I . Mục tiêu :
1 . Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy, đúng sắc thái tình cảm từng loại văn bản.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
2 . Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài
3. Giáo dục :
- Rút ra từ nội dung bài học. (liên hệ thực tế)
II . Chuẩn bị :
- giáo viên : (nếu có)
- Học sinh : (nếu có)
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH KHỐI 5 CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Sườn giáo án phân môn Tập đọc – Lớp 5 I . Mục tiêu : 1 . Kĩ năng : - Đọc trôi chảy, đúng sắc thái tình cảm từng loại văn bản. - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. 2 . Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài 3. Giáo dục : - Rút ra từ nội dung bài học. (liên hệ thực tế) II . Chuẩn bị : giáo viên : (nếu có) Học sinh : (nếu có) III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh 1 . Bài cũ : Nêu yêu cầu (tuỳ theo từng tiết học) 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Luyện đọc và tìm hiểu bài : b1. Luyện đọc : * b1. Đọc toàn bài: * b2. Đọc đoạn : - Hướng dẫn, gợi ý chia đoạn - Yêu cầu đọc đoạn lần 1 : + Hướng dẫn phát âm, ngắt nghỉ hơi. - Hướng dẫn giọng đọc toàn bài - Yêu cầu đọc đoạn lần 2 : + Giải nghĩa từ mới, từ khó hiểu đối với HS * b3. Luyện đọc theo cặp : - Yêu cầu luyện đọc tùy theo văn bản * b4. Đọc lại toàn bài : (Có thể áp dụng hoặc không.Tùy theo tiến trình và nội dung bài tập đọc. ) - Yêu cầu đọc hoàn chỉnh hơn * Giáo viên đọc mẫu toàn bài: b2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Nêu yêu cầu (đoạn đọc và câu hỏi) - Chốt ý đúng - Giáo dục (linh động theo từng nội dung bài) - Chốt nội dung bài b3. Hướng dẫn đọc đúng : - Hướng dẫn giọng đọc từng đoạn trong bài + Điều chỉnh cách đọc cho từng HS - Hướng dẫn đọc kĩ một đoạn trong bài: + GV đọc mẫu : + Yêu cầu đọc hoàn chỉnh (tốt hơn lần đọc đoạn) + Hướng dẫn đọc thuộc lòng (nếu có) c. Củng cố : - Gợi ý, dẫn dắt HS nắm chắc nội dung bài học - Liên hệ giáo dục (linh động theo ND bài học) 3. Nhận xét – Dặn dò - Nhận xét giờ học – tuyên dương - Nhắc nhở học bài cũ, chuẩn bị bài mới - Thực hiện - 1 hoặc 2,3 HS đọc.Tùy theo năng lực HS - (Có thể tự chia đoạn) - Đọc nối tiếp theo đoạn + Thực hiện trực tiếp từng cá nhân lúc đọc sai. + HS khác luyện đọc : cá nhân – đồng thanh - (Có thể nêu giọng đọc) - Đọc nối tiếp theo đoạn + Nêu một số từ cần giải thích + Chia nhau đọc theo đoạn hoặc đọc theo nhân vật - 1 hoặc 2,3 HS đọc.Tùy theo năng lực HS - Theo dõi SGK - Đọc thầm (thành tiếng). Trả lời cá nhân. ( Hoặc trao đổi nhóm, đại diện trình bày) - (HS có thể tự rút ra ý nghĩa GD ) - Dựa theo gợi ý của GV hoặc tự nêu. - Mỗi HS đọc một đoạn + Chữa lỗi sai ngay lúc đọc + Luyện đọc theo cặp ( Hoặc theo nhóm phân vai) + Thi đọc diễn cảm (cá nhân hoặc nhóm phân vai) + Thi đọc thuộc lòng - Thực hiện theo yêu cầu của GV Người thực hiện TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH KHỐI LỚP 5 CHUYÊN ĐỀ DẠY MÔN TOÁN LỚP 5 Năm học : 2011 – 2012 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN 5 Đối với môn toán lớp 5, mục tiêu dạy - học nhằm giúp HS cần đạt những nội dung, yêu cầu sau: 1. Về số và phép tính : - Bổ sung những hiểu biết cần thiết về số thập phân, hỗn số. - Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức kĩ năng cơ bản về số và phép tính. 2. Về đo lường : - Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng. - Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân. 3. Về hình học : - Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, một số dạng của hình tam giác - Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. - Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 4. Về giải bài toán có lời văn - Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ - Các bài toán về tỉ số phần trăm - Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học 5. Về một số yếu tố thống kê - Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt - Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ 6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của HS - Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất, bằng ngôn ngữ nói ở dạng khái quát. - Tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa ; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo ; phát triển trí tưởng tượng không gian, - Tiếp tục rèn luyện các đức tính : chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Phương pháp dạy học bài mới : a) Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học - Hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học - Gợi ý cho HS tự mình (hoặc nhóm nhỏ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề. b) Tạo điều kiện cho HS củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài mới để HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới - Củng cố kiến thức mới qua bài tập thực hành - Bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống 2. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành a) Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có các dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5 - HS tự đọc đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc các kiến thức đã học. Nếu HS nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên hướng dẫn, gợi ý để HS nhớ lại kiến thức, cách làm. b) Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS - Yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK (hoặc do GV lựa chọn rồi sắp xếp lại), không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập HS cho là dễ. - Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang bài tập khác. GV nên chấp nhận tình trạng : trong cùng một thời gian, có HS làm bài tập được nhiều hơn HS khác. GV nên hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá giỏi hỗ trợ HS yếu, không làm thay cho HS. c) Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS - Nên cho HS trao đổi ý kiến về cách giải hoặc các cách giải (nếu có) một bài tập. Nêu nhận xét cách giải và tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình. - Giúp HS nhận ra rằng : hỗ trợ, giúp đỡ bạn càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, hoàn thiện các năng lực của bản thân. d) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành - GV nên khuyến khích HS tự kiểm tra bài đẫ làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có) - Khi có điều kiện nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo với GV. - Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình. e) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập. - Khi nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin và sự tiến bộ của bản thân. - Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn tìm nhiều cách giải khác nhau, lựa chọn phương án phù hợp nhất để giải bài toán. Khuyến khích HS giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập, tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất cho phương pháp làm bài của mình. III. SƯỜN GIÁO ÁN CHUNG 1. DẠNG DẠY HỌC BÀI MỚI I. Mục tiêu : - Kiến thức cần đạt - Kĩ năng vận dụng thực hành - Giáo dục II. Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học cần thiết của tiết học HS : Dụng cụ học tập hoặc đồ dùng được GV hướng dẫn chuẩn bị trước III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra kiến thức tiết trước hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến bài học mới. - Nhận xét bài cũ 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV tự linh động cho phù hợp theo nội dung bài học b) Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới - Nêu vấn đề - Gợi ý HS giải quyết vấn đề - Chốt kiến thức, hình thành kiến thức mới - Ghi nhớ kiến thức mới c) Thực hành : - Lần lượt cho HS làm các bài tập theo định hướng của SGK từ dễ đến khó - Có thể gợi ý, hướng dẫn thêm cho một số HS yếu - Đánh giá, chốt kết quả đúng - Sau mỗi bài tập chốt lại nội dung có liên quan đến kiến thức của bài mới 3. Củng cố - dặn dò : - Gợi ý cho HS nhắc lại những nội dung đã học (Có thể bằng hình thức trò chơi) - Dặn dò học bài và làm bài tập về nhà - Nhận xét tiết học 2 hoặc 3 HS thực hiện Lớp nhận xét bài làm - Theo dõi - Tìm cách giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức : cá nhân, trao đổi, - Nhắc lại hoặc lấy ví dụ để khắc sâu kiến thức - Đọc yêu cầu bài - Phân tích yêu cầu hoặc nội dung bài tập - Có thể làm bảng con, trình bày miệng hoặc làm vở, tùy theo nội dung cho phép - Nhận xét kết quả, bổ sung (nếu có) - Một số HS nêu 2. DẠNG BÀI DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP CHUNG, ÔN TẬP, THỰC HÀNH I. Mục tiêu : - Kiến thức cần đạt - Củng cố các kiến thức HS mới chiếm lĩnh, phát triển kĩ năng thực hành - Giáo dục II. Chuẩn bị : - GV : Đồ dùng dạy học cần thiết của tiết học - HS : Dụng cụ học tập hoặc đồ dùng được GV hướng dẫn chuẩn bị trước III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra kiến thức đã học - Nhận xét bài cũ 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Giới thiệu nội dung kiến thức cần luyện tập b) Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HD nhận ra các kiến thức đã học - Lần lượt cho HS làm các bài tập theo định hướng của SGK từ dễ đến khó - Gợi ý cho HS khi cần thiết - Giảng giải lại cho HS yếu - Đánh giá, chốt kết quả đúng - Sau mỗi bài tập chốt lại nội dung có liên quan đến kiến thức của bài cũ 3. Củng cố - dặn dò : - Gợi ý cho HS nhắc lại những nội dung đã luyện tập - Dặn dò học bài và làm bài tập về nhà - Nhận xét tiết học - 2 hoặc 3 HS thực hiện - Lớp nhận xét bài làm - Theo dõi - 1 HS đọc thành tiếng - Lớp đọc thầm - Nhận dạng, nhắc lại kiến thức theo yêu cầu gợi ý của GV - Tự làm bài – trình bày – nhận xét - Nhắc lại cách thực hiện dạng bài tập đó - Một số HS nêu Duyệt chuyên môn : GVthực hiện : Phạm Thị Ngọc
Tài liệu đính kèm: