận, khéo léo, ý thức tự phục vụ.	
	Yêu thích sản phẩm mình làm được.
	II. Đồ dùng dạy học
	Sản phẩm tiết trước.
	Một số sản phẩm được khâu viền bằng mũi khâu đột và vật liệu dụng cụ khâu cần thiết.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
	B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài
	2, Phần trọng tâm
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tiếp tục thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
	HS tiếp tục tiến hành khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột.
	GV theo dõi, hướng dẫn cho từng em.
	Những HS đã hoàn thành sản phẩm cũng có thể hướng dẫn cho các bạn trong nhóm
	Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
	GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
	Tiêu chuẩn đánh giá:
	- Đường gấp mép vải thẳng, đúng kỹ thuật.
	- Khâu đúng mũi khâu đột.
	- Mũi khâu tương đối đều, đẹp.
	- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
	HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn.
	GV nhận xét chung
	IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
----------------------------------
Thứ sáu ngày tháng năm 2006
Tập làm văn
Luyện tập về phát triển câu chuyện
	I. Mục đích, yêu cầu : 
	- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
	II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Hai HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện " Vào nghề"
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu
	2. Hướng dẫn HS luyện tập.
	Một HS đọc đề bài và các gợi ý, cả lớp đọc thầm theo.
	Hướng dẫn HS nắm chắc các yêu cầu của đề.
	GV gạch chân dưới các từ quan trọng.
	Đề bài: Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
	Yêu cầu HS đọc thầm ba gợi ý.
	HS làm bài sau đó kể chuyện theo nhóm.
	Các nhóm cử người lên kể chuyện thi.
	Cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn.
	HS trả lời, GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng để cả lớp nhận xét.
	VD: 1, Em mơ thầy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ? ( Mẹ đi công tác xa, bố ốm nằm viện, em chăm sóc bố; bố ngủ em cũng thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con ngoan và cho em ba điều ước.), 
	2, Em thực hiện điều ước đó như thế nào? ( ước bố khỏi bệnh. Con người thoát khỏi bệnh tật. Em và em trai học thật gỏi.
	3. Em nghĩ gì khi thức giấc?( Em tự nhủ sẽ cố gắng để thực hiện những điều ước của mình.)
	IV. Củng cố, dặn dò:.
	GV nhận xét bài học, tuyên dương những HS xây dựng tốt đoạn văn .
--------------------------------------
Toán
Tính chất kết hợp của phép cộng
	I. Mục tiêu	
	Giúp HS:
	- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
	II Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Kiểm tra: 
	Hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 3.( tiết trước)
	Nhận xét- ghi điểm.
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu
	2. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
	GV kẻ bảng như (SGK)
	Cho HS nêu các giá trị cụ thể của a, b, c
	VD: a =5, b = 4, c = 6 rồi tính giả trị của (a + b) +c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả tính để nhận biết giá trị của (a + b) + c bằng giá trị của a + (b +c)	
	GV vừa chỉ bảng vừa nêu: (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng (a+b)+c có dạng là tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba (c). Tương tự với bài tập a+(b+c).
	Vậy khi thực hiện cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?
	(HS trả lời GV ghi)
	Lưu ý HS: Khi phải tính tổng của ba số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải a+b+c=( a+b)+c hoặc a+b+c= a+(b+c) 
	Tức là: a+b+c=( a+b)+c = a+(b+c)
	3. Luyện tập thực hành.
	Hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	Bài 1: HS tự làm
	Vài HS nêu miệng kết quả
	Một số HS giải thích cách làm.
	Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
	Hai HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
	Nhận xét, bổ sung.
	Bài 3: HS tự làm.
	Vài HS nêu miệng cách làm.
	Chấm, chữa bài.
	IV. Củng cố, dặn dò: Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS làm bài tốt.
--------------------------------------
Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
	I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
	- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này.
	Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	Có ý thức phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện..
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
	B. Bài mới
	Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	GV nêu câu hỏi:
	- Trong lớp bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
	- Khi đó em cảm thấy thế nào?
	- Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết?
	- Hãy nêu triệu chứng của các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết?
	- Hãy nêu triệu chứng của các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
	HS lần lượt nêu- GV bổ sung.
	Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng từ ba hay nhiều lần trong một ngày. Có thể bị mất nhiều nước và muối.
	Tả: Gây ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh tả sẽ lan thành dịch.
	Lị: Đau bung quặn ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, do đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũ nhầy.
	- Các bệnh lây qua đường tiêu hoá có nguy hiểm như thế nào?
	- GV chốt ý.
	Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	Bước 1: HS làm việc theo nhóm.
	HS quan sát các hình 30, 31(SGK )
	- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
	- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến các bệnh lây qua dường tiêu hoá? Tại sao?
	- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
	Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày; Nhận xét, bổ sung.
	Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
	Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
	GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
	- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	- Thảo luận tìm ý cho bức tranh truyện truyền giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần.
	Bước 2: HS thực hành.
	Bước 3: Trình bày và đánh giá.
	III. Củng cố, dặn dò
	Nhắc nhỡ HS ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
-----------------------------------
Hoạt động tập thể
Tuần 8

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(5).doc