I/ MỤC TIÊU:
- Giáo viên giúp học sinh nắm được nội quy nhà trường.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy học sinh.
II/ TIẾN HÀNH :
GV nêu và hướng dẫn các em nắm và hiểu được nội quy của nhà trường đề ra.
- Đi học đúng giờ , nghỉ học phải xin phép, được GV cho phép mới được vào lớp .
- Đồng phục đến trường phải gọn gàng, sạch sẽ.
- Lễ phép với thầy cô giáo, hoà nhã với bạn bè.
- Trong lớp phải trật tự, chăm chỉ học tập. Tích cực phát biểu.
- Học thuộc và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Phải đầy đủ SGK và đồ dùng học tập
- Đoàn kết với bạn bè, không chửi tục, đánh nhau.
- Giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường luôn sạch sẽ.
- Bảo quản tốt tài sản cá nhân, tôn trọng tài sản chung của trường của lớp.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGOẠI KHÓA : NĂM HỌC 2012 – 2013 ************** Thứ tư , ngày 22 tháng 8 năm 2012 NỘI QUY HỌC SINH I/ MỤC TIÊU: - Giáo viên giúp học sinh nắm được nội quy nhà trường. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy học sinh. II/ TIẾN HÀNH : GV nêu và hướng dẫn các em nắm và hiểu được nội quy của nhà trường đề ra. Đi học đúng giờ , nghỉ học phải xin phép, được GV cho phép mới được vào lớp . Đồng phục đến trường phải gọn gàng, sạch sẽ. Lễ phép với thầy cô giáo, hoà nhã với bạn bè. Trong lớp phải trật tự, chăm chỉ học tập. Tích cực phát biểu. Học thuộc và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Phải đầy đủ SGK và đồ dùng học tập Đoàn kết với bạn bè, không chửi tục, đánh nhau. Giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường luôn sạch sẽ. Bảo quản tốt tài sản cá nhân, tôn trọng tài sản chung của trường của lớp. ----------------------------------------------------------- NHA HỌC ĐƯỜNG Bài 4 :THỨC ĂN TỐT CHO RĂNG I/ MỤC TIÊU: HS nắm được thức ăn nào tốt cho răng và thứ ăn nào không tốt cho răng. II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Một số loại thức ăn. HS: - Một số thức ăn III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Thức ăn tốt cho răng MT : HS nắm được một số loại thức ăn tốt cho răng TH : - GV đưa một số loại thức ăn gọi HS nêu tên gọi + Những loai thứ ăn nào tốt cho răng? ( Chất đam :thịt, cá ,trứng.Rau xanh , dầu. Các loại đậu nành , đậu phọng. trái cây tươi: cam , mía, khóm .Nước dừa , sữa nước trái cây tươi.) Hoạt động 2: Thức ăn không tốt cho răng MT : HS nắm được một số loại thức ăn TH: + Những thức ăn nào không tốt cho răng? (Các loại thức ăn có nhiều chất bột , có nhiều đường, các loại quà vặt, bánh kẹo là những thức ăn dễ gây sâu răng. Do đó các em bớt ăn vặt để phòng ngừa sâu răng.) - GV giảng : khi lỡ ăn quà vặt mà không đánh răng được các em làm sạch bằng cách ăn trái cây. * Củng cố - dặn dò - Gọi HS nhắc lại các thức ăn tốt và không tốt cho răng - Dặn về giảm ăn quà vặt để bảo vệ răng. - GV nhận xét tiết học --------------------------------------------------- NHA HỌC ĐƯỜNG Bài 6 : TÁC DỤNG SÚC MIỆNG BẰNG FLUOR. I. MỤC TIÊU: -HS biết tác dụng khi súc miệng với Fluor II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Một gói thuốc Fluor HS: - Ly, nước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tác dụng súc miệng bằng Fluor MT: HS biết tác dụng của Fluor TH: - Tăng cường sứ đề kháng của men răng - Men răng được rắn chắc - Ngừa được sâu răng Hoạt động 2: Phương pháp súc miệng với Fluor MT: HS nắm được phương pháp súc miệng với Fluor TH: - Mỗi tuần một lần - Mỗi lần ngậm và lùa nước trong miệng 2 phút. - Trong khi súc không được đùa giỡn - Sau khi súc không được ăn uống trong vòng 30 phút - Chải răng trước khi súc miệng. GV gọi HS nhắc lại cả lớp và GV nhận xét tuyên dương. Hoạt động 3: Quy cách thực hiện MT: HS nắm được cách thực hiện TH: - GV nêu ,HS nhắc lại. Cho 1gr Fluor vào nửa lít nước , lắc cho tan .Sử dụng trong buổi. - GV hướng dẫn lạicách tổ chức thực hiện - Dăn dò :Thực hiên tốt các buổi Nha học đường do nhà trường tổ chức. - GV nhận xét tiết học. Thứ năm, ngày 23 tháng 8 năm 2012 NHA HỌC ĐƯỜNG Bài 7 : NGUYÊN NHÂN – DIỄN TIẾN – HẬU QUẢ SÂU RĂNG. I. MỤC TIÊU: HS nắm được nguyên nhân, diễn tiến , hậu quả sâu răng. Có ý thức bảo vệ răng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Mô hình răng HS: - Bàn chải. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 :Nguyên nhân ,diễn tiến ,hậu quả sâu răng MT : HS nắm được nguyên nhân, diễn tiến , hậu quả sâu răng TH : + Nêu nguyên nhân gây sâu răng?( ăn xong không đánh răng thức ăn tác dụng với vi trùng ) + Diễn tiến của sâu răng ? ( sâu men ,sâu ngà ,viêm tủy, tủy chết ) GV giảng thêm Hoạt động 2 : Cách phòng bệnh sâu răng MT: HS nắm được cách phòng bệnh sâu răng TH: + Nêu cách phòng bệnh ? . Hằng ngày chúng ta phải chải răng đúng cách ngay sau khi ăn . Không dùng bàn chải có lông bị mòn hay bị tưa . Ăn uống đủ chất bổ dưỡng, giảm bớt ăn quà vặt và các chất đường bột ,bánh kẹo . Khám răng 3 đến 6 tháng 1 lần. * Củng cố - dặn dò - Gọi HS nêu lại nguyên nhân, diễn biến , hâu quả , cách phòng bệnh - Dăn về giữ gìn răng miệng sạch sẽ. - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------- NHA HỌC ĐƯỜNG NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG, VIÊM LỢI ( NƯỚU ) I. MỤC TIÊU: - HS biết ăn thức ăn, thức uống có nhiều đường và tinh bột mà không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ bị sâu răng, viêm lợi. - Chất Fluor làm răng chắc khỏe và có thể bảo vệ răng khỏi sự tấn công của mảng bám. - Làm quen với nghiên cứu khoa học bằng cách thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Ti vi, đĩa VCD, giấy thí nghiệm, bút lông, dấm kem chải răng, bóng bay, phấn màu. HS: - Chai nước, muỗng ( Theo nhóm ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Trước khi xem phim, Xem phim : MT: HS biết cách xem phim và nắm được nội dung khi xem phim TH: - Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh xem phim. GV mở ti vi cho HS xem. - Xem toàn bộ phim. - Xem lại cảnh 2 trong phim. Hoạt động 2: Sau khi xem phim. MT: HS nắm được nội dung khi xem phim TH: + Các em đã bao giờ nhìn thấy một chiếc xe đạp, một cái đinh hay một dụng cụ để ngoài mưa và bị gỉ chưa? - HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chốt ý . GV đưa cho Hs xem một chiếc đinh và một cái dao bị gỉ. + Các em nghĩ thức ăn và đường có thể gây tác động như thế nào đến men răng của mình? - HS trả lời GV chốt: Những loại thức ăn như đường và tinh bột lắng đọng trên bề mặt lắng đọng trên bề mặt răng sẽ tạo môi trường A – xít trong miệng chúng ta. A-xít này tấn công răng chúng ta và gây sâu răng. Hoạt động 3: Làm thí nghiệm: Ngăn chặn sự tấn công của mảng bám. MT: HS nắm và làm được thí nghiệm TH: - Làm theo nhóm GV hướng dẫn các bước thực hiện. Đánh dấu một chai nước bằng chữ Fluor Đổ dấm vào 1/2 của chai nước Thêm một muỗng kem chải răng vào chai nước có ghi chữ Fluor . Đợi cho kem tan ra. Cho vào mỗi chai nước 1/2 viên phấn. Đậy nắp của mỗi chai và lắc đều cả hai Mở nắp chai chứa kem chải răng có Fluor và chụp quả bóng bay vào khít miệng chai. Mở chai thứ hai và chụp quả bóng còn lại vào khít miệng chai. HS làm thí nghiệm: + Hãy quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại bằng từ ngữ và hình ảnh? HS trả lời, nhận xét. GV chốt ý đúng. * Củng cố, dặn dò: - Tại sao chúng ta nên sử dụng kem chải răng có Fluor? - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------ NHA HỌC ĐƯỜNG LỢI ÍCH KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ I. MỤC TIÊU: HS biết khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh sâu răng và viêm lợi. Bác sĩ nha khoa là người đồng hành giúp các em chăm sóc răng miệng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Ti vi, đầu đĩa, đĩa VCD - Mô hình dũng sĩ diệt mảng bám HS: - Giấy vẽ, bút chì, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Trước khi xem phim, Xem phim : MT: HS biết cách xem phim và nắm được nội dung khi xem phim TH: - Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh xem phim. GV mở ti vi cho HS xem. - Xem toàn bộ phim. - Xem lại cảnh 9 trong phim. Hoạt động 2: Sau khi xem phim. MT: HS nắm được nội dung khi xem phim TH: GV cho cả lớp xem mô hình dũng sĩ diệt mảng bám. + Các em có nhìn thấy cái này bao giờ chưa? + Các em dùng nó để làm gì? Hướng dẫn HS xếp mô hình Dũng sĩ diệt Mảng bám để minh họa các bước thực hiện. Khi cả lớp xếp xong mô hình Dũng sĩ diệt mang bám , chỉ cho HS cách sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để đóng và mở mô hình. Hoạt động 3: Trò chơi MT: HS nắm được cách chơi và tham gia vào trò chơi tích cực TH: GV làm mẫu và hướng dẫn HS cách chơi theo nhóm Một bạn cầm người bắt mảng bám và một bạn khác sẽ chọn một ô vuông trên người bắt mảng bám. Đánh vần từ được in trên ô vuông đã chọn, mở và đóng người bắt mảng bám theo số âm tiết vừa đánh vần Đọc câu hỏi để người chơi trả lời Đáp án nằm bên dưới câu hỏi, kiểm tra xem người chơi có trả lời đúng hay không Chuyển qua người chơi tiếp theo đến lượt bạn ấy trả lời Luân phiên nhau với người bắt mảng bám cho đến khi tất cả các câu hỏi được trả lời. Cả lớp và GV nhận xét nhóm thực hiện tốt. * Củng cố dặn dò: - Vì sao chúng ta lại phải đi khám răng định kì? - GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------- AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 1 : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU : - HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông đường bộ - HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu. - Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Một số biển báo hiệu giao thông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1:Biển báo hiệu giao thông đường bộ MT :HS nắm được nội dung các biển báo TH : - GV đưa ra biển báo hiệu giới thiệu kết hợp hỏi HS trả lời + Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm ? Là những nhóm nào? . Biển báo cấm. . Biển báo nguy hiểm . Biển hiệu lệnh . Biển chỉ dẫn . Biển phụ + Biển báo cấm có đặc điểm gì? ( Hình tròn , màu trắng có viền màu đỏ ( riêng biển cấm đi ngược chiều có nền màu đỏ , ở giữa có vạch trắng ). Có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung cấm) + Biển hiệu lệnh có đặc điểm gì? ( Hình tròn , màu xanh lam, có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh phải theo) + Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì? ( Hình tam giác , màuvàng có viền màu đỏ,có hình vẽ kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm. Biển báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên có một góc nhọn hình tam giác chúc xuống đất ) - Ghi nhớ SGK / 6. Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò. MT :Củng cố kiến thức vừa học TH : - GV treo một số biển báo lên, gọi HS trả lời bất kì biển báo nào cả lớp và giáo viên nhận xét tuyên dương. - Gọi một số HS nhắc lại ghi nhớ - Dặn dò: Đi đường thực hiên theo biển báo hiệu giao thông. - GV nhận xét tiết học. _________________________________________________________________________ Thứ sáu , ngày 24 tháng 8 năm 2012 AN TOÀN GIAO THÔNG VẠCH KẺ ĐƯỜNG CỌC TIÊU RÀO CHẮN I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường ,cọc tiêu , rào chắn. - Nhận biết được các loại vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn - Biết chấp hành mọi tín hiệu giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Một số hình ảnh vạch kẻ đường ,cọc tiêu , rào chắn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Tìm hiểu vạch kẻ đường MT : HS hiểu ý nghĩa sự cần thiết của vạch kẻ đường TH : - GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời + Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường? + Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy? + Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì? (Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại) - GV giải thích các dạng vạch kẻ và ý nghĩa một số vạch : vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền, vạch đít đoạn, vạch phân làn đường cho các loại xe, mũi tên chỉ hướng đi của xe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cọc tiêu , hàng rào chắn. MT :HS nhận biết được cọc tiêu, rào chắn trên đường TH : *Cọc tiêu: - GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. - Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông ? ( Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường) - GV giới thiệu các dạng cọc tiêu có trên đường . * Rào chắn : Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại. - Có hai loại rào chắn : Rào chắn cố định và rào chắn di động. * Củng cố - dặn dò - Vạch kẻ đường có tác dụng gì ? - Hàng rào chắn có mấy loại ? - Dặn dò: Khi tham gia giao thông phải thực hiện tốt các quy định trên đường --------------------------------------------------------------- AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 3 :ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. MỤC TIÊU : - HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn. - Có thói quen đi sát lề đường. - Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV + HS: - Hai xe đạp nhỏ một xe an toàn , một xe không an toàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Lựa chọn xe đạp an toàn MT : HS xác định được thế nào là xe đạp an toàn TH : + Ở lớp ta có những bạn nào đã biết đi xe đạp? + Các em có thích đi học bằng xe đạp không? + Ở lớp có những bạn nào tự đi đến trường bằng xe đạp? + Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe như thế nào? ( xe phải tốt, có đủ các bộ phận, đèn chiếu sáng, đèn phán quang, có chắn bún ,chắn xích, là loại xe của trẻ em vành nhỏ dưới 650 mm ) - GVkết luận : Muốn đi xe đạp an toàn khi đi đường phải đi xe trẻ em, xe còn tốt , có đủ các bộ phận. Hoạt động 2 : Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường MT : HS biết những quy định đối với người đi xe đạp TH : + Kể những hành vi của những người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn? - Không được lạng lách đánh võng - Không đèo nhau đi dàn hàng ngang - Không được đi vào đường cấm, đường ngược vhiều - Không buông thả hai tay hoặc cầm ô + Theo em để đảm bảo an toàn ngưuời đi xe đạp phải đi như thế nào? Đi bên phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới . Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phán quang Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. * Củng cố - dặn dò - Như thế nào là xe đạp an toàn ? - Khi đi xe đạp trên đường em phải tuân thủ những quy định nào? - Dặn dò : Các em phải đi xe đạp dành cho trẻ em . Không đi xe đạp của người lớn. ------------------------------------------------------------- AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 4 : LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I. MỤC TIÊU : HS biết lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường. Có ý thức và thói quen chỉ đi trên con đường an toàn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Tranh ảnh về con đường an toàn. HS: - Tanh ảnh về một con đường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức bài trước MT: HS nắm và nhớ lại được kiến thức đã học TH : + Xe đạp như thế nào là an toàn ? + Khi đi xe đạp ra đường , em cần thực hiện tốt những quy định nào? Hoạt động 2 : Tìm hiểu con đường đi an toàn. MT :HS hiểu được con đường như thế nào là đảm bảo an toàn. TH : + Theo em con đường hay đoạn đường như thế nào là an toàn? (Là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệugiao thông và vạch đi bộ qua đường ) + Như thế nào là con đường không an toàn? ( Lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy hai chiều, vỉa hè hẹp hoặc có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi xuống lòng đường.) ->Ghi nhớ : Khi đi đường phải biết lựa chọn con đường an toàn. Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn em phải chú ý và đi sát lề đường. * Củng cố -dặn dò - Như thế nào là con đường an toàn? - Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ - Dặn dò: Biết và chọn con đường an toàn nhất để đi. - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------- AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 5 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO YHÔNG ĐƯỜNG THỦY I. MỤC TIÊU : HS biết mặt nước cũng là một loại giao thông. HS biết tên gọi các loại giao thông đường thủy. Có ý thức đảm bảo an toàn giao thông khi đi trên đường thủy II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: - Biển báo hiệu giao thông đường thủy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:. Tìm hiểu về giao thong đường thủy. MT: HS biết những nơi nào có giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy. TH: + Những nơi nào có thể đi lại trên mật nước được? ( sông hồ lớn, kênh , rạch) GV giảng : Giao thông đường thủy có hai loại GTĐT nội địa và giao thông đường biển. -> Kết luận: GTĐT ở nướ ta rất thuận tiện vì có nhiều sông kênh rạch,là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta. + Để đi lại trên sông thuận tiện chúng ta cần có các phương tiện giao thông riêng. Em nào biết đó là những loại phương tiện nào? (Tàu thủy, ca nô, phà, xà lan, xuồng máy, thuyền.) Cho học sinh xem tranh một số phương tiện giao thông đường thủy. Hoạt động 2 : Biển báo hiệu giao thông đường thủy. MT : HS biết một số biển báo hiệu GTĐT TH : - GV cho HS xem một số biển báo hiệu GTĐT. Em hãy nêu nhận xét về hình dáng , màu sắc các biển báo trên bảng? Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng - Biển báo cấm : Hình vuông, viền màu đỏ , ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm. - Biển chỉ dẫn : Hình vuông, nền màu xanh thẫm, ở giữa có kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn. GV: Đường thủy cũng là một loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn. * Củng cố - dặn dò + Kể tên các loại biển báo hiệu giao thông đường thủy mà em đã học? Dặn dò: Khi tham gia các loại phương tiện giao thông đường thủy em phải thực hiện tốt các quy định GTĐT. GV nhận xét tiết học. **************************************************************************************************************************************************
Tài liệu đính kèm: