PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói rằng ,Tiếng Việt (TV) là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc Tiểu học (TH) nói chung và lớp 4-5 nói riêng . Trong đó phân môn Tập làm văn (TLV) được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt , vì rằng nó mang tính thực hành cao .Qua một đề bài cụ thể thường trải qua các tiết học : quan sát ,lập dàn ý , làm văn nói ( miệng ) ; làm văn viết ; trả bài viết ( chữa bài ) . Xét về logic trình tự thì "trả bài viết " là tiết sau cùng nhưng thiết thực nhất , cụ thể nhất để các em thấy được ưu ,nhược điểm bài viết của mình ,của bạn và học hỏi trao đổi lẫn nhau ,tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ .
PHẦN II - NGUYÊN NHÂN - THỰC TRẠNG
1 - Việc dạy :
- Có thể thấy rằng đại bộ phận GV chưa chú tâm mấy đến tiết " trả bài viết " ,giảng dạy chung chung ,đại khái cho xong tiết .
+ GV ghi đề bài TLV(Trả bài viết ) lên bảng .
+ Nêu lại ý trọng tâm của đề bài .
+ Nhận xét chung chung bài làm của học sinh .
+ Đọc một bài văn hay của HS và hô điểm ghi vào sổ .
2- Việc học :
- Phần lớn HS thụ động trong tiết học " chữa bài " ( trừ số học khá giỏi ) ,đơn giản là nhận vở để biết mình mấy điểm .
- Đa số bài viết của học sinh mắc một số lỗi phổ biến là :
+ Dùng từ chưa chính xác (sai) .
+ Câu thiếu các thành phần ( chủ ngữ , vị ngữ .).
+ Viết văn thiếu hình ảnh ,ý nghèo ,bố cụ thiếu chặt chẽ .
+ Viết sai nhiều lỗi chính tả .
Trường Tiểu học Nhuế Dương Chuyên đề Tập Làm Văn lớp 4-5 Dạy tiết Tập làm văn " Trả bài viết " Lớp 4 - 5 Người thực hiện : Tống Thị Thanh Hà Ngày thực hiện : Phần I - Đặt vấn đề Có thể nói rằng ,Tiếng Việt (TV) là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc Tiểu học (TH) nói chung và lớp 4-5 nói riêng . Trong đó phân môn Tập làm văn (TLV) được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt , vì rằng nó mang tính thực hành cao .Qua một đề bài cụ thể thường trải qua các tiết học : quan sát ,lập dàn ý , làm văn nói ( miệng ) ; làm văn viết ; trả bài viết ( chữa bài ) . Xét về logic trình tự thì "trả bài viết " là tiết sau cùng nhưng thiết thực nhất , cụ thể nhất để các em thấy được ưu ,nhược điểm bài viết của mình ,của bạn và học hỏi trao đổi lẫn nhau ,tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ . Phần II - Nguyên nhân - Thực trạng 1 - Việc dạy : - Có thể thấy rằng đại bộ phận GV chưa chú tâm mấy đến tiết " trả bài viết " ,giảng dạy chung chung ,đại khái cho xong tiết . + GV ghi đề bài TLV(Trả bài viết ) lên bảng . + Nêu lại ý trọng tâm của đề bài . + Nhận xét chung chung bài làm của học sinh . + Đọc một bài văn hay của HS và hô điểm ghi vào sổ .... 2- Việc học : - Phần lớn HS thụ động trong tiết học " chữa bài " ( trừ số học khá giỏi ) ,đơn giản là nhận vở để biết mình mấy điểm . - Đa số bài viết của học sinh mắc một số lỗi phổ biến là : + Dùng từ chưa chính xác (sai) . + Câu thiếu các thành phần ( chủ ngữ , vị ngữ ...). + Viết văn thiếu hình ảnh ,ý nghèo ,bố cụ thiếu chặt chẽ ... + Viết sai nhiều lỗi chính tả . * Nguyên nhân khách quan là tiết dạy "Trả bài viết " khó cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Mặt khác không ít GV chủ quan ,chưa hoặc không muốn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của tiết học " chữa bài " . Qua tiết học giúp các em biết được cái đúng cái sai cuả mình để sửa chữa ,khắc phục . Bên cạnh đó ,hầu như đa số các em chưa có ý thức tốt trong học tập giờ " chữa bài ",thậm chí còn tự ti mặc cảm " vốn dĩ mình dở văn " nên buông xuôi , thụ động trong giờ học . Phần III - Nội dung biện pháp thực hiện 1 - Bước chuẩn bị của GV : 1.1 - Chấm bài làm văn của học sinh thật kĩ ,cẩn trọng nhằm phát hiện những ưu điểm của bài văn : bài hay ,câu hay ,ý hay ,dùng từ sáng tạo ,hình ảnh bố cục chặt chẽ ...và nắm chắc các lỗi phổ biến các em mắc phải : Dùng từ chưa chính xác , câu văn chưa hoàn chỉnh thiếu hoặc thừa thành phần chủ -vị ,chưa rõ nghĩa ,lặp từ ,lặp ý hoặc thành phần không cần thiết ...vv. * Tất cả những ưu khuyết đó cần ghi cụ thể (lỗi sai ,đối tượng học sinh ) để làm cơ sở cho việc sửa bài . 1-2 Trong quá trình chấm bài ,chọn ra một vài bài tiêu biểu nhất lớp ,có thể chọn thêm bài văn hay của HS những năm học trước (cùng đề bài ) để giúp các em tham khảo . 1-3 Chuẩn bị câu hỏi gợi mở (dể hiểu ,logic , sát đối tượng HS) . 1-4 Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề (chính ) ,kết hợp giảng giải ..v.v. 2 - Các bước tiến hành giờ dạy : 2-1 Xác định lại trọng tâm đề bài ( thể loại ,ý chính ) : GV hướng dẫn HS xác định trọng tâm đề như "sách bài soạn TV 4 hoặc 5" ,mặc dù các tiết trước đã làm ,không thể xem nhẹ được . 2-2 Nhận xét đánh giá chung ưu ,nhược bài làm lần này của HS . Nêu số bài làm được xếp loại : G, K, TB, để khi trả bài các em tự hình dung đánh giá mình thuộc loại nào mà có hướng rèn luyện tiếp . 2-3 Phân tích ,sửa chửa lỗi : Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong tiết dạy ,HS có nhận được cái sai ,cái chưa được ,có tìm được cách sửa chữa hợp lí không chính là khâu này .vì vậy đòi hỏi người thầy về nhiều mặt ,chẳng những về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ,mà còn cả kiến thức văn hóa ,vốn kiến thức TV và đặc biệt là năng lực sư phạm (thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở - xử lí tình huống SP) Giúp HS tự phát hiện và cùng nhau tìm cách sửa chữa đúng . * Hướng dẫn chữa lỗi từ đơn giản đến phức tạp : a - Chữa lỗi về dùng từ : - GV đưa câu văn HS dùng từ thiếu chính xác (có thể ghi trước ở bảng phụ). HS đọc câu văn và nhận xét . - GV dùng câu hỏi gợi mở giúp HS tự phát hiện ra từ dùng thiếu chính xác, tránh áp đặt. -Ví dụ: Qua đề bài "Em hãy tả tính tình và hình dáng người bà mà em kính yêu". Có HS viết : Bà của em có đôi mắt hiền lành. Hướng dẫn sửa : GV không vội khẳng định từ thiếu chính xác mà dùng câu hỏi gợi ý để HS phát hiện (lưu ý HS yếu .trung bình). Từ "hiền lành" dùng chưa chính xác ,vì "hiền lành" là tính từ nói về tính tình của người hoặc vật nói chung, còn ở đây tả đôi mắt người bà - giúp HS tìm tư thích hợp thay thế "hiền từ ". Viết lại câu : Bà em có đôi mắt hiền từ . Hoặc qua đề bài : " Tả chú gà trống " Có HS viết : Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch . Xét về góc độ ngữ nghĩa ,cú pháp thì câu hoàn toàn đúng ,song từ "bạch bạch " là từ tượng thanh ,chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh ,nhưng chưa toát lên được vẻ oai vệ của chú gà trống qua đôi cánh . GV gợi mở giúp HS tìm được từ thay thế " phành phạch " ,vừa gợi tả âm thanh vừa gợi cho ta thấy hình ảnh đôi cánh chú gà trống vừa mạnh ,vừa khỏe . Viết lại câu : Chú gà trống vỗ cánh phành phạch . b - Chữa lỗi câu : Lỗi về câu có rất nhiều dạng như đã nêu ở phần chuẩn bị ,song khi chữa Gv không thể chữa dàn trải ,vì thời gian có hạn . Cần chọn lựa từng loại sai để sửa , lỗi khác dành vào tiết sau ,có kế hoạch từng bước chắc chắn . Ví dụ : " Tả một người bạn tốt được nhiều người quý mến " Có HS viết : Bạn Hòa thương yêu . GV dùng câu hỏi gợi mở giúp HS phát hiện lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin ,chưa rõ nghĩa . Bạn Hòa thương yêu ai ? Câu thiếu bổ ngữ . HS bổ sung : Bạn Hòa thương yêu mọi người - các em nhỏ tật nguyền - chú bộ đội ... Một ví dụ khác ( dạng khó ) "Tả chiếc cặp của em" Có HS viết : Em rất thích chiếc cặp làm cho sách vở em khỏi ướt . GV dùng câu hỏi dẫn dắt : Cái gì làm cho sách vở em khỏi bị ướt ? - Chiếc cặp ( chủ ngữ ) . Viết câu: Em rất thích chiếc cặp , chiếc cặp làm cho sách vở em khỏi bị ướt . Vậy , có thể thay thế từ " chiếc cặp " này bằng từ nào ? HS tìm được : Nhờ nó - vì nó Viết lại câu : Em rất thích chiếc cặp , nhờ nó ( vì nó ) làm cho sách vở em khỏi bị ướt . Tương tự , GV sửa chữa các lỗi khác về cách diễn đạt ,bố cục chuyển ý ... * Tóm lại trong bước phân tích sửa chữa lỗi có thể theo trình tự như sau : - GV chọn từ , câu sai để sửa chữa ( có thể ghi trước ở bảng phụ ). - HS đọc 1 - 3 em để chú ý ,hiểu . - GV dùng hệ thống câu hỏi gợi mở . + HS làm việc theo nhóm ,cặp , cá nhân ( tùy tình hình cụ thể ) . + HS tự phát hiện ra lỗi và tìm cách sửa lỗi . - GV nhận xét , biểu dương sự tiến bộ của các em là chính . 2-4 - Bước củng cố : GVđọc những câu văn hay , sáng tạo - mở bài hay - kết luận hay - một bài văn hay cho cả lớp nghe cùng cảm thụ ( có thể do chính HS đọc ) . * Lưu ý chung trong quá trình phân tích ,chữa lỗi : - Định hướng dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi phù hợp ,sát đối tượng HS ( chú trọng HS yếu ,kém ,TB ) ,giúp các em tự phát hiện lỗi và tìm được cách chữa lỗi . - Có thể chữa bằng nhiều cách ( văn học vốn đa dạng ,phong phú ) - Tránh áp đặt khiên cưỡng , nên biểu dương , động viên ,khích lệ sự tìm tòi , sáng tạo của HS là chính . Có thế mới khơi gợi sự hứng thú học tập và tránh tâm lý mặc cảm ,tự ti học văn kém trong HS . 3 - Ngoài ra nhằm giúp các em có vốn từ nhất định để học văn tốt ,GV động viên các em nên có sổ tay " vốn từ " , hình thành thói quen khi gặp từ hay là ghi ngay vào sổ và thường xuyên đọc sách báo thiếu nhi ,sách những bài văn chọn lọc dành cho HS Tiểu học ...đồng thời có kế hoạch kiểm tra hàng tháng ,biểu dương sổ tay có nhiều từ mới . Phần IV - Kêt luận Cốt lõi cơ bản của tiết " Trả bài viết " TLV là làm cho HS tự nhận xét được điều hay ,cái chưa được về bài viết của mình ,của bạn qua một đề bài cụ thể ,để rồi cùng nhau học tập cái hay ,sửa chữa lỗi mắc phải . Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của tiết học GV cần không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy ,luôn cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.Nắm chắc những ưu ,nhược điểm của các em trong hành văn ,luôn tìm tòi hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến xây dựng baisxfhocj của HS.Đồng thời với vai trò chủ đạo GVcaanf động viên tạo niềm tin ,hưng phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của HS.
Tài liệu đính kèm: