Chuyên đề Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

Chuyên đề Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

 Để nước nhà trở thành một nước phát triển thì điều kiện trước hết phải kể đến sự phát triển Giáo dục trong toàn ngành. Muốn đạt được điều đó thì mỗi người giáo viên trong ngành GD nói chung và trong mỗi trường tiểu học nói riêng đều phải tự nhận thức được trách nhiệm cao cả của mình là làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đặc biệt là trường tiểu học số 2 Ta Gia là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện nhà nên trách nhiệm và ý thức của mỗi giáo viên trong trường càng phải phát huy hơn, thực sự tâm huyết với nghề có tấm lòng yêu nghề mến trẻ sâu sắc. Được sự phân công của nhà trường tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3 bản Mì + lớp 3 Bản Khem

Tôi nhận thấy đa số các em là học sinh dân tộc, một số em nhà ở xa trường đường đi lại khó khăn,sự nắm bắt kiến thức của một số em vẫn chưa đạt chuẩn nhất là môn tập đọc các em đọc còn ngọng giữa l/đ,ch/tr,b/v, một số em dân tộc thiểu số đọc còn ngọng nhiều ở một số vần an/am,ang/anh.Bằng kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi của tôi, tôi đã nghiên cứu mọi giải pháp thực tế để các em giảm bớt phần đọc ngọng.tiến tới nâng cao chất lượng để trong lớp không còn học sinh học yếu.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1950Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A .Phần mở đầu
 I. Bối cảnh của đề tài:
 Để nước nhà trở thành một nước phát triển thì điều kiện trước hết phải kể đến sự phát triển Giáo dục trong toàn ngành. Muốn đạt được điều đó thì mỗi người giáo viên trong ngành GD nói chung và trong mỗi trường tiểu học nói riêng đều phải tự nhận thức được trách nhiệm cao cả của mình là làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đặc biệt là trường tiểu học số 2 Ta Gia là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện nhà nên trách nhiệm và ý thức của mỗi giáo viên trong trường càng phải phát huy hơn, thực sự tâm huyết với nghề có tấm lòng yêu nghề mến trẻ sâu sắc. Được sự phân công của nhà trường tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3 bản Mì + lớp 3 Bản Khem 
Tôi nhận thấy đa số các em là học sinh dân tộc, một số em nhà ở xa trường đường đi lại khó khăn,sự nắm bắt kiến thức của một số em vẫn chưa đạt chuẩn nhất là môn tập đọc các em đọc còn ngọng giữa l/đ,ch/tr,b/v, một số em dân tộc thiểu số đọc còn ngọng nhiều ở một số vần an/am,ang/anh.Bằng kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi của tôi, tôi đã nghiên cứu mọi giải pháp thực tế để các em giảm bớt phần đọc ngọng.tiến tới nâng cao chất lượng để trong lớp không còn học sinh học yếu.
II. Lí do chọn đề tài:
Tập đọc là một phân môn quan trọng góp phần thực hành kĩ năng đọc cho học sinh. Đây là một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ cơ bản là rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh.Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn.Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của chính mình.
 Như chúng ta đã biết trọng tâm của môn Tập đọc là vấn đề rèn đọc. Đối với học sinh lớp 3 thì rèn đọc cho học sinh là một vấn đề cơ bản, nó có vị trí vô cùng quan trọng, nó là vấn đề cấp thiết đòi hỏi mỗi người giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ để chú trọng hướng dẫn cho học sinh rèn đọc mang lại kết quả tốt.
 Ơ lớp 3 nội dung hướng dẫn trong một số bài chỉ dừng lại ở những lưu ý phát âm đúng, các từ ngữ của Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các phương diện thao tác khác nhằm tái hiện tác phẩm hoặc khắc sâu kiến thức.Trong khi đó đọc đối với học sinh lớp 3 ngoài việc phát âm đúng, học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn và từng bài, biết ngắt nhịp phù hợp với thể thơ hay với nội dung đọc, bước đầu đọc diễn cảm dược bài có cảm xúc, biết nhấn mạnh ở từ biểu cảm, gợi cảm, biết đọc rõ lời tác giả, lời nhân vật.
 Rèn đọc tốt làm cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm các bài tập đọc bài văn, bài thơ, các em hiểu đúng nội dung từng bài.Từ đó học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, các em dễ dàng tiếp thu đựơc văn minh của nhân loại, hướng tới các em lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc. Như vậy, vấn đề dạy đọc và đọc có một ý nghĩa rất to lớn bao gồm các nhiệm vụ giáo dục và phát triển.
 Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài:
 Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3.
III. Pham vi và đối tượng nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu:trong lớp học
+ Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3- Bản Mì + Khem Trường PTDTBT tiểu học số 2 Ta Gia- Huyện Than Uyên.
+ Tổng số học sinh:29 em
IV.Mục đích nghiên cứu:
 áp dụng vào thực tế công tác dạy và học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thưc tế cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc lớp 3 có hiệu quả.
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Đã giúp cho học sinh phát triển kĩ năng đọc mạch lạc qua môn tập đọc.Tạo cho học sinh hoạt động thông qua các hoạt động học tập, vui chơi.
 B. phần nội dung
I. Cơ sở lí luận:
	Thực tế cho ta thấy rằng những bểu hiện về tháI độ tình cảm suy nghĩ của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú:
Ví dụ: Khi vui buồn, khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện khóc cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của tác phẩm văn học đã có một sức mạnh kì diệu. Nhưng đối với học sinh lớp 3 vấn đề đọc, đọc hiểu, đọc diễn cảm còn hạn chế. Học sinh chưa thể nắm bắt cách đọc, giọng đọc phù hợp với mỗi nhân vật, mỗi tác phẩm một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt để cảm thụ một câu chuyện một cách có hứng thú, hay đọc một đoạn thơ, bài thơ ngọt ngào.
 II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng:
Lớp 3 bản Mì + Khem trường tiểu học số 2 xã Ta Gia 
tổng số: 29 học sinh
Trong đó: Nữ: 15
Lớp học được trang bị một số trang thiết bị tương đối đảm bảo cho công tác dạy và học của GV và học sinh.
Kêt quả khảo sát chất lượng:
Đầu năm ( 29 học sinh)
Cuối kì1( 29 học sinh)
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
0
10
14
5
4
12
12
1
 III. Các biện pháp:
1.Đọc mẫu:
 Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Nếu giáo viên có giọng đọc không hay có thể gọi một học sinh đọc hay nhất lớp để đọc mẫu, giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự , tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo.Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát cả lớp không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng , đọc đủ lớn để các em xa cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn.
 Để đọc mẫu có tác dụng và hiệu quả cao thì khi soạn giáo viên là người luyện đọc nhiều nhất , kĩ nhất. Khi soạn tiết Tập đọc , giáo viên phải đọc đi đọc lại nhiều lần sao cho trôi chảy và tìm được giọng đọc đúng , đọc hay cho từng bài.Tìm ra câu đoạn mà học sinh có thể đọc hay bị vấp chứ không chỉ đơn thuần tìm ra những từ khó,dễ lẫn.
 2.Hướng dẫn đọc:
 Các bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 3 có nhiều dạng, mỗi dạng có các cách đọc khác nhau.Tuỳ theo từng dạng bài ta hướng dẫn cách đọc cho phù hợp. 
 Cụ thể: Phân môn Tập đọc ở lớp 3 gồm 124 tiết, 93 bài, trong đó có 31 bài ở dạng truyện kể, 33 bài dạng văn miêu tả, 5 bài dạng văn bản hành chính.
 2.1. Dạng văn miêu tả:
 a. Đọc đúng:
 Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm, giáo viên cần xác định rõ: cần luyện cho học sinh đọc cái gì và đọc như thế nào. Tuỳ từng địa phương giáo viên cần xác định các lỗi phát âm mà học sinh mắc phải để luyện cho các em. Do đặc điểm phương ngữ của dân tộc đăc biệt là trừơng tôi đang dạy, học sinh thường đọc sai phụ âm đầu như: l- n; r- d-gi hoặc học sinh đọc nhầm giữa thanh sắc và thanh ngã, vần ăn và anh. Do vậy trong việc giảng dạy tôi luôn chú ý cho học sinh phát âm đúng các âm vần trên. Trong mỗi bài tập đọc giáo viên có thể cho học sinh tự tìm, tự phát hiện những tiếng có âm vần khó đối với các em. Giáo viên cho học sinh đọc, hoc sinh khác nhận xét và sửa sai cho các em. Việc đọc từ dể lẫn giáo viên phải đưa vào trong câu vì có những hoc sinh đọc từ thì đúng nhưng khi vào đọc câu, đọc đoạn thì hay sai . Việc hướng dẫn luyện đọc phải theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp tức là phải đi theo trình tự: đọc câu- đọc đoạn- đọc cả bài.
Ví dụ: Bài “ Â. m thanh thành phố” Tiếng Việt lớp 3 tập 1 . Trong đoạn 3 có câu thứ 2 có các phụ âm đầu l - n học sinh dễ lẫn, tôi hướng dẫn các em phát âm đúng Hà Nội, lặng hàng giờ, pi-a- nô. Sau đó tôi gọi học sinh đọc câu 2, học sinh khác ( Giáo viên ) nhận xét. Giáo viên tuyên dương khen ngợi. Nếu đọc chưa tốt, phát âm chưa chuẩn giáo viên hướng dẫn sửa sai.
 	Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh luyện phát âm, giáo viên cần chú trọng rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng.Khi đọc phải liền từ, không tách từ chỉ loại với danh từ đi sau nó, không tách động từ, hệ từ là với danh từ đi sau nó.Việc dựa vào nghĩa là quan hệ ngữ pháp giúp chúng ta cách ngắt nhịp. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các đấ câu, ngắt hơi ở dấu phẩy và giữa các cụm từ, nghỉ hơi ở dấu chấm, nghỉ dài hơi cuối đoạn văn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài, bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt hơi, nghỉ đúng ở câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa, vào các tiếng, từ, dấu câu. Giáo viên gọi học sinh khác đọc lại. 
 b. Đọc diễn cảm:
 Kĩ năng đọc diễn cảm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, dày công nghiên cứu chương trình,từng chủ điểm đạc biệt là từng bài dạy- từng tác phẩm.
 Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập thông qua các văn bản luyện tập muốn đọc diễn cảm một văn bản nghệ thuật, người đọc phải lựa chọn đựôc giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung mêu tả trong văn bản. Vì vậy việc trước tiên cần làm đối với giáo viên và học sinh trước khi đọc một bài tập đọc là bước chuẩn bị bài: 
- Giáo iên cần đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu xuất xứ, tác giả.
- Giáo viên cần nắm được nội dung, bố cục, biện pháp nghệ thuật và những ý tưởng của người viết. 
- Tập đọc bài, biểu cảm bài văn, bài thơ bằng nhiều cách: Đọc thầm, đọc thành tiếng. Giáo viên cần tập đọc cho đến khi đạt đựôc giọng đọc chuẩn xác nhất, hay nhất, trước khi đọc mẫu cho học sinh.
- Đối với học sinh trước khi đọc một bài tập đọc các em cần đọc bài ở nhà, đọc chú giải từ khó và các câu hỏ. Điều này sẽ giúp các em đọc bài đựợc lưu loát, nắm bắt nội dung bài nhanh hơn. Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian cho phần luyện đọc, tìm hiểu bài, tạo điều kiện và tăng thời lượng rèn đọc nâng cao- đọc diễn cảm
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp các đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật( Người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu.
- Khi đọc cần tạo cho học sinh đọc bình tĩnh , tự nhiên sắc thái rạng rỡ vui tươi. để phát huy tính tích cực lôI cuốn sự chú ý và sáng tạo của học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập “ Tự bộc lộ” Trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc luyện đọc, tìm hiểu bài. Qua đó mà chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh khi thấy cần thiêt, giáo viên có thể đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
 2.2.Dạng thơ:
a. Đọc đúng:
Để luyện cho học sinh đọc đúng trước tiên ta phải hướng dẫn học sinh luyện phát âm. Tương tự như ở dạng văn trên giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm, tự phát hiện ra những âm, vần khó hay mắc lỗi ở địa phương mình, trường mình.
Khi dạy bài tập đọc là bài thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là việc ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lõi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì cách đọc ra sao? Do vậy khi dậy ở phần này những câu thơ không ghi rõ dấu câu tôi thường yêu cầu học sinh tự tìm những câu thơ đó và nêu cách ngắt nhip sau đó giáo viên đặt câu hỏi “Vì sao lại ngắt nhịp như vậy” gọi học sinh khác nêu cách ngắt nhịp của minh. Giáo viên nhận xét củng cố, nếu ý kiến của 2 em đúng thì cô giáo tuyên dương, nếu sai thì cô ra câu hỏi gợi mở thêm để các em dễ tìm.
 	Thực tế trong lớp vẫn còn một số học sinh vẫn còn hiểu sai nghĩa nên ngắt sai thì giáo viên có định hướng cho các em đọc đúnng bằng cách hỏi câu hỏi gợi mở: Tại sao các em ngắt nhịp như vậy? Nếu ta ngắt nhịp như vây thì nghĩa của nó thế nào? Em có hiểu nghĩa của câu đó không? Vậy ta phải ngắt như thế nào?
 	Khi đọc ngắt nhịp đúng câu thơ, giáo viên gọi một số em đọc câu đó, giáo viên nhận xét, sửa sai. Có thể cho các em kí hiệu vào sách cho dễ nhớ như: 
Em về quê ngoại/ nghỉ hè,
 Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời.
Gặp bà/ tuổi đã tám mươi,
 Quên quên/ nhớ nhớ những lời ngày xưa.
Học sinh tự xác định cho đến hết bài.
b. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 Bên cạnh việc dạy cho học sinh đọc, ngắt nhịp đúng, thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp, giáo viên lưu ý học sinh tới cách ngắt giọng biểu cảm ở chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ dừng không logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc, tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ sau chỗ ngừng, những từ mang trọng âm ngữ nghĩa. Ví dụ khi đọc bài: “Bàn taycô giáo” Tiếng việt 3 tập 2, hai câu thơ cuối bài đọc chậm thể hiện sự thán phục và nhấn giọng ở các từ ngữ như: Biết bao, bàn tay cô.
 	Cần thay đổi giọng đọc một cách linh hoạt, phù hợp vơí dấu câu và lời của nhân vật, chẳng hạn dạy học sinh đọc diễn cảm bài “Nhà bố ở” Tiếng Việt 3 tâp 1 .Toàn bài đọc thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ.
 Đoạn 1: Giọng đọc thể hiện sự háo hức của bạn Páo khi được về thăm thành phố .
 Đoạn 2, 3: Giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên trước nhữmg điều mới lạ ở thành phố.
 Đoạn 4: Giọng đọc thể hiện sự bâng khuâng khi nhớ về que hương.
2.3. Dạng văn kể chuyện
 a. Đọc đúng: 
Giáo viên hướng dẫn như ở dạng bài văn miêu tả, cũng đi từ đọc câu có vấn đề- đoạn văn – cả bài.
b. Đọc diễn cảm:
 	Giáo viên phải chú ý đén ngữ điệu kể, giọng của từng nhân vật, chính vì thế trước khi đọc diễn cảm giáo viên cho học sinh xác định đúng từng lời nhân vật, xác định giọng đọc của từng nhân vật, từng thời điểm giọng đọc có sự thay đổi phù hợp với nội dung cốt chuyện.
 Ví dụ: Bài Tập đọc – kể chuyện: “ Người mẹ” tuần 4
 Giọng người mẹ ở đoạn 1: Đọc với giọng hốt hoảng khi thấy mất con. ở đoạn 2: Giọng đọc tha thiết, khẩn khoản khi cầu xin bụi gai chỉ đường cho mình để tìm con . Đoạn 4:Giọng đọc khẳng khái rõ ràng. Qua giọng đọc của người mẹ học sinh sẽ hiểu được tình cảm mẹ dành cho con thật sâu đậm. Người mẹ có thể hy sinh tất cả ngay cả mạng sóng của mình để mang lại cho đứa con yêu dấu sự sống tốt đẹp nhất.
 2.4. Dạng văn bản hành chính:
 Tuỳ vào từng thể loại mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh mình xác định giọng đọc cho phù hợp.
 Ví dụ bài: “Đơn xin gia nhập Đội” giọng đọc to, rõ, phần lời hứa phải thể hiện được sự quyết tâm.
 Bài: “ Tin thể thao” tuần 28 Tiếng Việt 3 tập 2. Giọng đọc rành mạch, rỗ ràng lôi cuốn người nghe và phải biết nhấn gịong vào những từ (cụm từ) mang nội dung chính của tin.
 Ví dụ: Tin từ Hồng Công cho biết: vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền vừa đạt huy chương vàng môn trường quyền nữ tại giải vô địch thế giới về võ thuật lần thứ 5 vừa tổ chức tại đây.
 3. Luyện đọc củng cố và nâng cao:
 Trong phần này giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân. Học sinh tìm đọc đoạn mình yêu thích và trả lời câu hỏi “ Vì sao em lại thích đoạn văn đó”. Giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu và trả lời câu hỏi để các em đó được tham gia đọc .Trong quá trình học sinh đọc, giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các em. Đối với những bài văn kể chuyện giáo viên nên cho các em đọc theo phương pháp đóng vai, đóng vai từng nhân vật đối thoại. Đối với các bài thơ cần cho học sinh đọc nhiều, đọc diễn cảm và thuộc bài thơ.đọc cho đến lúc nhạc, thư vang lên. Mỗi một tiết học ở Tiểu học chỉ có 40 phút, do vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản. Giáo viên phải có sự chuẩn bị, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn cho học sinh đọc. Từ đó có biện pháp hướng dẫn cho học sinh đọc đúng, hay. Muốn vậy giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức mà thôi. 
 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:	
Cuối kì 1( 10 hs)
Giữa kì 2( 10 hs)
 Cuối kì 2( 10 hs)
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
4
12
12
1
- Những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy bản thân tôi tự rút ra được một số kinh nghiệm về phương pháp rèn kĩ năng đọc cho hs như sau:
+ Giáo viên cần hướng dẫn hs cách đọc để đọc một cách lưu loát, đọc đúng sau đó mới đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc có kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Giáo viên cần nắm bắt từng đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp rèn cách đọc cho hs một cách phù hợp.
 C. Phần kết luận
 I. Những bài học kinh nghiệm
Bản thân tôi đã dạy ở lớp 3 nhiều năm , tôi nhận thấy để giờ tập đọc diễn ra nhẹ nhàng , hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau:
 	áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc. Tuỳ từng bài giáo viên lựa chọn những biện pháp phù hợp để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.
Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp,phải luyện đọc sao cho thật chuẩn, nhập vai tốt trong các bài có nội dung hội thoại,giọng đọc của cô cần có sức lôi cuốn thuyết phục, vì lứa tuổi các em rất thích bắt chước cách đọc của cô.
Luôn nhắc các em học sinh tập đọc trước ở nhà,tập soạn bài, trả lời các câu hỏi nội dung của bài.Đặc biệt là những em đọc bài yếu,rất cần sự trợ giúp của người thân trong gia đình luyện đọc cho các em. Giáo viên cần thông tin cập nhật ngay với các bậc phụ huynh.
Tuyên dương giọng đọc tốt để phát huy và nhân rộng khả năng đọc
Động viên khuyến khích kịp thời dù chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ của những em đọc còn yếu.
Luôn tạo sự thích thú sôi nổi trong giờ tập đọc.
Trên đây là một số chút kinh nghiệm ít ỏi của tôi, mong được trao đổi cùng đồng nghiệp .
 II. ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Thật vậy rèn đọc cho hs lớp 3 giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người do vậy trong quá trình rèn đọc phải được tiến hành một cách khoa học, có mục đích, có hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc đúng đắn cho quá trình phát triển sau này của mỗi cá nhân học sinh.
 III. Khả năng ứng dụng triển khai: 
Đã được áp dụng giảng dạy thực tế tại trường Ta Gia 
 IV. Những kiến nghi, đề xuất: 
Cần đầu tư trang thiết bị cho dạy và học môn tập đọc như: máy tính, máy chiếu, băng đĩa, loa đài để giáo viên và học sinh thực hiện tốt phương pháp đổi mới trong công tác dạy và học.
 * Tài liệu tham khảo: Sách hướng dẫn TV, 
 Tài liệu đổi mới phương pháp
 Báo thế giới trong ta
 Quy trình dạy
 Ta Gia, ngày 6 tháng2 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Việt Thắng
 Mục lục
TT
Nội dung
trang
 Phần mở đầu
I.
Bối cảnh của đề tài
1
II. 
Lí do chọn đề tài
1
III.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu
2
IV.
Mục đích nghiên cứu
2
V.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
3
Phần nội dung
I.
Cơ sở lí luận
3
II.
Thực trạng của vấn đề
3
III.
 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4-> 9
IV.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
Phần kết luận
I.
Những bài học kinh nghiệm
11
II.
ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
11
III.
Khả năng ứng dụng triển khai
11
IV.
Những kiến nghị đề xuất
- tài liệu tham khảo
- Mục lục.
- Bìa
11
12
13

Tài liệu đính kèm:

  • docren doc cho hoc sinh lop 3.doc